Mô hình cafe sách: Cách mở quán từ A đến Z cho người mới

Bạn muốn mở một quán cafe sách nhỏ nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Mở quán cần bao nhiêu vốn, xin giấy phép gì, chọn sách như thế nào để thu hút khách hàng? Đừng lo. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sách từ A đến Z – từ lựa chọn địa điểm, thiết kế không gian, lên menu đến kinh nghiệm vận hành, đặc biệt phù hợp với những người chưa có kinh nghiệm.

1. Cafe sách là gì? Vì sao mô hình này đang được ưa chuộng?

Cafe sách là mô hình quán cafe kết hợp với không gian đọc sách, nơi khách hàng có thể thưởng thức đồ uống trong lúc đọc những cuốn sách yêu thích. Khác với quán cafe thông thường, cafe sách hướng tới việc tạo ra một môi trường yên tĩnh, thư giãn, khơi gợi cảm hứng sáng tạo và sự kết nối sâu sắc với bản thân.

Một quán cafe sách thường có đặc điểm:

  • Không gian nhẹ nhàng, bài trí tinh tế
  • Kệ sách được chọn lọc theo gu khách hàng
  • Khách đến để ngồi lâu, làm việc, học tập hoặc đọc sách chứ không chỉ ghé qua uống cafe rồi rời đi

Trong thời đại công nghệ số, con người dường như luôn phải chạy theo guồng quay của công việc và mạng xã hội. Chính vì vậy, xu hướng “sống chậm” đang dần được quan tâm nhiều hơn – nhất là ở giới trẻ, dân văn phòng và người làm sáng tạo.

Cafe sách trở thành lựa chọn lý tưởng khi người ta muốn:

  • Tránh xa ồn ào, tìm một góc yên tĩnh
  • Làm việc mà không bị xao nhãng
  • Trải nghiệm không gian có chiều sâu, mang giá trị tinh thần
  • Giao lưu cùng những người có chung sở thích đọc sách, viết lách

Không chỉ là quán cafe, cafe sách còn là một không gian truyền cảm hứng, giúp mọi người chữa lành, tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống bận rộn.

Mô hình cafe sách đơn giản
Mô hình quán cafe sách cơ bản

2. Khách hàng của mô hình cafe sách là ai?

Để mô hình cafe sách hoạt động hiệu quả, việc hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu là yếu tố then chốt. Khác với các mô hình quán cafe thông thường, cafe sách thu hút những người có nhu cầu cao về không gian, trải nghiệm và giá trị tinh thần.

2.1. Phân tích nhóm khách hàng chính

Dưới đây là 3 nhóm khách hàng thường xuyên lui tới cafe sách:

  1. Sinh viên, học sinh
    • Thường đến quán để học bài, làm đồ án, ôn thi
    • Ưa chuộng không gian yên tĩnh, wifi ổn định, có bàn lớn ngồi nhóm
    • Thường đi vào ban ngày, đặc biệt là buổi sáng và chiều
  2. Người đi làm (dân văn phòng, freelancer)
    • Tìm nơi làm việc tự do, tránh xa môi trường văn phòng cứng nhắc
    • Yêu cầu cao về sự yên tĩnh, tiện nghi và gu thẩm mỹ
    • Có thể ngồi lâu và chi tiêu nhiều hơn cho đồ uống, đồ ăn nhẹ
  3. Người yêu sách, người sống chậm
    • Ghé quán không phải để làm việc mà để thư giãn
    • Thích đọc sách, viết nhật ký, vẽ tranh, suy ngẫm
    • Đây là nhóm khách trung thành, góp phần lan tỏa thương hiệu qua cảm xúc và câu chuyện

Ngoài ra, nếu cafe sách có thiết kế đẹp, nhiều góc “chill”, dễ chụp ảnh thì còn có thể thu hút nhóm khách hàng trẻ yêu thích sống ảo và du lịch tại chỗ.

2.2. Insight, hành vi, tần suất ghé thăm

  • Có xu hướng quay lại quán quen nếu trải nghiệm tốt
  • Ưa thích quán có playlist nhạc nhẹ, wifi mạnh, ổ cắm điện đầy đủ
  • Dễ bị thu hút bởi các hoạt động gắn với cộng đồng: book club, mini workshop, tiệm sách cũ, viết thư tay…

Khi hiểu rõ từng nhóm khách hàng, bạn sẽ dễ dàng định hình phong cách quán, thiết kế không gian, chọn sách và xây dựng menu phù hợp. Một quán cafe sách thành công không cần đón quá đông khách, mà cần đúng người và đúng cảm xúc.

Mô hình cafe sách checkin
Mô hình cafe sách checkin

3. Hướng dẫn mở quán cafe sách từ A – Z

3.1. Nghiên cứu thị trường và địa điểm

Dù mô hình cafe sách mang tính nghệ thuật, cảm xúc, nhưng để kinh doanh hiệu quả thì bạn không thể bỏ qua yếu tố thị trường. Một ý tưởng hay chưa đủ – cần đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm.

3.1.1.Cách chọn mặt bằng phù hợp

Cafe sách cần không gian yên tĩnh, nhiều ánh sáng tự nhiên, dễ tìm nhưng không quá xô bồ. Một số vị trí lý tưởng để mở quán có thể kể đến:

  • Gần trường đại học, cao đẳng: thu hút sinh viên tìm chỗ học bài, đọc sách.
  • Gần khu văn phòng, cơ quan: phù hợp dân công sở thích làm việc ngoài công ty.
  • Trong khu dân cư yên tĩnh, ngõ phố nghệ thuật: tạo cảm giác “trốn phố”, không gian chill.

Mẹo nhỏ: Nếu quán không nằm mặt tiền lớn, bạn nên đầu tư vào bảng hiệu dễ nhận biết, lối vào đẹp và truyền cảm hứng.

3.1.2. Phân tích đối thủ trong khu vực

Trước khi chọn địa điểm, hãy dành thời gian khảo sát các quán cafe sách (hoặc quán tương tự) đang hoạt động gần khu vực bạn dự định kinh doanh. Một số câu hỏi bạn nên đặt ra:

  • Quán nào đang hút khách? Vì sao?
  • Họ có đặc điểm gì nổi bật? (menu, không gian, sách, dịch vụ,…)
  • Có phân khúc khách hàng nào đang bị bỏ trống?

Từ đó, bạn có thể xác định được:

  • Liệu khu vực này còn “chỗ trống” cho một mô hình cafe sách không?
  • Nếu có thì mình nên đi theo hướng nào để khác biệt: trẻ trung? cổ điển? chuyên sâu một dòng sách? kết hợp workshop?
Cafe kết hợp bán các loại bánh ngọt
Cafe kết hợp bán các loại bánh ngọt

3.2. Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn xác định rõ mình cần làm gì, cần bao nhiêu tiền, triển khai theo lộ trình nào để tránh “vừa làm vừa đoán”. Dưới đây là các yếu tố quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh quán cafe sách:

3.2.1. Vốn đầu tư dự kiến

Tùy quy mô và phong cách quán mà vốn đầu tư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, với mô hình cafe sách nhỏ đến trung bình, bạn có thể tham khảo mức chi phí như sau:

Hạng mục

Mức chi phí ước tính

Thuê mặt bằng (2–3 tháng đầu)

10 – 30 triệu

Thiết kế, nội thất, trang trí

20 – 40 triệu

Thiết bị pha chế, máy móc

8 – 15 triệu

Bàn ghế, đèn, kệ sách

5 – 10 triệu

Mua sách ban đầu

5 – 10 triệu

Nguyên liệu pha chế

5 – 8 triệu

Nhân sự (tháng đầu)

5 – 10 triệu

Marketing khai trương

3 – 7 triệu

Dự phòng phát sinh

5 – 10 triệu

Tổng cộng (ước tính)

70 – 150 triệu

Nếu bạn có sẵn mặt bằng, có thể cắt giảm 20–30% chi phí ban đầu. Ngoài ra, nên dành ít nhất 10% ngân sách để xử lý những phát sinh bất ngờ trong quá trình vận hành.

3.2.2. Cơ cấu chi phí nên được chia thế nào?

Tùy vào định hướng quán (thiết kế nổi bật – sách là trung tâm – hoặc menu độc đáo), bạn có thể dồn nhiều ngân sách hơn cho một số hạng mục. Ví dụ:

  • Nếu định hướng “quán chill – nhiều góc đẹp”, nên đầu tư mạnh vào decor, ánh sáng.
  • Nếu thiên về “sách là linh hồn”, hãy tập trung vào việc chọn sách, sắp xếp, và tạo trải nghiệm đọc thật trọn vẹn.
  • Nếu muốn cạnh tranh bằng chất lượng đồ uống, đầu tư nhiều cho máy móc và nguyên liệu chất lượng cao.

3.3. Thiết kế không gian cafe sách

Không gian là linh hồn của quán cafe sách. Một thiết kế đẹp không chỉ giúp khách ở lại lâu hơn mà còn tạo nên bản sắc riêng, khiến khách quay trở lại vì cảm giác họ tìm được “chốn quen”.

3.3.1. Các phong cách thiết kế phổ biến

Tùy vào đối tượng khách hàng bạn hướng đến, quán có thể chọn một trong các phong cách sau:

  • Vintage – hoài cổ
    Gợi cảm giác xưa cũ, ấm áp, phù hợp với người yêu sự nhẹ nhàng, sâu lắng. Sử dụng tông màu trầm, đèn vàng dịu, bàn ghế gỗ, sách giấy cũ hoặc máy đánh chữ decor.
  • Tối giản – minimal
    Phù hợp với người trẻ, dân văn phòng, freelancer. Không gian thoáng, bàn ghế gọn, tường trắng, điểm xuyết cây xanh hoặc tranh trừu tượng.
  • Ngồi bệt – phong cách Nhật hoặc Hàn
    Dành cho nhóm khách thích ngồi đọc lâu, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên hoặc khách cần không gian thư giãn, thiền định.
  • Hiện đại pha chất “artsy”
    Dành cho người làm sáng tạo, muốn một không gian mang cá tính riêng. Sử dụng tranh vẽ, ảnh treo tường, bảng quote, decor thủ công...
Mô hình cafe sách ngồi bệt phong cách Nhật
Mô hình cafe sách ngồi bệt phong cách Nhật

3.3.2. Gợi ý bố trí ánh sáng, tủ sách, bàn ghế

  • Ánh sáng: Ưu tiên ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và đèn vàng ấm áp vào buổi tối. Tránh ánh sáng quá gắt hoặc đổi màu liên tục (gây mỏi mắt khi đọc sách).
  • Tủ sách: Nên có ít nhất 2–3 khu vực kệ sách. Kệ mở, dễ chọn, phân loại sách theo chủ đề hoặc mood. Trưng bày một số cuốn nổi bật ở vị trí ngang tầm mắt.
  • Bàn ghế:
     
    • Ghế có tựa lưng, ngồi lâu không bị mỏi
    • Có bàn đơn (cho khách đi một mình), bàn đôi, và 1–2 bàn dài (ngồi nhóm hoặc học tập)
  • Không gian decor:
    Nên có 1 góc “signature” – nơi khách thích chụp ảnh, check-in. Đó có thể là một giá sách cong, một ô cửa sổ với ánh nắng buổi sáng, hay đơn giản là bức tường vẽ tay quote hay.
Cafe sách kết hợp cây xanh
Cafe sách kết hợp cây xanh

3.4. Lựa chọn sách và menu đồ uống

Một quán cafe sách không thể thiếu… sách và đồ uống. Nhưng chọn sách thế nào để “đúng gu” khách? Và lên menu ra sao để khách không chỉ đến một lần?

3.4.1. Nên chọn đầu sách gì?

Sách trong quán không cần quá nhiều, nhưng cần chọn lọc, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Tản văn, thơ ngắn, truyện nhẹ nhàng: phù hợp với những ai đến quán để chill, thư giãn.
  • Sách kỹ năng sống, phát triển bản thân: hợp với giới trẻ, dân văn phòng, freelancer.
  • Tiểu thuyết kinh điển, truyện ngắn nước ngoài: tạo chiều sâu cho không gian, thu hút nhóm khách yêu văn học.
  • Sách thiếu nhi, truyện tranh (một khu nhỏ): nếu quán nằm gần khu dân cư, trường học.

Ngoài sách giấy, bạn có thể tạo góc “đọc thử ebook” qua máy đọc sách hoặc máy tính bảng cố định – như một điểm nhấn công nghệ.

3.4.2. Cách mix menu phù hợp tâm lý người đọc sách

Khách đến quán cafe sách thường ngồi lâu, không ồn ào và có xu hướng thưởng thức đồ uống chậm rãi. Menu nên hướng đến sự thanh nhẹ, dễ uống, không gây buồn ngủ.

  • Đồ uống nên có:
    • Cafe pha máy và cafe truyền thống
    • Trà thảo mộc (hoa cúc, lavender, trà xanh nhài)
    • Sinh tố trái cây, nước ép nguyên chất
    • Một số món đặc trưng mang phong cách riêng của quán (signature drink)
  • Món ăn nhẹ đi kèm:
    • Bánh quy, bánh mì bơ tỏi, bánh ngọt
    • Hạt khô, trái cây sấy, chocolate đen

Lưu ý về giá: Khách ghé cafe sách không nhất thiết tìm đồ rẻ, nhưng họ thường kỳ vọng giá hợp lý với chất lượng và không gian. Nên giữ mức giá trung bình (35.000đ – 60.000đ) và có combo “đồ uống + bánh” để tăng trải nghiệm.

3.5. Đăng ký giấy phép, quản lý & nhân sự

Dù mô hình cafe sách mang tính nghệ thuật, gần gũi và nhẹ nhàng, nhưng để hoạt động hợp pháp và ổn định lâu dài, bạn vẫn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và quy trình quản lý cơ bản.

Những thủ tục bắt buộc cần có:

  1. Giấy phép kinh doanh
     
    • Đăng ký tại Phòng kinh tế – UBND quận/huyện nơi đặt quán.
    • Loại hình thường được chọn: hộ kinh doanh cá thể.
    • Hồ sơ bao gồm: đơn đăng ký, CMND/CCCD, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ (nếu là nhà thuộc quyền sở hữu).
  2. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
    • Đăng ký tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương.
    • Quán cần đảm bảo khu chế biến sạch sẽ, có khu vệ sinh riêng, dụng cụ đựng nguyên liệu đạt chuẩn VSATTP.
    • Cán bộ sẽ đến thẩm định trực tiếp trước khi cấp giấy.

Mẹo nhỏ: Nên chuẩn bị giấy tờ này trước 2–3 tuần so với ngày khai trương để kịp tiến độ mở quán.

3.6. Quản lý vận hành – càng gọn càng tốt

Nếu mới bắt đầu, bạn không cần quá nhiều người. Có thể chia ca theo khung giờ (sáng – chiều – tối) với 1–2 nhân viên kiêm order, pha chế và dọn dẹp. Tuy nhiên, cần có một người (chính bạn hoặc quản lý) phụ trách toàn bộ vận hành và kiểm soát chi tiết:

  • Doanh thu hàng ngày
  • Tồn kho nguyên liệu
  • Số lượt khách/ngày, menu bán chạy
  • Lịch làm việc nhân viên, phân ca

Để tránh thất thoát, nhầm lẫn và tiết kiệm thời gian, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý quán cafe chuyên biệt. Ví dụ:

Sapo cho quán cafe sách giúp bạn:

  • Tạo hóa đơn nhanh, in order trực tiếp
  • Quản lý kho nguyên liệu theo công thức định mức
  • Theo dõi doanh thu theo ngày/tuần/tháng
  • Quản lý nhân viên, phân quyền thao tác
  • Hỗ trợ bán tại chỗ và mang đi

Bạn có thể bắt đầu với gói dùng thử miễn phí để trải nghiệm, rồi nâng cấp sau khi quán vận hành ổn định.

Quản lý quán cafe, trà sữa, trà chanh chuyên nghiệp với phần mềm quản lý dịch vụ ăn uống Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

3.7. Chiến lược marketing và thu hút khách hàng

Một quán cafe sách đẹp, yên tĩnh và đầy cảm hứng là chưa đủ nếu không ai biết đến. Marketing không phải là “phô trương”, mà là kể câu chuyện của bạn sao cho đúng người nghe – và muốn đến thử.

Dưới đây là một số chiến lược marketing hiệu quả, nhẹ nhàng mà thực tế cho mô hình cafe sách:

3.7.1. Branding qua mạng xã hội

  • Tạo fanpage Facebook và tài khoản Instagram ngay từ khi đang thi công quán, chia sẻ quá trình “từ ý tưởng đến thực tế” để tạo sự đồng cảm.
  • Chụp ảnh góc chill, sách, ánh sáng tự nhiên – đúng gu nhóm khách yêu thẩm mỹ.
  • Đăng các nội dung mang vibe đọc sách: quote nhẹ nhàng, ảnh flatlay sách – cà phê – nến – sổ tay.
  • Kêu gọi khách chụp hình, check-in để lan tỏa thương hiệu trên mạng xã hội.

3.7.2. Tổ chức book club, mini workshop

Những hoạt động cộng đồng nhỏ giúp giữ chân khách cũ, đồng thời thu hút nhóm khách yêu sách thực thụ:

  • Book club định kỳ: 2 tuần/lần, chủ đề tản văn, sách self-help, văn học kinh điển.
  • Workshop sáng tạo nhẹ: viết thư tay, làm bookmark, vẽ tranh nhanh theo chủ đề.
  • Giao lưu tác giả địa phương hoặc bán sách cũ có chọn lọc.

Đây cũng là cơ hội để bạn cộng tác với nhà xuất bản nhỏ, câu lạc bộ sách hoặc nhóm sáng tạo trẻ.

Cafe sách đẹp
Cafe sách đẹp

3.7.3. Tạo trải nghiệm khách hàng khác biệt

  • Góc viết tay – sổ tay để lại lời nhắn: khách đến quán có thể viết vài dòng trong một cuốn sổ đặt tại quầy, tạo sự kết nối nhẹ mà sâu.
  • Bookmark handmade – tặng kèm đồ uống trong tuần khai trương.
  • Thư giới thiệu sách cá nhân: viết vài dòng cảm nhận, dán kèm từng cuốn sách nổi bật.

Tất cả đều không quá tốn kém, nhưng khiến khách cảm thấy mình được lắng nghe và gắn bó với quán.

4. Một số quán cafe sách thành công tại Việt Nam

Để bạn có thêm hình dung và cảm hứng khi bắt tay vào triển khai mô hình cafe sách, dưới đây là một vài quán đã làm rất tốt tại Việt Nam. Mỗi quán có một phong cách riêng, nhưng đều tạo dựng được cộng đồng khách trung thành và dấu ấn thương hiệu rõ rệt.

The Hidden Elephant Books & Coffee (Hà Nội)

  • Phong cách: hoài cổ, nhẹ nhàng và rất “thơ”
  • Điểm đặc biệt: không gian yên tĩnh tách biệt khỏi phố xá, menu đơn giản nhưng chất lượng, tủ sách được tuyển chọn kỹ.
  • Trải nghiệm khách hàng: có góc viết tay, khách có thể để lại lời nhắn trong sổ lưu bút hoặc tham gia các buổi “đọc cùng nhau” vào cuối tuần.
The Hidden Elephant Books & Coffee (Hà Nội)
The Hidden Elephant Books & Coffee (Hà Nội)

The Wiselands Coffee (TP.HCM)​

  • Phong cách: hiện đại, yên tĩnh, kết hợp không gian xanh mát

  • Điểm đặc biệt: sở hữu thư viện hơn 3.000 đầu sách đa dạng, không gian rộng rãi với nhiều cây xanh, phù hợp cho việc đọc sách và làm việc

  • Trải nghiệm khách hàng: chỗ ngồi được bố trí hợp lý, có nhiều bàn cao kèm ổ cắm điện, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; menu đồ uống đa dạng với cà phê, trà thảo mộc, sinh tố và bánh ngọt

The Wiselands Coffee (TP.HCM)​
The Wiselands Coffee (TP.HCM)​

Tiệm sách cũ Cà phê (Đà Nẵng)

  • Phong cách: mộc mạc, gần gũi, mang hơi hướng hoài niệm
  • Điểm đặc biệt: kết hợp bán sách cũ, có những đầu sách hiếm mà ít nơi có. Khách đến đây không chỉ để uống cà phê mà còn để “săn sách”.
  • Trải nghiệm khách hàng: thường xuyên tổ chức giao lưu thơ, nhạc acoustic, hoặc workshop thủ công.
Tiệm sách cũ Cà phê (Đà Nẵng)
Tiệm sách cũ Cà phê (Đà Nẵng)

Dù mô hình mỗi quán khác nhau, điểm chung là họ đều chú trọng đến trải nghiệm khách hàng và xây dựng một không gian mang bản sắc riêng – không chạy theo số lượng khách mà tập trung tạo kết nối sâu.

Mô hình cafe sách không đòi hỏi quá nhiều vốn, nhưng cần sự đầu tư về cảm xúc và trải nghiệm. Nếu bạn yêu sách, yêu không gian yên tĩnh và muốn tạo ra một quán cà phê “có hồn”, thì đây là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu hành trình kinh doanh của mình. Chỉ cần một kế hoạch rõ ràng và một định hướng đúng tệp khách hàng, bạn hoàn toàn có thể biến đam mê thành một mô hình kinh doanh bền vững

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Phạm Thu Hà
Tác giảPhạm Thu Hà

Biên tập viên

Là biên tập viên trong lĩnh vực marketing và bán hàng với 5 năm kinh nghiệm, tôi tập trung sản xuất nội dung chất lượng, cập nhật xu hướng, mang lại giá trị ứng dụng cao cho nhà bán hàng phát triển bền vững.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo