Thương mại điện tử Việt Nam 2015 vấn tiếp tục hàn gắn "lỗ hổng niềm tin"

Với 90 triệu dân, tốc độ bùng nổ internet mạnh mẽ nhất thế giới, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng hội tụ đầy đủ các yếu tố cho sự phát triển của thương mại điện tử. Bước sang 2015, Hiệp hội thương mại điện tử dự báo giao dịch trong lĩnh vực này của nước ta có thể đạt tới 4 tỷ USD, tuy nhiên các chuyên gia cũng đánh giá con số này vẫn quá nhỏ so với tiềm lực thực sự của thị trường. Căn nguyên được lí giải vẫn bởi “lỗ hổng niềm tin” của người tiêu dùng, vậy nên nhiệm vụ trọng tâm của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2015 vẫn là nỗ lực hàn gắn “lỗ hổng” này.

1. Thị trường Việt Nam là mảnh đất phù sa màu mỡ cho thương mại điện tử

Từ cách đây rất lâu, giới quan sát đã sớm dự báo rằng Thương mại điện tử sẽ sớm làm thay đổi cục diện bức tranh mua sắm Châu Á. Không phải là kinh đô thời trang thế giới, cũng không phải nơi ra đời của các nhà bán lẻ đình đám nhất thế giới nhưng những thống kê của eMarketer đã cho thấy thị trường mua sắm trục tuyến Châu Á là nơi nóng bỏng nhất trên thế giới. Riêng trong năm 2014, doanh số TMĐT toàn châu Á đã đạt cột mốc kỷ lục 1.470 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2013.

5-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-tren-di-dong2

Có rất nhiều số liệu chứng minh Việt nam là mảnh đất phù sa màu mỡ vô cùng thuận lợi cho Thương mại điện tử bởi gần 40 triệu người dùng internet thường xuyên, hệ thống ngân hàng dày đặc, liên kết mạnh mẽ và chặt chẽ, hàng trăm triệu chiếc thẻ ngân hàng đã được phát hành. Sự thực này đã được nhiều tờ báo khẳng định, tờ Bangkokpost cũng nhận định Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường TMĐT lớn ở châu Á với lượng người tiêu dùng trẻ đông đảo.

Vào thời điểm này chắc chắn có rất nhiều “ông lớn” chuẩn bị cho chiến dịch ra mắt và bùng nổ tại Việt Nam bởi đã đến thời hạn nước ta thực hiện cam kết khi gia nhập WTO sẽ mở cửa thị trường. Nhiều tập đoàn đặt chân vào thị trường Việt Nam thông qua các đại lí, một số khác đã xâm lấn bằng các website bán hàng được quảng cáo rầm rộ được đầu tư nhiều triệu đô la. Ngoài ra cũng không ít các công ty trong nước chuyển hướng hòa mình vào xu hướng này như Tiki, Vatgia…Tuy nhiên, những tồn động đã được chỉ ra trong năm trước cần phải được khắc phục ngay lập tức trong năm nay, “lỗ hổng niềm tin” nếu như không được bồi đắp không khác gì việc các doanh nghiệp tự tay đánh mất cơ hội của mình, mang lợi nhuận tới tay đối thủ.

thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2015-tiep-tuc-han-gan-lo-hong-niem-tin1

2. Lỗ hổng niềm tin của người tiêu dùng với thương mại điện tử Việt Nam

Thương mại điện tử Việt Nam được ví như một con hổ lớn nhưng vẫn đang “say ngủ”, đang mộng mị lạc lối trong sự thiếu niềm tin vào mua sắm qua mạng và thanh toán trực tuyến, chính bởi vậy nên nó vẫn chưa thể thực sự sải bước được. Vấn đề này đã được đề cập tới nhiều lần bởi nhiều tờ báo và các cơ quan ngôn luận, bởi chính người tiêu dùng lên tiếng nhưng vẫn chưa có lời giải hợp lí nào để củng cố niềm tin cho người tiêu dùng. Trên thực tế thì không thể đòi hỏi niềm tin bởi hình thức thương mại điện tử nửa vời của hầu hết doanh nghiệp vẫn còn tràn lan với các chiêu thức lừa đảo bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Hiện tượng khách hàng tham khảo sản phẩm trên website với các hình ảnh lung linh, bắt mắt nhưng khi nhận được hàng thì khác xa hoàn toàn, không có giá trị sử dụng hoặc sử dụng được trong một thời gian ngắn ngủi. Tồi tệ hơn không ít trường hợp trường hợp khách hàng chuyển tiền xong là doanh nghiệp, cửa hàng “bùng tiền”, không giao hàng, coi như không biết chuyện gì. Chính vì vậy nên đa phần khách hàng chỉ lựa chọn hình thức mua sắm qua mạng khi bất đắc dĩ, ở một số đơn vị quen hoặc là lựa chọn hình thức giao hàng rồi mới thanh toán tiền mặt và chỉ mua một số mặt hàng không thực sự có giá trị hay thiết yếu. Những vấn đề này đã gây ra nhận thức sai lệch về thương mại điện tử Việt Nam, hạn chế sự phát triển của xu hướng này.

thuong-mai-dien-tu-van-khat-nhan-luc

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này cũng xuất phát từ hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng trong thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn lạc hậu khá nhiều so với nhịp độ phát triển và những thách thức quản lý mà TMĐT đặt ra. Ngoài ra, phương tiện thanh toán, vận chuyển, giao hàng, chi phí… của lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn rất yếu, lạc hậu, lạc nhịp. Cần thiết phải có những quy định chuẩn mực và chặt chẽ để thay đổi tình trạng này. Trước mắt đó có thể là quy định về việc phải có giấy tờ, chứng từ bảo hành, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng do các cơ quan chức năng ban hành, từ đó niềm tin vào quyền lợi hậu mãi và giao dịch sẽ được củng cố. Tiếp theo đó là việc quản lý các website bán hàng chặt chẽ, cảnh báo người tiêu dùng chỉ mua hàng tại những địa chỉ đã đăng kí và có giấy phép cả cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi của bản thân, thông báo những địa chỉ website bán hàng online không có trụ sở để kịp thời giải quyết.

Khác với các phương pháp bán lẻ truyền thống, khách hàng và người bán không nhìn thấy nhau, người mua không thể tận tay chọn lựa sản phẩm thì niềm tin chính là giấy thông hành, chất kết nối, là yếu tố sản sinh lợi nhuận và giao dịch. Vậy nên phải khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo, rắc rối trong thanh toán, chụp giật trong giao dịch thì mới có thể khiến người tiêu dùng thoải mái mua sắm, thương mại điện tử Việt Nam mới có thể cất cánh được.

Tối ưu hóa website thương mại điện tử cho bán hàng online

Tạo dựng niềm tin cho website thương mại điện tử

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM