Kinh nghiệm mở cửa hàng kim khí hiệu quả nhất 2024

Sapo sẽ tư vấn cho bạn cách chinh phục thị trường kim khí, nên setup cửa hàng như thế nào, bán sản phẩm này như thế nào? Cùng với sự phát triển của ngành Xây dựng, nhu cầu đồ kim khí càng gia tăng.

Vậy nên nếu bạn đang có ý định kinh doanh bằng cách mở cửa hàng kim khí nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Hãy để Sapo Blog chia sẻ một số kinh nghiệm mở cửa hàng kim khí. Giúp bạn có thể nhanh chóng mở một cửa hàng kinh doanh kim khí

mở cửa hàng kim khí

Mở cửa hàng kim khí cần lưu ý những gì?

1. Tiềm năng khi mở cửa hàng đồ kim khí là gì?

Sự phát triển của ngành xây dựng ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu với các sản phẩm kim khí tăng vọt. Tất cả các công trình xây dựng hay thi công ngoại thất, nội thất hầu như đều cần sử dụng đến các sản phẩm kim khí. Ngoài ra các ngành nghề có liên quan đến nghề mộc hay cơ khí cũng thường xuyên sử dụng các đồ kim khí. 

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng kim khí được xem là quen mặt đối với các hộ gia đình. Gia đình nào mới chuyển về chung cư, nhà mới chẳng cần ít ốc vít, đường dây điện, vòi phun nước tưới cây, chiếc búa,...  Nhìn chung là tất cả các vật dụng từ nhỏ đến to bằng kim loại dùng trong cuộc sống hàng ngày mà ai ai  cũng cần.

Các công ty xây dựng, thiết kế ngày càng phân công chuyên môn hoá từng mảng thi công, nên sẽ tách với nguyên lý mua của người sản xuất bán cho người tiêu dùng, hưởng phần giá chênh lệch từ việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng sẽ là bản chất sinh lợi nhuận của bất kỳ mô hình kinh doanh nào.

Cộng với nguyên lý xếp chồng, nhiều cái nhỏ góp lại sẽ được một cái to - có nghĩa là mỗi thứ bạn bán ra lãi thu về được một ít và nhiều phần lãi ít đó sẽ mang lại tổng doanh thu lớn Vì vậy, việc mở cửa hàng bán đồ kim khí được xem là một hướng kinh doanh nổi bật. Và có thể sẽ giúp bạn gặt hái được thuận lợi nhờ nhu cầu người dùng cao. 

cửa hàng kim khí

2. Tư vấn mở cửa hàng kim khí bắt đầu như thế nào?

2.1. Ai là đối tượng phù hợp mở cửa hàng kim khí

Nhìn thì đơn giản, nhưng để có một cửa hàng kim khí đủ điều kiện đi vào hoạt động bạn cũng cần chuẩn bị cho mình khoảng vài trăm triệu. Vì thế nếu không phải là người có số vốn tương đối, cũng như có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn đừng liều mình nhảy vô kinh doanh thị trường kim khí nhé.

Thông thường, những công ty, cửa hàng kim khí khi mở ra thường là “sân sau”: cho một tổng công ty về xây dựng, hoặc thiết kế, và dịch vụ kim khí họ cung cấp như là một giải pháp trọn gói đến khách hàng. Hoặc bạn phải có mối quan hệ, kiến hợp đồng dễ dàng.

2.2. Xác định khách hàng mục tiêu

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu khi kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng. Bạn cần khoanh vùng các khách hàng của mình. Bắt đầu từ các hộ gia đình xung quanh. Tuy nhiên, nếu muốn duy trì việc hoạt động kinh doanh đồ kim khí hiệu quả bạn cần phải mở rộng quan hệ với các đối tác lớn hơn.

Sau một thời gian mở cửa hàng, bạn có thể dần mở rộng tệp khách hàng. Nhắm đến các chủ thầu xây dựng hay các xưởng mộc, xưởng hàn, xưởng cơ khí cần các vật tư kim khí để hoạt động.

2.3. Xác định mặt hàng kim khí bạn muốn kinh doanh

Dưới đây là một số sản phẩm đồ kim khí nổi bật nhất bạn có thể lựa chọn để kinh doanh, bao gồm:

  • Bu lông, ốc vít các loại.
  • Các dụng cụ như kìm, tua vít, cờ lê, doa, đột, đục, khoan.
  • Bộ công cụ đá cắt, đá mài, đá đánh bóng.
  • Các loại lưới sắt, lưới inox.
  • Bản lề cửa, chốt, bánh xe.
  • Bộ chổi sơn, rulo, xẻng, bay, bàn xoa xây dựng.
  • Kéo, cưa, dao các loại.
  • Các loại thước dây, thước mét, thước Nivo.
  • Các loại khóa.
  • Thang gấp, thang rút các loại.
  • Hộp đựng dụng cụ cơ khí.
  • Một số máy móc cơ khí dân dụng như máy khoan, máy cắt, máy hàn,…
  • Một số loại vật tư xây dựng và đồ kim khí khác.

2.4. Lấy nguồn hàng kim khí ở đâu?

Thông thường, các cửa hàng kim khí đều kinh doanh theo hình thức như ở trên Sapo đã đề cập đó là mua của người sản xuất bán cho người tiêu dùng. Bạn có thể nhập hàng từ các nguồn hàng sau đây:

  • Từ các công ty, nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm kim loại

Đây được coi là nguồn hàng hóa tuyệt vời nhất vì bạn có thể có được nhiều lựa chọn sản phẩm kim loại với giá khá rẻ. Nhưng mỗi đơn hàng thường yêu cầu số lượng nhập số lượng lớn, vốn đầu tư cũng không hề nhỏ. Đặc biệt, nếu bạn muốn trở thành đại lý cho một công ty, nhà máy thì cửa hàng của bạn cần phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định.

  • Từ các đại lý cấp một và các cửa hàng phần cứng lớn

Nguồn hàng này phù hợp với những người muốn kinh doanh đại lý cấp 2, cấp 3 hoặc không có nhiều vốn. Ưu điểm là bạn có thể chủ động kiểm soát số lượng hàng hóa, tiết kiệm phí vận chuyển, nội dung hợp đồng linh hoạt. Nhược điểm là giá sản phẩm thường cao hơn so với việc nhập trực tiếp từ công ty hoặc xưởng sản xuất phần cứng.

  • Từ các làng nghề chuyên về sản phẩm kim khí

Đây chắc chắn là nguồn không thể bỏ qua. Các mặt hàng ở đây sẽ đảm bảo chất lượng, đẹp mắt và số lượng với mỗi đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay số làng nghề truyền thống chuyên làm đồ kim loại không nhiều. Vì vậy, việc tiếp cận nguồn cung cấp này càng ngày càng khó khăn hơn.

Ngoài những gợi ý trên, nếu điều kiện cho phép, bạn chắc chắn có thể cân nhắc việc nhập sản phẩm từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… để kinh doanh.

2.5. Lên chiến lược kinh doanh khi mở cửa hàng kim khí

Với dự định kinh doanh đầy đủ các sản phẩm kim khí, tỉ mỉ từ: búa, kìm cộng lực, chổi, lô lăn sơn, đá mài, đá cắt,... và số vốn xây dựng mở cửa hàng kim khí từ 100 - 200  triệu trở lên

Chiến lược kinh doanh khi mở cửa hàng kim khi có thành lập công ty riêng từ những nhà tư vấn hàng đầu là: Lập một kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử hoặc một trang Facebook bán hàng để giới thiệu các sản phẩm của cửa hàng kim khí. Ngày nay, mọi cửa hàng, công ty đều có kênh truyền thông, để giới thiệu hình ảnh sản phẩm đến khách hàng. Đơn giản nhất  là tạo lập một trang Facebook vừa có thể giúp bạn dễ dàng bán hàng, và đặt mua sản phẩm cơ khí trực tiếp bằng cách thiết lập kênh đặt hàng online qua Messenger, SMS vừa thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng 

Xem thêm: Lưu ý cho chiến lược kinh doanh online thành công

Nếu đã tìm hiểu về ngành hàng kim khí, bạn sẽ thấy những thứ này chẳng khác gì buôn bán tạp hoá, từ A đến Z thứ gì cũng cần phải có, mới thu hút được khách hàng đến đông hơn. Việc bán hàng cũng được quy hoạch hơn khi dùng phần mềm quản lý. Mọi thao tác sẽ được tiến hành chuyên nghiệp, có hoá đơn, báo cáo doanh thu. Một phần mềm quản lý cửa hàng kim khi sẽ hỗ trợ bạn:

  • Quản lý số lượng lớn hàng hóa một cách có tổ chức
  • Quản lý tồn kho chính xác tới từng mặt hàng
  • Luôn theo sát tình hình kinh doanh của cửa hàng

Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng kim khí ngay bây giờ. Lên kế hoạch kinh doanh: Phần này khá phức tạp, nắm được kế hoạch, việc mở cửa hàng kim khí của bạn sẽ nhanh chóng đi vào guồng quay chỉ sau thời gian hoạt động từ 3 - 6 tháng. 

cửa hàng kim khí
Lên chiến lược kinh doanh khi mở cửa hàng kim khí

2.6. Mở cửa hàng kim khí cần bao nhiêu vốn?

Như Sapo đã chia sẻ ở trên, những người có kinh nghiệm tư vấn mở cửa hàng kim khí, với một cửa hàng kim khí bạn cần có ít nhất số vốn là khoảng 100 - 200 triệu. Các chi phí bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Tiền thuê mặt bằng dao động từ 7 – 20 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào địa điểm thuê.
  • Chi phí nhập hàng: Tùy theo sản phẩm và số lượng, tiền nhập hàng dao động từ 50 – 150 triệu đồng hoặc hơn.
  • Chi phí trang trí, sửa chữa cửa hàng: Đây là khoản chi phí không cố định, tùy thuộc vào tình trạng của cửa hàng và ý tưởng trang trí của bạn. Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tự làm hoặc thuê người làm giá rẻ. Tổng chi phí cho khoản chi này giao động từ 20 - 30 triệu đồng.
  • Chi phí quảng cáo, marketing: Đây là khoản chi phí quan trọng để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Bạn có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như in tờ rơi, dán áp phích, đăng tin trên mạng xã hội, website, diễn đàn,… Chi phí cho mỗi hình thức quảng cáo sẽ khác nhau.
  • Chi phí nhân công: Nếu bạn không thể tự quản lý cửa hàng một mình, bạn sẽ cần thuê nhân viên để hỗ trợ. Mức lương cho nhân viên sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và thời gian làm việc của họ.

Tổng kết lại, để mở cửa hàng kim khí bạn cần có ít nhất 100 – 200 triệu đồng vốn đầu tư. Tuy nhiên, số vốn này có thể thay đổi tùy theo quy mô kinh doanh, địa điểm và các yếu tố khác. Bạn nên lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và tính toán chi tiết các khoản chi phí để có được số vốn chính xác nhất.

cửa hàng kim khí
Mở cửa hàng kim khí cần bao nhiêu vốn?

2.7. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo

Hiện nay, đa số các cửa hàng kinh doanh đồ kim khí vẫn tiến hành các hoạt động từ ghi chép sổ sách, đến việc quản lý các mặt hàng đều rất thủ công. Việc này gây nhiều khó khăn, trở ngại trong việc thống kê nhanh chóng cho người quản lý cửa hàng. 

Để không phải gặp nhiều sai sót trong kinh doanh và nâng cao chất lượng để phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng, các chủ cửa hàng cần sắm cho mình một phần mềm bán hàng Sapo - một giải pháp toàn diện, hiện đại và chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ.

Sapo POS sẽ là một cánh tay phải đắc lực với một số tính năng toàn diện như:

  • Ngành hàng kim khí là một ngành có hàng trăm hàng nghìn danh mục sản phẩm với đủ các thể loại, kích cỡ, mẫu mã khác nhau. Việc phải ghi nhớ giá cho từng loại sản phẩm là điều rất khó khăn cho người bán hàng. Với phần mềm Sapo POS và máy quét mã vạch, người bán có thể tính tiền tự động hàng trăm mặt hàng, rút ngắn thời gian thanh toán tại quầy.
  • Sapo POS còn hỗ trợ các cửa hàng tự động đồng bộ về số lượng hàng tồn kho. Kiểm soát chặt chẽ, chính xác số lượng mặt hàng trong kho để cửa hàng chủ động kế hoạch nhập hàng khi sắp hết.
  • Không cần phải ghi chép sổ sách, tính toán phức tạp doanh thu bán hàng được hệ thống cập nhật tức thời, các chủ cửa hàng có thể xem báo cáo, nắm được tình hình kinh doanh của cửa hàng mọi lúc mọi nơi, chỉ cần một chiếc điện thoại, máy tính bảng hay máy tính có kết nối Internet, cực kỳ tiện lợi.

Với những tính năng và lợi ích trên, phần mềm Sapo là sự lựa chọn tuyệt vời cho các chủ cửa hàng kim khí thủ công. Bạn có thể dùng thử miễn phí phần mềm Sapo hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Hãy nhanh tay đăng ký và trải nghiệm phần mềm Sapo ngay hôm nay để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng của bạn! 

3. Tổng kết

Chi phí đầu tư cho từng lĩnh vực và cách xử lý món vốn như thế nào, Sapo giới thiệu trong bài viết khác nhé. Với sự tư vấn mở cửa hàng kim khí như trên, Sapo chắc rằng các bạn đã bỏ túi được một vài kinh nghiệm riêng cho mình rồi phải không?

Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có được những kinh nghiệm mở cửa hàng kim khí thành công. Chúc bạn thành công với cửa hàng kim khí nhé.

Tweet
4.5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM