Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce trong doanh nghiệp

Khi thế giới thương mại điện tử không ngừng thay đổi và phát triển, sự ra đời của Headless Commerce được đón nhận và sẽ trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi với khả năng phân phối nội dung một cách hiệu quả. Vậy Headless Commerce là gì? Headless Commerce mang lại những lợi ích khổng lồ nào khi được ứng dụng trong các doanh nghiệp?

1. Headless commerce là gì?

Headless Commerce là một cấu trúc thương mại điện tử tách biệt front-end và back-end, được liên kết với nhau bằng API giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật chức năng mà không cần can thiệp vào người dùng hoặc các trang CMS.

Headless commerce là gì?
Headless commerce là gì?

Front-end và back-end là các phần cơ bản trong cấu trúc của một website:

  • Front-end: tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác khi truy cập vào website. Front-end bao gồm giao diện, nội dung, chức năng,...được tiếp nhận từ back-end
  • Back-end: tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến.

Các nền tảng thương mại truyền thống thường liên kết chặt chẽ 2 yếu tố này với nhau nên mọi thay đổi trên website đều yêu cầu cải tiến cả hai. Do vậy, mỗi thay đổi đều trở nên rủi ro, phức tạp hơn.

Bởi lẽ đó, việc tách biệt front-end và back-end là rất quan trọng. Các thương hiệu có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trên tất cả các kênh và các thiết bị. 

2. Đặc điểm của Headless commerce là gì?

Bí mật của Headless Commerce là API hoặc các giao diện chương trình ứng dụng. API là một phương thức trung gian giúp kết nối các ứng dụng và các thư viện khác lại với nhau với khả năng truy xuất đến một tệp các hàm thường dùng. 

Những nội dung mà khách hàng trải nghiệm được quản lý trên nền tảng back-end. Bạn có thể tận dụng nhiều hệ thống phụ trợ theo nhu cầu của mình như CMS (hệ thống quản lý nội dung), CRM ( quản lý khách hàng), DXP (nền tảng trải nghiệm kỹ thuật số),...

Các công cụ SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) bổ sung này xây dựng các điểm tiếp xúc cho khách hàng. Bất cứ khi nào khách hàng có điểm tiếp xúc với giao diện cửa hàng của bạn, lệnh gọi API sẽ gửi thông tin đó đến back-end. Khách hàng sẽ không nhìn thấy bất cứ thứ gì từ phần back-end khi bạn ứng dụng Headless Commerce cho website của mình.

Đặc điểm của Headless commerce là gì?
API là phương thức trung gian kết nối front-end và back-end

3. Những lợi ích của Headless commerce khi ứng dụng trong doanh nghiệp

3.1 Tăng khả năng tùy chỉnh

Nền tảng Headless Commerce cho phép bạn đạt được giao diện chính xác mà thương hiệu của bạn mong muốn giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Trong các nền tảng ứng dụng Headless Commerce, việc tách front-end và back-end thành hai phần riêng biệt giúp doanh nghiệp có được khả năng tùy biến vô tận để thiết kế hệ thống thương mại điện tử. 

Doanh nghiệp vừa có thể tối ưu chức năng thương mại điện tử vừa tùy chỉnh giao diện người dùng. Các hoạt động này được thực hiện đơn giản và ít rủi ro hơn do chúng không ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt tốt hơn các cơ hội mới trên thị trường.

3.2 Tốc độ tải trang nhanh hơn

Những nền tảng ứng dụng công hệ Headless Commerce thì front-end và back-end không còn liên kết thành một thể thống nhất với nhau, giúp việc lưu trữ độc lập và tập trung hóa hơn thông qua các kết nối API. Phương pháp này giúp xử lý lệnh gọi API nhanh hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử truyền thông. 

Điều này làm giảm lượng thông tin người dùng nhận và phải tải về, từ đó tăng tốc độ tải trang nhanh hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ truy cập vào trang web. Bằng cách sử dụng Headless Commerce, người mua sắm có thể chuyển đổi giữa các trang và thanh toán với tốc độ cực nhanh. 

Hơn nữa, tốc độ tải trang là một phần của SEO (Search Engine Optimization) nên khi cải thiện được điều này sẽ giúp nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Safari,...

Ứng dụng Headless Commerce làm tốc độ tải trang nhanh hơn
Ứng dụng Headless Commerce làm tốc độ tải trang nhanh hơn

3.3 Cá nhân hóa trải nghiệm dễ dàng

Trong môi trường headless, chủ doanh nghiệp có khả năng quản lý trải nghiệm người dùng trên nhiều thiết bị mà không làm xáo trộn các hệ thống với nhau. 

Hơn thế nữa, khi đã có các thông tin này, doanh nghiệp dễ dàng khai thác được hành trình của khách hàng và tùy biến quảng cáo, gợi ý mua hàng hay thiết lập các chính sách khuyến mại theo đúng nhu cầu và thói quen tiêu dùng của họ.

3.4 Tích hợp liền mạch

Ưu điểm khác từ các kết nối API chính là việc tích hợp cho hệ thống thương mại điện tử. Headless Commerce cho phép bạn tích hợp tất cả các hệ thống hiện có của mình để xây dựng trải nghiệm mua sắm bằng ngôn ngữ lập trình bạn chọn.

Ngoài ra, các kết nối API còn giúp bạn dễ dàng tích hợp các dịch vụ và tiện ích bên thứ 3 khác nhau như CRM, ERP, PIM, PI. Nhờ cấu trúc này mà doanh nghiệp còn có khả năng chạy kiểm thử nhanh các dịch vụ, tiện ích và đo lường mức độ phù hợp với các chiến dịch thương mại điện tử.

3.5 Tăng khả năng mở rộng

Headless Commerce làm giảm rào cản ranh giới giữa các quốc gia, khiến cho việc quốc tế hóa các cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Bạn dễ dàng tùy chọn đa tiền tệ và đa ngôn ngữ theo nhu cầu của doanh nghiệp. 

Một phần quan trọng khác trong các cấu trúc sử dụng Headless Commerce chính là kết nối giữa front-end và back-end bằng API. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng chỉnh sửa các tính năng cũ và phát triển các tính năng mới khi có nhu cầu mở rộng hệ thống hoặc mô hình kinh doanh.

3.6 Bán hàng đa kênh

Khi sử dụng cấu trúc này, kết nối API còn hỗ trợ việc tích hợp với nhiều kênh bán dễ dàng hơn. Bao gồm sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc các kênh mới khác trong tương lai.

Headless Commerce còn giúp tối ưu hóa nội dung trên các thiết bị như desktop, tablet, mobile được kết nối qua IoT (Internet of Things) nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Headless Commerce giúp bạn bán hàng đa kênh dễ dàng
Headless Commerce giúp bạn bán hàng đa kênh dễ dàng

3.7 Chi phí rẻ hơn trong dài hạn

Vận hành một nền tảng Headless Commerce tốn kém hơn so với website thương mại điện tử truyền thống. Nhưng nếu nhìn vào lâu dài, các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy cái vấn đề tiềm ẩn của hệ thống thương mại điện tử truyền thống như:

  • Chi phí vận hành và nâng cấp hệ thống cũ ngày càng cao.
  • Khi công nghệ càng được nâng cấp và cải tiến, hệ thống cũ có tốc độ tải ngày một chậm hơn. Nếu không cải tiến thì sẽ ảnh hưởng đến website của bạn, còn nếu nâng cấp thì lại tốn một khoản chi phí khá lớn.

Do vậy, việc sử dụng nền tảng Headless Commerce giúp hệ thống của bạn dễ dàng mở rộng/thu hẹp và giữ chân khách hàng tốt hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho các chiến dịch bán hàng và tiếp thị trong tương lai mà vẫn thu hút được tệp khách hàng tiềm năng tự quay lại.

Headless Commerce tiết kiệm chi phí trong dài hạn
Sử dụng nền tảng Headless Commerce giúp bạn tiết kiệm chi phí trong dài hạn

Tổng kết

Tóm lại, triển khai thương mại điện tử song song với Headless Commerce trong tương lai là một điều tất yếu đối với các doanh nghiệp có định hướng dài hạn trong thị trường này. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ việc ứng dụng và triển khai bởi nó còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và các nguồn lực khác trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Có phải tất cả các doanh nghiệp đều phải ứng dụng Headless Commerce không?

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM