Tem nhãn là gì? Quy trình quản lý và in tem dán sản phẩm chuẩn nhất

Tem nhãn là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trên mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn làm rõ vai trò của tem nhãn cũng như những lưu ý trong việc in, quản lý tem nhãn. 

1. Tem nhãn là gì?

Tem nhãn chính là dấu hiệu giúp người mua, người bán nhận biết được sản phẩm của một thương hiệu. Cùng với đó là thể hiện những thông tin về hàng hóa như tên sản phẩm hay đơn vị sản xuất,...Chất liệu, kích thước cũng như hình dáng của tem nhãn vô cùng đa dạng và không phụ thuộc vào bất kỳ tiêu chuẩn nào. 

Tem nhãn thường được dùng để thể hiện các thông tin quan trọng của một sản phẩm như: Tên sản phẩm, nhãn hiệu, logo thương hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, cách sử dụng, cách bảo quản, công dụng,...để người mua có thể theo dõi và đánh giá tính phù hợp. 

tem nhãn

Tem nhãn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Nó không chỉ giúp nhà sản xuất quản lý sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp, hiệu quả mà còn là yếu tố giúp tăng niềm tin, sự tin cậy, thu hút khách hàng hơn. Từ đó, đảm bảo hiệu quả trong việc tiêu thụ, mang lại lợi nhuận và doanh thu tốt nhất.  

Mặt khác, đối với người tiêu dùng, tem nhãn sẽ giúp người tiêu dùng nắm được các thông tin chính về sản phẩm như công dụng, thành phần, cách dùng,...Đồng thời, giúp người dùng phân biệt được sản phẩm thuộc thương hiệu nào và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 

Xem thêm: Cách quản lý hàng hóa hiệu quả, chống thất thoát cho chủ shop

2. Phân loại tem nhãn

Thông thường, tem nhãn được phân biệt dựa theo một số tiêu chí cụ thể:

Theo vị trí: Tem nhãn sẽ được phân làm 3 loại chính là tem nhãn chính, tem nhãn phụ, tem nhãn bảo hành, chống hàng giả. 

  • Tem nhãn chính: Được dán chính trên các mặt hàng, nội dung tem sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm tới người dùng.
  • Tem nhãn phụ: Thường được dùng cho các sản phẩm nhập khẩu với các thông tin đã được dịch sang tiếng Việt. 
  • Tem nhãn bảo hành, chống hàng giả: Cam kết bảo hành sản phẩm

Theo hình dạng:

  • Tem hình vuông/ hình chữ nhật: Nội dung tem thường ghi thành phần sản phẩm hoặc thông số kỹ thuật
  • Tem tròn: Loại tem được dùng để in logo sản phẩm, thông tin liên hệ trên các sản phẩm kích thước nhỏ
  • Tem giọt lệ: Thường thấy ở các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm,...
  • Tem hình elip: Chủ yếu dùng để in tem vỡ bảo hành

Phân loại theo chất liệu in tem

  • Tem nhãn decal giấy: Đây là loại tem nhãn thông dụng, giá thành rẻ và thường được dùng cho các sản phẩm như bánh kẹo, mỹ phẩm,...
  • Tem nhãn decal nhựa PVC: Khả năng bám dính và độ dẻo cao gồm decal nhựa dẻo (in trên sản phẩm đóng dạng chai, lọ), decal PVC trắng sữa (được dùng cho các sản phẩm có tính lỏng)
  • Tem nhựa trong: Có thể nhìn xuyên thấu và rõ ràng các thông tin, thường được dùng cho các sản phẩm ngành dược và thực phẩm
  • Tem decal nhũ bạc: Các loại tem dán trên thiết bị điện tử bởi độ bền và không bị ảnh hưởng khi đặt trong các môi trường có nhiệt độ khác nhau. 
  • Tem nhãn decal vỡ: Là loại tem nhãn được dùng làm tem chống hàng giả, bảo hành để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm bởi nó sẽ thường để lại các dấu vết rõ ràng sau khi bóc.
  • Tem nhãn decal 7 màu: Loại tem giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, giả và giúp tăng tính thẩm mỹ.
tem nhãn

3. Quy định về nội dung bắt buộc trên tem nhãn sản phẩm

Theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:

1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

a) Tên hàng hóa;

b) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

- Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

Chi tiết về cách ghi nhãn hàng hóa đối với các nhóm hàng hóa được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP.

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần lưu ý về tem nhãn và quy định mới nhất đối với in tem nhãn trên sản phẩm mà Sapo muốn chia sẻ với bạn.

Xem thêm: 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM