Category là gì? Cách tạo mới category trên website

Category là thuật ngữ thường được sử dụng trong website và là một trong những thành tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình làm SEO. Vậy category là gì? Category và tag có gì khác nhau? Nên dùng bao nhiêu category là hợp lý? Hãy cùng Sapo.vn tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

1. Category là gì?

Category khi được dịch ra có nghĩa là danh mục/ thể loại. Trong website, category đóng vai trò là nơi tổng hợp và phân loại nội dung, thông tin cùng chủ đề thành những danh mục nhỏ hơn.

Nhiệm vụ của category là giúp người truy cập dễ dàng tìm kiếm thông tin mà mình đang quan tâm. Ngoài ra, category còn có chức năng bao quát hầu hết tất cả nội dung hiện có trên web.

Để có thể dễ dàng hình dung category là gì, chúng ta sẽ lấy ví dụ với trang: https://www.sapo.vn/blog

Khi truy cập vào trang Blog của Sapo, chúng ta sẽ thấy những mục như sau:

  • Kinh nghiệm kinh doanh 
  • Kênh bán hàng
  • Quản lý bán hàng
  • Ebook miễn phí

→ Đây được gọi là những category lớn của website (danh mục lớn).

Khi click vào một trong những mục này sẽ hiện ra những danh sách nhỏ hơn và đó được gọi là những category nhỏ. 

Trong SEO, thông thường tên của category sẽ được đặt theo từ khoá cần đẩy SEO. Những nội dung xuất hiện trong mục đó sẽ góp phần bổ sung thông tin cho từ khoá được dùng đặt tên cho category. Không chỉ bổ trợ SEO, category còn giúp những công cụ tìm kiếm dễ dàng quét thông tin trên trang web, từ đó truyền dữ liệu đến người truy cập một cách nhanh chóng, góp phần tăng lưu lượng truy cập và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website.

Category là gì
Category là gì? 

2. Sự khác nhau giữa tag và category là gì?

Khá nhiều người nhầm lẫn giữa tag và category bởi hai thuật ngữ này có khái niệm khá tương đồng nhau .Vậy sự khác biệt giữa tag và category là gì?

Category:

  • Bao quát nội dung rộng hơn
  • Giúp khách hàng định hình nội dung và mục đích của của toàn bộ trang web
  • Khách hàng có thể tìm rất nhiều nội dung cần thiết tương ứng với từng category 
  • Một category có thể có 2,3 hoặc nhiều category nhỏ bổ sung chi tiết cho category lớn.

Thẻ tag:

  • Gồm những bài viết, thông tin nằm trong một chủ đề nhất định
  • Khách hàng có thể tìm kiếm chùm bài cùng chủ đề tại tag
  • Tag giúp thường gắn tại cuối bài viết hoặc thêm vào trong bài và để link dẫn
  • Tag đứng độc lập, không phân biệt tag lớn - tag con
Sự khác nhau giữa tag và category là gì?
Sơ đồ biểu thị sự khác nhau giữa tag và category

Ví dụ về tag và category:

Tiếp tục với ví dụ category là gì phía trên với trang https://www.sapo.vn/blog. Bạn hãy click theo thứ tự như sau:

Kênh bán hàng (category lớn)  → Cách bán hàng trên website (category phụ) → Click vào một bài viết bất kỳ. Ở đây chúng ta sẽ lấy ví dụ bài viết “thiết kế website có khó không?”

Khi vào bài viết này, kéo xuống cuối bài chúng ta sẽ thấy những cụm từ: “Thiết kế website bán hàng” đây chính là tag. Chúng ta chỉ cần click vào tag là sẽ ra một loạt bài viết liên quan đến chủ đề thiết kế website. Những bài viết này có thể nằm trong nhiều category khác nhau nhưng đều được tổng hợp tại tag này.

Lưu ý: Một bài viết xuất hiện thông báo “Uncategorized” cho biết rằng bài viết này chưa được thêm vào category nào vì vậy hãy tiến hành thêm category để bài viết không bị "lạc" nhé.

3. Một trang web nên có bao nhiêu category?

Không phải một website càng nhiều category càng được đánh giá cao về nội dung, và cũng không phải càng ít category sẽ càng tốt cho tối ưu SEO. Mỗi một category xuất hiện trên website đều cần phải được tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng từ người quản lý web.

Không có một quy chuẩn nhất định nào về những đánh giá và xếp hạng của Google trên các trang web và cũng không giới hạn về số lượng category trên website. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, việc trang web của bạn có quá nhiều category sẽ khiến nội dung bị dày, lộn xộn dễ “mất điểm” trong mắt Google và cả người truy cập.

Tuỳ vào mặt hàng kinh doanh và mục đích thiết kế website của mỗi đơn vị khác nhau mà số lượng category cũng khác nhau, ví dụ:

  • Website bán hàng - giới thiệu: < hoặc = 10 category
  • Website chuyên tin tức (kênh thông tin, báo chí) - sàn TMĐT: Trên 10 category

Như đã nói ở trên, thông thường các SEOer sẽ sử dụng từ khoá để đặt tên cho category và volume từ khoá chính là chìa khoá quan trọng trong quyết định tên của các category đó. Nếu trong trường hợp volume các từ khoá thấp bạn có thể gom thành một category thay vì tạo quá nhiều.

Một trang web nên có bao nhiêu category?
Website bán hàng - giới thiệu chỉ nên sử dụng dưới 10 category

4. Cách thêm category trên website

Bạn có thể chủ động thêm category trên website một cách đơn giản với hai bước sau:

Bước 1: Vào trang quản trị, lựa chọn mục categories (danh mục)

Bước 2: Click vào add new categories (thêm danh mục)

Tại bước này bạn lần lượt điền thông tin vào các trường:

  • Tên danh mục: Tên category mà bạn muốn tạo thêm
  • Chuỗi cho đường dẫn tĩnh: Là phiên bản của tên hợp chuẩn với đường dẫn URL. Chuỗi này bao gồm chữ cái thường, số và dấu gạch ngang (-)
  • Chuyên mục hiện tại: Bạn có thể sử dụng nhiều cấp chuyên mục. Ví dụ trong category Cà phê có Cà phê đen, cà phê nâu, bạc sỉu…
  • Mô tả: Nhập mô tả cho category mới
  • Meta title: Nhập tên SEO
  • Meta Description: Nhập mô tả SEO
Cách thêm category trên website
Điền tất cả thông tin sau đó tiến hành thêm category 

Hy vọng bài viết category là gì của Sapo.vn đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin để phục vụ cho quá trình thiết kế website bán hàng hoặc kế hoạch SEO website. Chúc cho “đứa con tinh thần” của bạn sẽ được lòng khách hàng và nhanh chóng đạt được thứ hạng tốt trên trang SERPS (trang kết quả tìm kiếm).

Xem thêm: Meta description là gì? Cách viết meta description chuẩn SEO cho website

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM