5 bí quyết xây dựng link nội bộ cho SEO On-page

Link nội bộ - internal link  là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của kế hoạch tối ưu SEO On-page. Tai sao lại cần phải xây dựng link nội bộ? Cách xây dựng link nội bộ như nào? Hãy cùng tìm hiểu một số bí quyết giúp bạn có một hệ thống link nội bộ tối ưu nhất trng bài viết dưới đây.

Thiết kế website các ngành nghề
Thiết kế website các ngành nghề!

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

1. Link nội bộ? Vì sao cần phải xây dựng?

Trong thế giới SEO rất nhiều người chỉ tập trung vào Backlink và cố gắng xây dựng một liên kết tốt dẫn từ những website uy tín để tăng thứ hạng cho trang web của mình. Tuy nhiên, họ đã quên mất sức mạnh nội tại trong chính website của mình, đó chính là link nội bộ (Internal Link).

Về cơ bản, link nội bộ giống như cầu nối giữa các trang trong website của bạn, chúng có 3 tác dụng chính như sau:

– Đóng vai trò điều hướng trang

– Xác định cấu trúc và hệ thống phân cấp của website rõ ràng hơn

– Tăng uy tín và thứ hạng của trang được trỏ đến

Hai tác dụng đầu tiên chủ yếu phục vụ cho người dùng, giúp họ có trải nghiệm tốt hơn trên website, còn điều cuối cùng lại rất hữu ích cho SEO. Khi bạn xây dựng được một hệ thống link nội bộ tốt thì bạn sẽ có cả 3 điều trên.

Ngoài ra các liên kết nội bộ còn giống như bảng chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm như Google thu thập thông tin.

Hãy tưởng tượng mỗi trang trên website là một ngôi nhà thì Internal Link giống con đường nhỏ nối từ nhà này đến nhà kia, Google sẽ đi theo các con đường đó để duyệt nội dung.

Bên cạnh đó nó cũng làm tăng thời gian ở lại trang, giảm tỉ lệ thoát của người dùng vì họ sẽ nhấp vào liên kết để sang trang khác thay vì thoát đi.

Link nội bộ
Vì sao cần xây dựng link nội bộ?

Xem thêm: SEO on-page là gì? 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website

2. Bí quyết xây dựng internal link cho SEO On-page

Giờ bạn đã thấy tầm quan trọng của liên kết nội bộ với SEO Onpage chưa? Nếu muốn có một hệ thống tối ưu thì hãy tham khảo 5 bí quyết hữu ích sau đây:

2.1 Tạo nội dung chất lượng

Bạn không thể tạo ra một hệ thống link nội bộ chặt chẽ nếu nội dung của bạn hời hợt và chẳng liên quan gì với nhau. Một số người vì muốn làm tăng uy tín cho trang đích nên cố nhồi nhét liên kết vào các trang khác trỏ về nó dù nội dung giữa chúng không mấy liên quan.

Điều này hoàn toàn vô nghĩa và ở một mức độ nào đó còn ảnh hưởng tới việc SEO của bạn. Vì vậy khi có ý định xây dựng hệ thống link nội bộ hãy lập danh sách nội dung rồi lên kế hoạch viết, như vậy việc điều hướng cũng dễ dàng hơn.

Bí quyết xây dựng link nội bộ cho SEO On-page
Content là yếu tố hàng đầu khi xây dựng link nội bộ

2.2 Không nhất thiết phải cố định số lượng liên kết nội bộ

Nhiều người cho rằng nhồi nhét liên kết nội bộ vào bài viết vừa rối mắt vừa không có nhiều tác dụng, điều này đúng nhưng không phải tuyệt đối.

Thông thường một trang nên có từ 2 đến 3 link nội bộ, nhưng có thể thể nhiều hơn nếu cần thiết cho người dùng. Điều quan trọng là cách bạn đặt link và những link này có thực sự hữu ích hay không.

Ví dụ bạn đang viết một bài tổng hợp các bí quyết SEO từ trước đến giờ mình đã chia sẻ, chỉ cần bạn dẫn dắt tốt thì bạn đặt gấp đôi số link nội bộ cũng không ảnh hưởng gì, người đọc thậm chí còn cảm ơn sự tỉ mẩn của bạn.

2.3 Sử dụng Anchor Text phù hợp

Anchor Text là một cụm từ dùng để gán liên kết nội bộ, nó không chỉ giúp người đọc biết mình sẽ nhấp vào liên kết gì mà còn là dấu hiệu cho các công cụ tìm kiếm lần theo.

Thông thường các SEOer hay dùng từ khóa là Anchor Text luôn, sẽ hỗ trợ việc tăng thứ hạng cho từ khóa đó. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng, sẽ bị tính vào spam, việc đặt Anchor Text cũng phải liên quan đến nội dung bài viết và rõ ràng để người đọc dễ hiểu.

2.4 Không quá 3 lần nhấp chuột

Trong SEO có một quy tắc không chính thức như sau: Từ trang chủ đến một trang đích bất kỳ không được vượt quá 3 lượt nhấp chuột.

Đây không phải yếu tố bắt buộc nhưng nó sẽ tốt cho việc xây dựng cấu trúc website của bạn, hỗ trợ quá trình SEO Onpage.

Như vậy các internal link nên dẫn trực tiếp tới trang đích hoặc cùng lắm là qua một cầu trung gian, đừng khiến người dùng và công cụ tìm kiếm lạc vào “mê trận link” do bạn tạo ra.

Không quá 3 lần nhấp chuột
Click chuột quá nhiều không tốt khi xây dựng link nội bộ

2.5 Sử dụng Deep Link và đặt Dofollow

Hiểu một cách đơn giản thì Deep Link là các liên kết đưa người đọc đến một bài cụ thể thay vì đưa về trang chung chung, các bài viết này sẽ phù hợp với ngữ cảnh được nói đến trong đoạn văn.

Ngoài ra hãy để những liên kết này ở chế độ Dofollow để các công cụ tìm kiếm có thể đi theo nó đến những bài viết khác.

2.6 Sử dụng công cụ Screaming Frog

Screaming Frog là công cụ quen thuộc được các SEOer sử dụng để kiểm tra và tối ưu hoá website. Và một trong những tính năng không thể bỏ qua của Screaming Frog chính là check internal link để lên kế hoạch audit internal link sao cho phù hợp.

Sử dụng Screaming Frog, bạn chỉ cần lựa chọn "Crawl all subdomains", hệ thống sẽ lập tức thu thập toàn bộ dữ liệu internal link trên hệ thống. Nhờ vào những thông tin nhận được, bạn có thể tiến hành audit hoặc đặt lại các internal link theo cấu trúc logic hơn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về tầm quan trọng của internal link và một số bí quyết xây dựng internal link phục vụ quá trình SEO Onpage, hi vọng sẽ giúp website của bạn nhanh chóng thăng hạng trên Google.

Xem thêmCông cụ tối ưu SEO cho website hiệu quả nhất hiện nay

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM