Cách tối ưu SEO theo thuật toán Google Rankbrain hiệu quả

Để các chiến dịch SEO hiệu quả, bên cạnh việc phải nắm chắc các kỹ thuật SEO thì việc hiểu các thứ đánh giá và xếp hạng kết quả của Google cũng không kém phần quan trọng. và rankbrain chính là 1 trong các vấn đề mà bạn cần tìm hiểu. Vậy Google rankbrain là gì? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm này trong bài viết dưới đây.

1. Google rankbrain là gì?

Được công bố chính thức vào năm 2015, Google rankbrain là tên một thuật toán mà Google đặt cho hệ thống Machine Learning (AI) của mình. Với thuật toán này, tất cả dữ liệu đều được AI xử lý 1 cách chóng thông qua các thông tin đã được lập trình sẵn.

Ví dụ, rankbrain sẽ được nhận diện thư rác và phân loại hòm thư chính xác dựa trên những gì chúng đã được “học” trước đó. Đây chỉ là 1 phần rất nhỏ trong số những lợi ích to lớn mà rankbrain đem lại cho cả Google lẫn người dùng.

Vậy, Google rankbrain có vai trò gì đối với các kết quả trên trang SERPs?

Thứ hạng website, từ khóa của mỗi truy vấn đều được sắp xếp bởi rankbrain. Thuật toán này có thể tổng hợp kho dữ liệu đồ sộ trên internet, phân loại, xếp hạng chúng 1 cách minh bạch, cụ thể dựa trên các thang đánh giá có sẵn. Nhờ đó, rankbrain sẽ trả cho bạn kết quả chính xác, phù hợp với từng truy vấn của hàng triệu người dùng trên internet.

Có một điểm đáng chú ý, đó là kết quả trang SERPs sẽ không giữ nguyên mà sẽ có sự thay đổi theo phiên. Xuất hiện điều này là bởi rankbrain được thiết lập cơ chế đánh giá dựa trên trải nghiệm của người dùng.

Trong trường hợp rankbrain nhận thấy người dùng không hài lòng với kết quả (các chỉ số về traffic, time-on-site, navigate, giá trị nội dung …), thuật toán này sẽ thực hiện lại các bước để xếp hạng lại trang SERPs, và đó là lý do, tại mỗi phiên tìm kiếm, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi vị trí.

Google rankbrain là gì?
Google rankbrain là gì?

2. Cách tối ưu SEO theo thuật toán rankbrain

Tính đến thời điểm hiện tại, thuật toán rankbrain đã có sự thay đổi khá nhiều về cách làm việc. Nhưng xét 1 cách khách quan nhất, rankbrain vẫn có 1 quy chuẩn cơ bản, các SEOer có thể dựa vào đó để tối ưu website hiệu quả.

2.1 Hạn chế sử dụng các từ khóa đuôi dài

So với các từ khoá ngắn, việc SEO các từ khóa mở rộng được nhiều SEOer lựa chọn hơn cả, vì tính cạnh tranh thấp, dễ lên TOP. Tuy nhiên, nếu đánh giá 1 cách công tâm, các từ khoá dài thường có tỷ lệ chuyển đổi thấp, không đem lại nhiều giá trị cho website.

Vậy nên, bạn hãy hạn chế sử dụng những từ khóa đuôi dài để tránh lãng phí tài nguyên, hệ thống lại luồng nội dung để phù hợp với thuật toán rankbrain.

2.2 Tối ưu từ khoá dài trung bình

Những từ khoá dài trung bình có volume cao và cũng được đánh giá cao hơn từ khoá đuôi dài. Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn bộ keywords, đừng ngần ngại mà hãy tối ưu các từ khóa thuộc nhóm này để cải thiện thứ hạng website.

Cách tối ưu SEO theo thuật toán rankbrain
Tối ưu từ khoá giúp bạn dễ dàng lên TOP

2.3 Tối ưu title và description

Nếu bạn muốn cải thiện chỉ số CTR - tỷ lệ click thì title và thẻ meta description là 2 yếu tố mà bạn sẽ cần phải quan tâm, vì đây là điều đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy trước khi quyết định có truy cập trang web của bạn hay không. 

Cả title và description đều có hướng tối ưu khá giống nhau. Bạn có thể bổ sung tiền tố hoặc hậu tố để content trở nên thu hút và kích thích người dùng click hơn. Những nội dung mà người dùng thích thường là: Toplist, cập nhật mới, yếu tố trend, cảm xúc, case study, dữ liệu…

Ví dụ: Với 1 từ khóa là vẽ tranh số hóa, thay vì bạn đặt title đơn điệu là “Địa chỉ mua tranh số hóa”, bạn hoàn toàn có thể biến tấu thành “Bỏ túi 20 địa chỉ mua tranh số hóa uy tín, giá rẻ nhất hiện nay”.

Ngoài ra, vị trí đặt từ khóa và các mẹo để làm nổi bật từ khóa cũng là điều mà các SEOer cần áp dụng khi viết thẻ mô tả cho website của mình. Bạn càng làm khéo léo bao nhiêu, bạn càng dễ dàng nắm bắt được thuật toán rankbrain bấy nhiêu.

2.4 Tối ưu nội dung 

Thuật toán rankbrain rất thông minh, đồng nghĩa với việc bạn cần có phương án tối ưu sát với yêu cầu của Google nhất. Các chỉ số bạn nên quan tâm nhất chính là time on site (thời gian trên trang của 1 phiên) và bounce rate (tỷ lệ thoát trang). Hai chỉ số này tốt bao nhiêu, content sẽ càng được rankbrain đánh giá cao hơn bấy nhiêu.

Vậy, bài toán được đặt ra ở đây, làm sao để time on site tăng và bounce rate giảm?

  • Cập nhật nội dung và thời gian xuất bản

Bài viết của bạn ở vị trí tốt sẽ thu hút người đọc hơn. Vì vậy, hãy lên các kế hoạch tối ưu các nội dung trong khoảng 2 - 3 tháng đổ lại bằng cách thêm mới hoặc viết lại, thay đổi lại thời gian xuất bản thành mới nhất để Google rankbrain ghi nhận những cập nhật của bạn.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc thay đổi thời gian xuất bản quá nhiều, đặc biệt với những content quá cũ, vì có thể Google sẽ coi đây là hành vi gian lận và bạn sẽ bị nhận án phạt từ Google.

Tối ưu nội dung
Tối ưu lại nội dung sao cho chất lượng hơn
  • Sapo thu hút, ngắn gọn

Sapo là phần mở đầu bài viết, có tác dụng giữ chân người dùng ở lại tìm hiểu các nội dung được đề cập đến trong bài. Ngoài việc phải đảm bảo lời văn ngắn gọn, súc tích, sapo cần phải thu hút người dùng bằng cách đặt vấn đề thẳng thắn, giải quyết đúng nhu cầu của khách hàng. Làm tốt ở bước này chỉ số time on site và bounce rate sẽ được cải thiện rất nhiều.

  • Nội dung chuyên sâu, chất lượng

Thuật toán rankbrain sẽ xếp hạng website dựa trên những giá trị nội dung truyền tải. Và nội dung dài, chi tiết cũng khiến khách hàng dừng lại đọc lâu hơn. Hãy ưu tiên xuất bản những nội dung chuyên sâu, vừa để cung cấp nội dung toàn diện, vừa cải thiện các chỉ số cốt lõi của thuật toán rankbrain nhé.

Hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết này đã giúp bạn có thêm hiểu biết về các thuật toán của Google nói chung, thuật toán rankbrain nói riêng. Chúc các chiến dịch SEO của bạn thu được thành công lớn. Hãy cập nhật blog Sapo.vn mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản trị website nhé. 

Xem thêmCách viết content bán hàng chất như nước cất | Sapo Web

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM