Mã nguồn mở là gì? Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng mã nguồn mở

Trong thiết kế website bán hàng, khái niệm mã nguồn mở hay còn gọi là Open Source thường được các lập trình viên nhắc đến rất nhiều. Để khách hàng không còn lăn tăn, trong bài viết dưới đây Sapo.vn sẽ giải đáp cho bạn website mã nguồn mở là gì cùng tất cả những thông tin liên quan đến chủ đề này.

1. Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở là gì? Mã nguồn mở được hiểu một cách đơn giản là những phần mềm được công khai code, bất cứ ai cũng có quyền tải code về và tiến hành chỉnh sửa theo ý mình. Mục đích của những mã nguồn mở là để các lập trình viên có thể chia sẻ những kiến thức và thành phẩm của mình lên cộng đồng chung cho mọi người cùng tham khảo và sử dụng.

Ví dụ thế này: Bạn tìm kiếm và tải về mã nguồn mở ABC, trong quá trình tìm tòi và sử dụng bạn tìm ra cách để cải tiến chất lượng của mã nguồn ABC này, bạn có thể chỉnh sửa và công khai trên cộng đồng chung.

Ngoài khái niệm mã nguồn mở, đôi khi bạn sẽ bắt gặp những khái niệm nghe qua khá tương đồng nhau như hệ điều hành mở. Mặc dù cùng là “mở” những hai khái niệm này lại không có nhiều điểm chung nhau. Một bên liên quan đến kỹ thuật, cấu trúc còn một bên liên quan nhiều đến vấn đề pháp lý. Vậy nên nếu bắt gặp những cụm từ gần gần như mã nguồn mở này hãy chú ý không được nhầm lẫn khái niệm nhé.

Mã nguồn mở là gì
Mã nguồn mở là gì?

2. Mã nguồn mở website là gì?

Là một phần của khái niệm chung, mã nguồn mở website được ứng dụng trong quá trình thiết kế website của cá nhân hay những đơn vị chuyên thiết kế web. Sử dụng mã nguồn mở sẽ giúp quy trình thiết kế web được tối ưu một cách triệt để. Tức là bạn sẽ không cần phải viết code nữa thay vào đó là sử dụng sẵn bộ mã nguồn mở, thiết kế lại để phù hợp với yêu cầu là bạn đã có một website gần như hoàn chỉnh.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu thiết kế website khác nhau mà những bộ mã nguồn mở được chọn cũng có những khác biệt nhất định. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng khi sử dụng, các mã nguồn mở cũng cần phải được bảo trì và nâng cấp mỗi ngày và tất nhiên dù bạn có sử dụng mã nguồn mở hay mã nguồn đóng thì bạn cũng cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt tương đương.

Xem thêm: Source code (mã nguồn) là gì? Cách phân biệt các loại mã nguồn

3. Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng mã nguồn mở

Bất cứ điều gì cũng tồn tại hai mặt song song là ưu - khuyết điểm và mã nguồn mở cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người sử dụng mã nguồn mở vì những ưu điểm họ nhìn thấy đáp ứng được yêu cầu, ngược lại không ít người dè chừng vì những hạn chế của mã nguồn mở là những điều trước giờ họ lo sợ. Cụ thể ưu điểm và hạn chế của mã nguồn mở như sau:

3.1 Ưu điểm của mã nguồn mở

- Tối ưu chi phí khởi tạo: Hầu hết các mã nguồn mở hiện nay đều được tải và sử dụng miễn phí và bạn có thể tùy chỉnh lại bộ code theo ý muốn.

Dễ dàng quản trị: Những website sử dụng mã nguồn mở thường được đánh giá là khá dễ dùng. Đặc biệt ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm về website cũng có thể thao tác một cách nhanh chóng chỉ sau vài lần tương tác.

- Tăng khả năng sáng tạo: Đối với mã nguồn mở bạn sẽ có nhiều cơ hội phát huy tính sáng tạo của mình, phát triển phần mềm và website với nhiều chức năng tiên tiến và hiện đại hơn.

- Nhiều sự lựa chọn: Có một điều không thể phủ nhận là mã nguồn mở mang lại cho người dùng rất nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể tham khảo rất nhiều mã nguồn mở tùy thích và lựa chọn khi bạn đã tìm ra “đối tượng” phù hợp.

- Tính ổn định: Mã nguồn mở có thể được sử dụng cho những dự án “dài hơi” nếu như những công ty, doanh nghiệp có đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm chuyên môn để vận hành và quản lý.

Ưu điểm của mã nguồn mở
Mã nguồn mở giúp người dùng dễ dàng quản trị website

3.2 Hạn chế của mã nguồn mở

- Tốc độ tải trang chậm: Những website sử dụng mã nguồn mở thường có tốc độ tải trang chậm hơn nhiều so với các mã nguồn đóng. Sở dĩ có điều này là bởi trong bộ mã nguồn mở không tránh khỏi những đoạn code dư thừa, chính điều này đã khiến cho website của bạn nặng hơn bình thường.

- Bảo mật yếu: Vì những mã nguồn mở được công khai trên internet vậy nên các hacker có thể dễ dàng có trong tay bộ mã nguồn của bạn từ đó tìm cách xâm nhập vào website một cách dễ dàng. Hậu quả của việc này nhẹ là bị đánh cắp dữ liệu, tệ hơn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

- Khó sửa lỗi: Như đã nói ở trên, nếu công ty của bạn sở hữu nhân sự có giàu chuyên môn kinh nghiệm về lập trình thì khi website mã nguồn mở gặp lỗi có thể sửa được, nếu không khi website gặp vấn đề lớn, 90% bạn sẽ phải xây dựng website mới.

- Khó nâng cấp: Sử dụng mã nguồn mở việc nâng cấp gần như là điều hoàn toàn không thể vì bạn phải tuân thủ theo mã nguồn đó, nếu cần bạn sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của những đơn vị cung cấp mã nguồn mở này.

- Dễ gặp phải những mã nguồn mở kém chất lượng: Nhiều người không có kiến thức về lập trình sẽ lợi dụng mã nguồn mở để chuộc lợi bằng cách chọn một mã nguồn mở bất kỳ và giao cho khách hàng. 

CMS tự xây dựng theo yêu cầu
Một số hạn chế về bảo mật và nâng cấp của mã nguồn mở

Mặc dù mã nguồn mở có khá nhiều ưu điểm tuy nhiên nếu bạn có định hướng thiết kế website lâu dài và chuyên nghiệp hãy cân nhắc về tính bảo mật, bảo trì và nâng cấp để không gặp những trục trặc trong quá trình vận hành và đưa vào sử dụng.

Xem thêm: CMS là gì? 3 loại CMS phổ biến nhất hiện nay

4. Những loại mã nguồn mở được sử dụng trong website

Có rất nhiều loại mã nguồn mở thế nhưng sau đây là … loại mã nguồn phổ biến nhất:

- Wordpress: Mã nguồn mở với CMS hoạt động mạnh được nhiều công ty lựa chọn nhất hiện nay.

- Joomla: Người dùng có thể phát triển thêm nhiều tính năng, ngoài ra Joomla cũng được đánh giá là có cấu hình mạnh, tương thích cao.

- Drupal: Được xây dựng nhiều loại database khác nhau như: PostgreSQL, Microsoft SQL Server, SQLite…

- B2evolution: Được xây dựng trên nền tảng PHP và MySQL và có mã nguồn mở khá hiệu quả.

- Magento, OpenCart, WooCommerce: Thường được sử dụng để thiết kế website thương mại điện tử với nhiều chức năng phù hợp như: thanh toán, giỏ hàng,...

Những loại mã nguồn mở được sử dụng trong website
Một số mã nguồn mở phổ biến

Kết luận

Có thể thấy mã nguồn mở là một trong những lựa chọn tối ưu dành cho những doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thiết kế website. Tuy nhiên, mã nguồn mở không được đánh giá cao về vấn đề bảo mật và sửa chữa lỗi. Bởi vậy nếu trang web của bạn không quá quan trọng bạn có thể tham khảo mã nguồn mở.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp mã nguồn mở là gì, mã nguồn website là gì cùng những ưu điểm và hạn chế của dạng mã nguồn này. Hy vọng thông qua những thông tin được cung cấp trong bài bạn đã có cái nhìn rõ hơn về thiết kế website bán hàng nói chung và lập trình website nói riêng. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác trên trang blog của Sapo.vn

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM