Merchandise là gì? Những yếu tố quan trọng cần có để trở thành Merchandise

Merchandise không phải là một khái niệm quá xa lạ đối với doanh nghiệp có các hoạt động mua, bán hàng hóa. Vậy Merchandise là gì và khái niệm này đóng vai trò gì trong các hoạt động kinh doanh, vận hành của một doanh nghiệp, nhà sản xuất? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. Merchandise là gì?

Merchandise còn được biết đến là hoạt động quản lý đơn hàng, khái niệm này thường được dùng trong quá trình mua hàng và theo dõi đơn hàng trong cửa hàng hay nhà máy sản xuất và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, Merchandise sẽ chỉ các hoạt động buôn bán hay mọi hoạt động hỗ trợ quá trình bán lẻ, phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 

merchandise là gì

Bộ phận Merchandise sẽ là cầu nối giữa xưởng sản xuất, kinh doanh với khách hàng, đóng vai trò điều phối các hoạt động tạo ra sản phẩm ngay từ những bước đầu tiên, tuy nhiên không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. 

Những cá nhân làm nghề Merchandise sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất cũng như đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Bởi trên thực tế, bạn sẽ cần rất nhiều bước để hoàn thành quá trình sản xuất, việc giám sát và quản lý toàn bộ quy trình sẽ yếu tố quan trọng giúp quá trình sản xuất không bị ngưng trệ hay sai sót.

2. Phân loại Merchandise

Merchandise thường sẽ được phân loại dựa vào nhu cầu sản xuất tại các nhà máy như sau:

2.1 Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Các nhân viên Merchandise ở vị trí này sẽ có nhiệm vụ theo dõi cũng như quản lý mọi đơn hàng của khách hàng trong hoặc ngoài nước khi họ có nhu cầu xuất khẩu. Những nhân viên này sẽ cần đảo bảo hết mọi hoạt động liên quan để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi cũng như suôn sẻ nhất. 

2.2 Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Đối với vị trí này, nhiệm vụ của Merchandise là theo dõi các đơn gia công hoặc giao gia công và làm việc chủ yếu với nhà máy, phân xưởng cũng như không cần có trách nhiệm cung cấp vật liệu. Khi này, việc cung cấp nguyên liệu sẽ do các nhà máy và phân xưởng đảm nhận. 

merchandise là gì

2.3 Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Vị trí này sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện việc cung ứng cũng như theo dõi các đơn hàng sản xuất cho thị trường nội địa. Việc thu hẹp phạm vi công việc này sẽ giúp Merchandise quản lý chặt chẽ hơn về công việc cũng như hiệu quả để đảm bảo yêu cầu. 

2.4 Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Vị trí này thường sẽ có trách nhiệm khá bao quát để theo dõi toàn bộ các đơn hàng của bộ phận khác, gồm cả FOB, CMT cũng như cung ứng nội địa. Đây là vị trí thường được đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chuyên môn, chuyên nghiệp cũng như khả năng nắm bắt nhanh chóng và quản lý tốt công việc. 

3. Công việc chính của Merchandise là gì?

Merchandise là những người quản lý đơn hàng, vì vậy công việc chính sẽ bao gồm:

  • Tiếp nhận và thực hiện yêu cầu của từng đơn hàng nhằm đảm bảo doanh số bán hàng luôn trong tình trạng ổn định.
  • Lập kế hoạch cũng như chiến lược bán hàng, đảm bảo hiệu quả, khả năng cung ứng hàng hóa luôn được tối ưu.
  • Phân tích, đánh giá ý kiến và phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng như hoạt động bán hàng. 
  • Phối hợp với các đơn vị cung cấp để đảm bảo phân phối hàng hóa theo nhu cầu.
  • Kiểm tra thường xuyên và tìm giải pháp tối đa hóa mức độ quan tâm của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Đưa ra các đề xuất chiến lược để phát triển cũng như mở rộng khả năng nhận diện thương hiệu, danh tiếng doanh nghiệp. 
  • Quản lý tổng quát tài chính của hoạt động bán hàng. 
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, khách hàng cũng như bên liên quan khác. 

4. Những yêu cầu đối với Merchandise là gì?

Là vị trí liên quan đến quá trình bán hàng cũng như khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, Merchandise sẽ cần có các kỹ năng chính sau:

  • Khả năng xác định các đối tượng mục tiêu cũng như đưa ra các chiến dịch thu hút, thúc đẩy quá trình bán hàng tạo doanh số.
  • Nắm rõ xu hướng bán hàng và sản xuất để ứng dụng vào thực tiễn.
  • Nắm bắt tâm ký khách hàng giúp bạn giải mã được những điều mà khách hàng hướng đến. 
  • Tổ chức công việc, sắp xếp hàng hóa và chuẩn bị cho quy trình sản xuất, đóng gói cũng như đánh giá các phản hồi từ khách hàng. 
  • Khả năng kiểm soát thay đổi của hàng hóa, tư duy cũng như lưu trữ hàng ngày. Đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, phần mềm quản lý đơn hàng để tạo đơn nhanh và chính xác nhất. 

Trên đây là những điều cần biết về Merchandise cũng như những điều cần lưu ý đối với công việc Merchandise mà bạn cần quan tâm. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM