Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm chức năng

Có thể nói, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người đang ngày càng được chú trọng. Đó là lý do mà các sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm, khiến nó trở thành một thị trường đầy tiềm năng.

Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về những yếu tố quan trọng giúp bạn bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng thu về nhiều lợi nhuận nhất.

1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Theo Phụ lục IV, Luật đầu tư 2020, thực phẩm chức năng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Do đó, để kinh doanh ngành nghề này, bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Điều kiện về ngành nghề

Khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi đăng ký thành lập phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng. Nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề thì cần làm thủ tục bổ sung theo đúng quy định. 

Điều kiện về giấy phép

Để bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh cần có:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT)
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm
  • Giấy tờ cần thiết

Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm để bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng thì bạn cần có đủ ít nhất 3 loại giấy phép gồm:

  • Giấy phép chứng nhận sản phẩm chức năng đã được công bố chất lượng trên thị trường, Bộ Y Tế và các đơn vị phân phối 
  • Giấy xác nhận nhãn hiệu của thực phẩm chức năng đã được bảo hộ và nhãn hiệu không trùng lặp với những sản phẩm đã được đăng ký với cơ quan pháp luật
  • Giấy chứng nhận kho chứa thực phẩm chức năng của doanh nghiệp, công ty đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
kinh doanh thực phẩm chức năng

2. Những yếu tố cần nhớ để kinh doanh thực phẩm chức năng

2.1 Nghiên cứu thị trường

Trên thực tế, kinh doanh thực phẩm chức năng có rất nhiều tiềm năng bởi nhu cầu là vô cùng lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, cạnh tranh của thị trường là không hề nhỏ. Đối với kinh doanh thực phẩm chức năng, thị trường kinh doanh online sẽ phổ biến hơn so với kinh doanh cửa hàng truyền thống. 

Có khá ít cửa hàng truyền thống chuyên bán thực phẩm chức năng, thay vào đó, thực phẩm chức năng sẽ được bán trong các cửa hàng mỹ phẩm, nhà thuốc với những điều kiện nghiêm ngặt.

Do đó, nếu mới bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng, bạn có thể bắt đầu kinh doanh online để tối ưu chi phí cũng như tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Tất nhiên, đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất để bạn có thể bán được hàng, đảm bảo quyền lợi khách hàng và phát triển việc kinh doanh của mình. 

Xem thêm: 6 phương pháp nghiên cứu thị trường cho người mới kinh doanh

2.2 Lựa chọn sản phẩm kinh doanh

Thực phẩm chức năng có rất nhiều loại, do đó chủ kinh doanh cần xác định rõ mặt hàng mình sẽ kinh doanh để đảm bảo khả năng nhập hàng và tiêu thụ. 

Hiện nay, thực phẩm chức năng sẽ được chia là 7 nhóm chính:

  • Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin
  • Thực phẩm chức năng bổ sung acid béo
  • Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất
  • Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn
  • Thực phẩm chức năng bổ sung protein và acid amin
  • Thực phẩm chức năng dạng chiết xuất
  • Thực phẩm chức năng cho người tập thể hình

Tùy vào đối tượng hướng đến, nguồn hàng cũng như nguồn vốn mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp để kinh doanh. 

kinh doanh thực phẩm chức năng

2.3 Có kiến thức về sản phẩm và chăm sóc sức khỏe

Trên thực tế, người tiêu dùng mua thực phẩm chức năng với nhiều mục đích khác nhau như để giảm cân, đẹp da, đẹp tóc hay chăm sóc sức khỏe từ bên trong,... Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với tất cả các loại thực phẩm chức năng. Do đó, hãy luôn nâng cao kiến thức để có thể tư vấn cho khách hàng của mình một cách chính xác nhất. 

Đặc biệt, việc nâng cao kiến thức về thực phẩm chức năng còn là cơ sở để bạn cung cấp kiến thức cho khách hàng của mình, điều này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm mà còn giúp loại bỏ tối đa các vấn đề không đáng có do khách hàng hiểu nhầm về lợi ích, công dụng của thực phẩm chức năng. 

Bởi trên thực tế, thực phẩm chức năng được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định là thực phẩm, không phải là thuốc và không nhằm mục đích điều trị, chẩn đoán, phòng ngừa hay chữa bệnh. 

2.4 Tìm nguồn hàng chất lượng

Đối với việc lựa chọn nguồn hàng khi kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ kinh doanh thực sự cần phải cẩn thận và lựa chọn kỹ càng theo những tiêu chí khắt khe nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi của bản thân, khách hàng. 

Giấy phép kinh doanh và chứng nhận y tế là yếu tố bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng. Do đó, hãy đảm bảo là nguồn hàng của bạn là uy tín, đáng tin cậy với đầy đủ giấy tờ cần thiết, tuân thủ điều kiện kinh doanh và chất lượng sản phẩm. 

Giá nhập hàng cũng là yếu tố quan trọng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn chỉ dựa trên yếu tố giá cả mà bỏ qua chất lượng sản phẩm. Việc đánh giá nhà cung cấp kỹ càng cũng giúp bạn hướng đến được sự ổn định, chất lượng và khả năng đáp ứng của từng nhà cung cấp. 

Trên thực tế, nguồn hàng thực phẩm chức năng tương đối đa dạng, có thể kể đến như:

  • Đại lý
  • Nhà phân phối
  • Nhập khẩu từ nước ngoài
  • Nguồn hàng xách tay

Tất nhiên, dù nguồn hàng thực phẩm chức năng là gì thì bạn cũng cần đảm bảo rằng nguồn hàng của mình thực sự chất lượng và đáp ứng được mọi quy chuẩn, yêu cầu, Luật pháp để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và của chính mình. 

Xem thêm: Điều kiện đăng ký kinh doanh và hướng dẫn chi tiết cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể

2.5 Xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng

Tùy vào định hướng kinh doanh mà đối tượng khách hàng của bạn là khác nhau. Đặc biệt, ở thời điểm đầu bạn có thể thử nghiệm với một nhóm khách hàng cụ thể để đánh giá và mở rộng kinh doanh khi có định hướng rõ ràng cũng như nguồn hàng, nguồn vốn ổn định. 

Tuy nhiên, dù tệp khách hàng mà bạn hướng đến là gì thì việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm cũng là điều vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng nghiên cứu hành vi mua sắm và tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng để tiếp cận họ trên các kênh online, offline. 

kinh doanh thực phẩm chức năng

2.6 Xác định các kênh bán hàng

Đối với kinh doanh nói chung và kinh doanh thực phẩm chức năng nói riêng, việc xác định rõ kênh bán hàng là vô cùng quan trọng để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu hiệu quả cho cửa hàng của bạn. 

Nếu thị trường bạn hướng đến là các kênh bán hàng online thì mạng xã hội, website và sàn TMĐT là những kênh bán mà bạn có thể cân nhắc. Tuy nhiên, là một sản phẩm đặc thù, thực phẩm chức năng cũng có những yêu cầu khắt khe khi bạn muốn đăng bán trên các sàn TMĐT như lazada, tiki. Tất nhiên, nếu bạn đầy đủ giấy tờ hợp pháp mà các sàn yêu cầu thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. 

2.7 Đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh

Trong kinh doanh, việc đo lường và đánh giá chi tiết hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đây là một trong những cơ sở để bạn hiểu rõ hơn về việc kinh doanh của mình như toàn bộ chi phí, doanh thu, lãi lỗ. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp và lên kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn trong tương lai để tăng doanh thu hiệu quả và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. 

Một số phần mềm bán hàng ngoài hỗ trợ bán hàng và quản lý toàn diện còn giúp bạn có thể theo dõi và đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh ở từng thời điểm dựa trên các báo cáo chi tiết. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh kịp thời đánh giá và điều chỉnh để phù hợp với từng thời điểm, từng mục tiêu, từ đó bán hàng hiệu quả hơn. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng về kinh doanh thực phẩm chức năng mà Sapo muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để bắt đầu kinh doanh và bán hàng hiệu quả nhất.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM