Lợi nhuận là gì? Cách quản lý lợi nhuận hiệu quả nhất

Lợi nhuận được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp hay cửa hàng kinh doanh nào cũng cần quan tâm. Đây được xem là cơ sở để đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy lợi nhuận thực sự là gì và đâu là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần quan tâm để quản lý và đánh giá lợi nhuận một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Trên thực tế, lợi nhuận chính là một chỉ số được dùng để phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận được ghi nhận sau khi doanh thu nhận về đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc mua bán sản phẩm/ dịch vụ, trả lương hay thuê mặt bằng,...

Lợi nhuận thường được chia thành nhiều loại như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp,....và mỗi loại sẽ phản ánh tình hình chi phí trong tính toán đến một mức nhất định. 

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Lương - Lãi từ khoản nợ

Thu nhập ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế

lợi nhuận là gì

Thông thường, chi phí cửa hàng mà bạn cần có sẽ bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây được xem là khoản chi phí cố định mà hầu hết cửa hàng nào cũng có. Do đó, chủ kinh doanh khi tính toán đến lợi nhuận cần liệt kê các loại chi phí này để đảm bảo việc tính toán một cách chính xác nhất. 
  • Chi phí thuê nhân viên: Chi phí thuê nhân viên chính là khoản tiền lương mà bạn cần phải trả cho nhân viên của mình hàng tháng. Ngay cả khi bạn không thuê nhân viên, bạn cũng cần tính đến khoản tiền mà bạn trả cho chính mình để đảm bảo doanh thu một cách chính xác. 
  • Tiền điện, nước, Internet: Mọi mô hình kinh doanh đều cần dùng đến các khoản điện, nước, Internet và tách riêng với chi phí sinh hoạt để đảm bảo tính chính xác tối đa. 
  • Các loại thuế và chi phí khác: Có rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí quảng cáo, bao bì, khấu hao tài sản cố định, lãi vay, thuê ngoài hay kho bãi,... Ngoài ra, chủ kinh doanh cũng cần nắm rõ về các khoản thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài hay thuế GTGT,...

Sau khi trừ các khoản chi phí trên, lợi nhuận cuối cùng chính là con số sẽ cho bạn biết, bạn có đang lỗ hay lãi trong thời điểm đánh giá. 

  • Nếu lợi nhuận nhỏ hơn 0: việc kinh doanh đang bị lỗ. Khi này, bạn nên đánh giá lại phần thu chi cũng như xem xét cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Cùng với đó là đẩy mạnh việc bán hàng để tăng doanh thu hiệu quả. 
  • Nếu lợi nhuận bằng 0: bạn đang hòa vốn. Hòa vốn có nghĩa là không lỗ nhưng cũng không thu được lãi từ hoạt động kinh doanh này. Nếu điều này xảy ra ở thời gian đầu khai trương, nó sẽ không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh của bạn đã diễn ra được một thời gian thì bạn cần xem xét lại các vấn đề thu chi để đảm bảo khả năng xoay vòng vốn cho cửa hàng của mình. 
  • Nếu lợi nhuận lớn hơn 0: việc kinh doanh của bạn đang có lãi. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của cửa hàng đang đi đúng hướng và chủ kinh doanh có thể nghiên cứu để phát triển thêm hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. 

Xem thêm: Doanh thu là gì? Cách đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng với doanh thu

2. Vai trò của lợi nhuận

2.1 Đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận được xem là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng và có thể thể hiện được cách đánh giá khách quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu lợi nhuận được ghi nhận có thể thể hiện một cách rõ ràng trong việc đánh giá xem doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn có đang kiếm tiền tốt hay không, nguồn thu có đang đảm bảo nhiều hơn khoản chi hay không. 

lợi nhuận là gì

Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh là mục tiêu để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện năng lực bán hàng cũng như khả năng quản lý của cửa hàng/ doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được chiến lược kinh doanh ở từng thời điểm và đưa ra được các điều chỉnh phù hợp khi cần thiết. 

Tuy nhiên, trên thực tế lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán các khoản chi phí. Chỉ khi có lợi nhuận, chủ kinh doanh mới có thể thanh toán các khoản nợ hay chi phí cố định trong suốt hoạt động kinh doanh. 

Lợi nhuận được đảm bảo cũng đồng nghĩa với việc khả năng xoay vòng vốn được đảm bảo và có thể kiểm soát được thay vì luôn phải tìm nguồn vốn, cân đối để đảm bảo khả năng vận hành cũng như trả nợ. 

Xem thêm: Làm sao để giảm thiểu chi phí kinh doanh

2.2 Đối với nền kinh tế

Lợi nhuận được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của quốc gia. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp đều thu về nguồn lợi lớn thì nền kinh tế đất nước chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh. 

Cùng với đó, việc doanh nghiệp càng “khỏe mạnh” cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước có thể tiến hành thu thuế nhiều hơn. Đây chính là khoản thu cần thiết để có thể tạo nên ngân sách quốc gia và sử dụng vào các mục đích cộng đồng. 

3. Quản lý lợi nhuận thế nào cho đúng

Xem thêm: Giá vốn hàng bán và các cách tính hiệu quả để quản lý dòng tiền

Trên thực tế, có nhiều cách để chủ kinh doanh có thể quản lý lợi nhuận cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ phương thức quản lý và theo dõi nào thì chủ kinh doanh cũng cần lưu trữ toàn bộ số liệu để có thể đánh giá chi tiết ở mọi thời điểm. 

Quản lý bằng phần mềm bán hàng được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhất dành cho chủ kinh doanh trong hầu hết các ngành hàng. Một trong những lý do hàng đầu chính là bởi khả năng lưu trữ mọi lịch sử giao dịch ở tất cả các thời điểm. 

Đây là cơ sở để tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận một cách chính xác nhất. Đồng thời giúp chủ kinh doanh có thể quản lý toàn bộ lịch sử giao dịch và theo dõi lợi nhuận ở bất kỳ thời điểm nào mà bạn muốn qua một hệ thống báo cáo trực quan ngay trên phần mềm. 

Sapo POS là Phần mềm quản lý doanh thu, lợi nhuận chính xác với hệ thống báo cáo dễ theo dõi nhất hiện nay. Với những tính năng đặc biệt, Sapo POS giúp chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi lợi nhuận theo các tiêu chí:

  • Lợi nhuận theo thời gian
  • Lợi nhuận theo đơn hàng
  • Lợi nhuận theo khách hàng
  • Lợi nhuận theo nhóm khách hàng
  • Lợi nhuận theo chi nhánh
  • Lợi nhuận theo sản phẩm
  • Lợi nhuận theo nhân viên
  • Lợi nhuận theo nguồn bán hàng
  • Báo cáo bán hàng tổng hợp

Đặc biệt, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể lựa chọn và xem báo cáo dễ dàng với từng tiêu chí mà mình muốn thông qua bộ lọc để đánh giá sát sao và hiệu quả nhất. Một số báo cáo chi tiết cho phép chủ kinh doanh theo dõi cụ thể lợi nhuận ở từng tiêu chí như lợi nhuận từ sản phẩm, lợi nhuận trên đơn hàng hay lợi nhuận từ bất kỳ kênh bán nào.

Báo cáo lợi nhuận theo đơn hàng: Lợi nhuận theo đơn hàng ở từng thời điểm sẽ được thể hiện chi tiết ngay trên báo cáo của phần mềm Sapo POS thông qua một biểu đồ trực quan và báo cáo chi tiết. Các thông tin được hiển thị mặc định trong báo cáo:

lợi nhuận là gì
  • Mã SKU, tên phiên bản và thông tin của sản phẩm
  • Số lượng hàng hóa thực bán
  • Doanh thu thuần
  • Doanh số
  • Tiền vốn
  • Lợi nhuận gộp
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp

Báo cáo lợi nhuận theo sản phẩm: Đối với báo cáo này, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể dễ dàng theo dõi số lượng bán ra cũng như lãi lỗ của từng sản phẩm. Đây là cơ sở để chủ kinh doanh có thể đánh giá được hiệu quả bán ra của sản phẩm, từ đó đưa ra kế hoạch nhập hàng và bán hàng hiệu quả hơn trong tương lai. Các thông tin mặc định được hiển thị trong báo cáo:

lợi nhuận là gì
  • Mã SKU, tên phiên bản sản phẩm
  • Số lượng hàng thực bán
  • Doanh thu thuần
  • Doanh số
  • Tiền vốn
  • Lợi nhuận gộp
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp

Báo cáo lãi lỗ: Báo cáo này sẽ giúp chủ kinh doanh có thể biết được chính xác doanh thu và lợi nhuận trong kỳ. Cùng với đó, phần trăm thay đổi của doanh thu, lợi nhuận cũng như các chi phí so với kỳ trước cũng được thể hiện một cách rõ ràng:

lợi nhuận
  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, Giá trị hàng bán bị trả lại
  • Doanh thu thuần
  • Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận gộp về bán hàng
  • Chi phí: Thanh toán bằng điểm, Phí giao hàng trả đối tác
  • Thu nhập khác
  • Chi phí khác
  • Lợi nhuận khác
  • Lợi nhuận ròng
  • Lợi nhuận thuần
  • Tỷ trọng chiết khấu thương mại trên doanh thu
  • Tỷ trọng hàng trả lại trên doanh thu
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng

Với Sapo POS, chủ kinh doanh có thể truy cập và theo dõi toàn bộ báo cáo bán hàng cũng như báo cáo lợi nhuận mọi lúc mọi nơi chỉ với một thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng,...thay vì luôn phải có mặt tại cửa hàng. 

Ngoài ra, Sapo POS còn là giải pháp giúp chủ kinh doanh bán hàng dễ dàng và quản lý toàn diện vô cùng hiệu quả. 

  • Tự động tính tiền, in hóa đơn với toàn bộ thông tin, giá thành sản phẩm đã có trên hệ thống, cùng nhiều phương thức thanh toán chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng.
  • Kết hợp bán hàng 2 trong 1 ngay tại cửa hàng và Facebook, quản lý đồng bộ, tập trung theo từng giao dịch phát sinh.
  • Kết nối các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, giúp chủ kinh doanh tiết kiệm chi phí giao hàng đến 40%. 
  • Quản lý kho hàng chi tiết theo từng loại hàng, mã hàng, tự động cập nhật theo từng giao dịch phát sinh.
  • Quản lý tập trung mọi đơn hàng tại quầy và online, tình trạng đơn hàng hay lý do trả hàng/ hủy hàng.
  • Dễ dàng theo dõi báo cáo doanh thu, lãi lỗ chi tiết mọi lúc, mọi nơi với hệ thống báo cáo dạng biểu đồ trực quan dễ hiểu nhất.

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
arrow Dùng thử miễn phí

Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh nắm vững về khái niệm lợi nhuận là gì cũng như những lưu ý để quản lý lợi nhuận hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Phần mềm quản lý kho, hàng hóa

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM