Có người từng nói kinh doanh là con đường đơn độc, vì cho rằng cuộc đua này chỉ có cạnh tranh chứ không có đồng hành. Điều này thật ra cũng không sai, nhưng người xưa đã có câu: “Một cây làm chẳng lên non/Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, lại thấy những người thành công tâm sự rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng đội ngũ”. Thế giới này mỗi người đều có mục đích riêng, nhưng chẳng hiếm người có cùng mục tiêu để đạt được những mục đích đó. Hãy tìm cho mình người cộng sự như vậy để tin tưởng và hỗ trợ nhau vươn tới cái đích của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ bí quyết giúp bạn tìm được cộng sự phù hợp nhất khi khởi nghiệp kinh doanh.
Là một người lãnh đạo, bạn chịu trách nhiệm trong công việc kinh doanh của chính mình cùng các đối tác là bạn bè của bạn thì giao tiếp là điều vô cùng cần thiết. Khác với các mối quan hệ ngoài khi không bị ràng buộc tình cảm, kinh doanh cùng bạn bè sẽ nảy sinh nhiều rắc rối xung quanh. Ví dụ đơn giản như việc, bạn bạn làm sai, nhưng vì đó là 1 lỗi nhỏ và tình cảm bạn bè bạn bỏ qua. Nhưng điều đó diễn ra nhiều lần và dẫn đến cuộc cãi vã lớn hơn ngoài tầm kiểm soát của chính bạn. Vì vậy hãy bắt đầu giải quyết những điều cơ bản liên quan đến lợi ích qua cuộc trò chuyện khó khăn ban đầu. Thậm chí những cuộc thảo luận thẳng thắn về các vấn đề nhạy cảm như vốn chủ sở hữu, tiền lương, mô tả công việc, thậm chí là những xung đột chắc chắn sẽ xảy ra.
1. Bổ sung kỹ năng cho nhau
Dù là thiên tài thì không phải lĩnh vực nào bạn cũng biết hoặc làm tốt như chuyên môn của mình, đó là lý do quan trọng vì sao bạn cần tìm những người cộng sự hỗ trợ. Trong công ty của tôi, sếp tổng và phó tổng là bạn đại học của nhau, khi hợp tác để cùng xây dựng công ty thì sếp tổng là người lên ý tưởng sản phẩm, lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh còn sếp phó lo về mảng nhân sự, tuyển dụng và điều hành hoạt động nội bộ. Hai người mặc dù làm hai công việc khác nhau nhưng lại có sự liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Đừng nhầm lẫn giữa bổ sung và đối lập, khi hai người có suy nghĩ và cách làm trái ngược nhau thì hệ thống mà họ xây dựng rất dễ đổ vỡ, công việc vì vậy mà khó hoàn thành tốt đẹp được.2. Hiểu rõ vai trò và tính chất công việc
Mặc dù là cộng sự với nhau nhưng trong doanh nghiệp luôn có sự phân cấp rõ ràng để dễ quản lý, đôi khi đây cũng là lý do dẫn đến nhiều bất hoà không đáng có. Là khi cộng sự không phục những chiến lược mà bạn đưa ra và có những hành động vượt quyền, có thể ban đầu đều vì lợi ích của công ty nhưng sau đó sẽ là sự ganh đua ngầm. Đố kỵ chính là thứ đáng sự nhất để phá huỷ sự đoàn kết của một doanh nghiệp. Khi lựa chọn cộng sự bạn cần nói rõ sự phân công trong công việc với họ, nếu họ hiểu và chấp nhận thì hãy hợp tác, mọi thứ nên rõ ràng ngay từ đầu để không có sự tranh chấp sau này.3. Chung mục tiêu
Để có thể chạy cùng nhau trên một con đường thì hai người phải có cùng đích đến, nếu không chung mục tiêu thì rất có thể bạn sẽ bị bỏ rơi hoặc xảy ra xung đột về lợi ích giữa chừng. Tìm cộng sự để khởi nghiệp kinh doanh cũng vậy, giả sử mục tiêu của bạn là mở rộng doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài nhưng cộng sự chỉ muốn phát triển trong nước thì rất khó làm việc chung dù hai người có hợp nhau đến mấy. Mục tiêu khác nhau dẫn đến chiến lược phát triển khác nhau, chiến lược khác nhau dẫn đến kế hoạch và phương pháp thực hiện cũng không như nhau, như vậy thì sớm hay muộn giữa bạn với cộng sự cũng xảy ra mâu thuẫn mà thôi. Tốt hơn hết là tìm những người có cùng tầm nhìn, cùng quyết tâm với mình để bắt đầu, trong quá trình làm việc nên điều hoà lẫn nhau để đạt hiệu quả tốt hơn.