Mở cửa hàng sắt thép cần chuẩn bị những gì? Vốn khoảng bao nhiêu?

Mở cửa hàng sắt thép là ngành kinh doanh tuy cần nhiều vốn, nhưng lợi nhuận mà ngành hàng này đem lại không hề nhỏ. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh sắt thép, hãy cùng tìm hiểu thủ tục mở cửa hàng sắt thép như nào? Cần chuẩn bị những gì ngay trong bài viết dưới đây.

1. Những điều cần chuẩn bị để mở cửa hàng sắt thép

Để mở cửa hàng sắt thép, chủ doanh nghiệp, tư nhân sẽ phải chuẩn bị về cả hai khía cạnh tài chính và pháp lý. Cụ thể như sau:

1.1 Chuẩn bị về vốn

Như đã đề cập ở trên, mở cửa hàng sắt thép là ngành hàng đòi hỏi chủ đầu tư chuẩn bị rất nhiều về vốn. Dựa theo thị trường hiện nay, 1 cửa hàng bán sắt thép quy mô nhỏ ít nhất phải cần 800 triệu tiền vốn.

Còn đối với những cửa hàng quy mô lớn hơn, con số ít nhất sẽ cần khoảng 2 tỷ đồng. Chưa kể, trong quá trình xây dựng và phát triển cửa hàng, bạn sẽ cần phải chi rất nhiều khoản nhỏ lẻ. Điều này có nghĩa là bạn cần chuẩn bị cho mình nguồn vốn dự phòng để khi cần bạn sẽ biết bạn nên lấy vốn ở đâu.

Chuẩn bị về vốn
Mở cửa hàng sắt thép cần chuẩn bị nhiều vốn nhập hàng

1.2 Lựa chọn địa điểm

Đặc thù của ngành kinh doanh sắt thép đó là sự cồng kềnh, phải vận chuyển bằng các xe trọng tải lớn. Có nghĩa là, khi chọn địa điểm kinh doanh, chủ cửa hàng cần tìm mặt bằng lớn, mặt tiền rộng, có chỗ đậu ô tô để phục vụ quá trình kinh doanh sau này. 

Thêm 1 gợi ý là nên tìm mặt bằng tại các khu vực kho bãi để tận dụng các thiết bị chuyên dụng tại chính kho bãi đó. Khi này, nơi kinh doanh của bạn sẽ không cần quá lớn, bạn sẽ chỉ cần tìm nơi có thể trưng bày hết tất cả các sản phẩm, mặt hàng mà bạn kinh doanh. Khi có đơn, bạn sẽ lấy hàng từ kho bãi.

Mở cửa hàng sắt thép
Nên mở cửa hàng sắt thép ở những nơi có mặt tiền rộng

1.3 Lựa chọn đơn vị cung cấp sắt thép

Đây là bước rất quan trọng, quyết định nhiều đến việc tạo ra uy tín cũng như thời gian thu hồi vốn. Mặc dù mở cửa hàng sắt thép cần chuẩn bị vốn nhiều, vậy nên chủ cửa hàng thường có tâm lý sốt ruột muốn nhanh chóng thu hồi vốn và có lãi.

Thế nhưng, để có được lượng khách hàng lớn, lâu dài và ổn định, chủ cửa hàng sẽ luôn phải đặt chữ tín lên hàng đầu, bằng cách lựa chọn nhập sắt thép từ những đơn vị uy tín, các nhà xưởng chất lượng.

Bên cạnh chất lượng và thương hiệu, chủ cửa hàng hãy để ý cả các chính sách, điều lệ trong hợp đồng, cách thức thanh toán để việc hợp tác sau này được minh bạch, thuận lợi. Những cái thương hiệu sắt thép mà bạn có thể tham khảo trước khi mở cửa hàng sắt thép của mình như: Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty Thép Việt Nam, Thép Việt Nhật, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty thép Pomina…

1.4 Định giá các sản phẩm

Không giống như phần lớn các sản phẩm khác, mở cửa hàng sắt thép bạn cần chuẩn bị tinh thần vì nhóm mặt hàng này không cố định giá mà điều chỉnh liên tục (do thị trường, nguyên liệu…) Đây là bài toán buộc các chủ cửa hàng phải tìm hướng giải hợp lý. 1 bên vừa phải đảm bảo không bị lỗ, 1 bên phải giữ chân khách hàng của mình tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. 

Một trong những giải pháp an toàn đó là nên thông báo 1 cách minh bạch, rõ ràng mỗi lần điều chỉnh giá đến các đối tác của mình. Ngoài ra, chủ cửa hàng cũng có thể triển khai các chương trình ưu đãi, tặng voucher để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Định giá các sản phẩm
Mặt hàng sắt thép biến đổi giá liên tục

1.5. Đầu tư các thiết bị, phần mềm quản lý cửa hàng

Hiện nay, nhiều chủ cửa hàng đã biết vận dụng thiết bị và phần mềm vào vận hành và quản lý cửa hàng, thay vì áp dụng các phương pháp thủ công như trước đây. Các thiết bị cơ bản cần chuẩn bị như camera, máy bán hàng, phần mềm quản lý, check giá thành.

Đặc biệt, sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng sắt thép, các chủ cửa hàng sẽ nắm được số lượng hàng hoá nhập - bán hàng ngày, số lượng tồn kho, sản phẩm nào đang bán chạy nhất, doanh thu theo ngày, tháng…. Đầu tư kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chắc chắn việc mở cửa hàng sắt thép sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.

Xem thêmKinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn

1.6 Tuyển dụng nhân viên

Mở cửa hàng sắt thép không thể thiếu bước tuyển nhân viên. Không cần tuyển quá nhiều người, 1 cửa hàng sắt thép sẽ cần 4 vị trí cơ bản sau đây:

Nhân viên bán hàng: Tư vấn, chăm sóc khách hàng

Nhân viên kế toán: Kiểm kê thu - chi, lợi nhuận cho cửa hàng

Nhân viên kho bãi (Nếu có kho): Khuân vác các mặt hàng sắt thép xuất - nhập trong kho.

Nhân viên lái xe: Chuyên vận chuyển hàng hóa cho đối tác

Tuyển dụng nhân viên
Tuyển nhân viên để vận chuyển sắt thép cho cửa hàng

2. Những thủ tục pháp lý để mở cửa hàng sắt thép

Để đảm bảo việc mở cửa hàng sắt thép được diễn ra đúng quy trình và được cấp phép bởi các cơ quan chức năng. Chủ cửa hàng sẽ cần chuẩn bị 1 số thủ tục sau đây:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh tại khu vực mở cửa hàng sắt thép.

- Thẻ căn cước hoặc chứng minh thư (bản sao), đính kèm giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, kho bãi

Trong trường hợp mở cửa hàng sắt theo do 1 nhóm người cùng thực hiện, sẽ cần phải có giấy tờ, biên bản thoả thuận về việc thống nhất mở cửa hàng sắt thép.

Sau khi đã chuẩn bị các giấy tờ kể trên, chủ cửa hàng sẽ đi đến cơ quan đăng ký kinh doanh khu vực  đó để nộp hồ sơ. Trong thời gian 5 ngày, chủ cửa hàng sẽ cần phải bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan để kịp thời hoàn thiện thủ tục.

Trên đây là những điều cần chuẩn bị để mở cửa hàng sắt thép. Chúc các chủ kinh doanh gặp nhiều thuận lợi trong quá trình buôn bán của mình. Hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ thú vị tiếp theo.

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
arrow Dùng thử miễn phí

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM