Omnichannel là gì? Cẩm nang bán lẻ đa kênh thành công hơn cả mong đợi

Omnichannel hay bán lẻ đa kênh đang là hướng đi hiệu quả cho người kinh doanh. Vậy bạn hiểu omnichannel là gì, và cách áp dụng thực tế cho cửa hàng của mình như thế nào?

Công nghệ thông tin và Internet đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, và nó ngày càng can thiệp sâu vào cuộc sống của con người. Ngay cả khi đang đọc bài viết này, tôi cá rằng bạn cũng đang sở hữu ít nhất một chiếc laptop, ipad hoặc một chiếc smartphone. Đó chính là giá trị mà công nghệ mang lại.

Khi đời sống tiếp tục được nâng cao, ngày qua ngày chúng ta sẽ nhận thấy công nghệ trở nên quan trọng hơn. Ranh giới giữa cuộc sống thực và trực tuyến bắt đầu lu mờ đi.

Và khi con người thay đổi hành vi, thị hiếu của họ, các nhà tiếp thị cũng cần theo sát và đáp ứng nhu cầu đó. Thay vì chỉ nghĩ đơn lẻ đến trải nghiệm người dùng trên máy tính để bàn, trải nghiệm máy tính bảng, trải nghiệm di động, và trải nghiệm ứng dụng, chúng ta cần phải đi tìm một cách tiếp cận toàn diện, đó chính là trải nghiệm omnichannel, hay còn gọi là bán hàng đa kênh đang được đông đảo các nhà bán lẻ áp dụng trong chiến lược kinh doanh của mình.

Đặc biệt là trong thời điểm dịch diễn ra căng thẳng, nhiều cửa hàng đang dần dịch chuyển bán hàng online lên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram hay sàn TMĐT để mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả hơn. 

Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu bán lẻ đa kênh là gì và cách thức phân biệt Omnichannel và Multichannel nhé.

1. Omnichannel là gì?

Về cơ bản, Omnichannel là cách tiếp cận bán hàng trên nhiều kênh cùng lúc, vừa giúp đẩy mạnh doanh số bán hàng, vừa giúp mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất trên mọi kênh và mọi thiết bị.

Khi bạn bán hàng đa kênh, thì người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến từ máy tính để bàn hoặc thiết bị di động, qua điện thoại, hay tại một cửa hàng ngoại tuyến với một trải nghiệm liền mạch, nhất quán.

Omnichannel là gì

Với các chủ shop vốn nhỏ, có thể lựa chọn nền tảng bán lẻ đa kênh Sapo Omnichannel để quản lý bán hàng

Omnichannel là thuật ngữ phát triển từ thuật ngữ Multichannel. Tuy nhiên nó đi sâu hơn vào những trải nghiệm mang lại cho khách hàng khi họ mua sắm, cũng như mang đến cho các chủ shop một phương pháp quản lý đa kênh chuyên nghiệp, tối ưu hơn. Khi đó, họ có thể tiếp thị sản phẩm trên hàng chục kênh khác nhau và quản lý mọi thứ trên một nền tảng quản lý bán lẻ đa kênh duy nhất.

Tất cả các trải nghiệm trên nền tảng bán lẻ đa kênh Omnichannel sẽ có được khi áp dụng multichannel, nhưng điều ngược lại thì không đúng. Nên nhớ rằng cho dù bạn có chiến lược marketing tuyệt vời, tham gia mọi chiến dịch truyền thông xã hội và sở hữu trang web được thiết kế tốt. Nhưng nếu các kênh này không được kết hợp, không làm việc cùng nhau thì đó không phải là bán lẻ đa kênh.

Trải nghiệm bán lẻ đa kênh Omnichannel là điều mà hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ ngày nay cần tập trung đầu tư. Nếu doanh nghiệp/cửa hàng đang sở hữu một cửa hàng hay trang web, Facebook và gian hàng trên Shopee, Lazada, hoặc Sendo…, họ nhất định nên tham gia bán hàng đa kênh và kết nối với khách hàng.

Nhưng rất tiếc, trong hầu hết các trường hợp, khách hàng vẫn thiếu trải nghiệm liền mạch và chỉ nhắn tin trên kênh này hoặc kênh kia một cách rời rạc bởi các chủ shop chưa biết vận dụng bán lẻ đa kênh omnichannel cho cửa hàng của mình.

Đọc thêm: Kinh nghiệm triển khai kinh doanh đa kênh hiệu quả dành cho nhà bán lẻ

2. Vì sao bán lẻ đa kênh Omnichannel giúp trải nghiệm khách hàng tốt hơn?

Bán lẻ đa kênh Omnichannel được xem là nền tảng và cách thức mà khách hàng sẽ sử dụng để tương tác với cửa hàng, giúp đem lại một trải nghiệm nhất quán.

Ví dụ bạn đang xem một chiếc áo sơ mi mình thích qua một website thời trang nào đó. Thích lắm rồi, đang định đặt hàng thì chuông điện thoại reo lên, gấu rủ đi chơi. Thích quá ý chứ, thế là vội vã tút lại vẻ đẹp trai và phóng xe ra ngõ. Bạn đã bỏ dở quá trình mua sắm của mình.

Đi chơi tối về, khi đang sử dụng Facebook trên iPhone, bạn thấy quảng cáo xuất hiện đúng cái áo bạn thích. Bạn nhớ ra và click vào đường link ngay lập tức và truy cập vào chính website lúc trước. Và bạn phát hiện ra chiếc áo mà bạn đã chọn trước đó vẫn đang nằm trong giỏ hàng sẵn rồi. Đang định click thanh toán thì điện thoại hết pin, bạn nhanh chóng bật laptop và vào lại trang web. Mọi thông tin vẫn được bảo lưu và bạn hoàn tất việc mua hàng.

nền tảng bán lẻ đa kênh Sapo Omnichannel

Mô hình bán lẻ đa kênh Omnichannel tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng

3. Bán lẻ đa kênh Omnichannel & MultiChannel khác nhau như thế nào?

Hiện nay, chúng ta đã nghe rất nhiều tới thuật ngữ Multichannel (nghĩa là đa kênh). Ví dụ như đang kinh doanh quần áo, bạn có thể bán sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau (bán tại cửa hàng, website, bán trên Facebook, bán trên sàn TMĐT…) 

Vậy còn bán lẻ đa kênh Omnichannel thì sao? Nó có điều gì giống và khác với Multichannel? Sự so sánh này đã từng được đưa ra bàn luận rất nhiều, tuy nhiên liệu đã có ai hiểu đúng về Omnichannel?

Thực tế là có những sự khác biệt rất lớn giữa hai phương thức tiếp thị này. Còn sự khác nhau như thế nào bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn thấy điều đó.

Bán lẻ đa kênh là gì

So sánh Omnichannel và Multichannel

3.1. Thực sự thì Multichannel và Omnichannel là gì?

Rất dễ nhận thấy cả hai đều đề cập đến các kênh bán hàng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nếu không có sự liên kết giữa các kênh bán hàng trong cùng một hệ thống với nhau thì không thể gọi là đa kênh được.

Bạn rất có thể nhầm lẫn rằng khi bắt đầu kinh doanh với một cửa hàng bán lẻ, việc bạn đăng tải thông tin, hay quảng cáo sản phẩm lên nhiều kênh khác nhau (Multichannel) là bạn đã áp dụng thành công bán lẻ đa kênh Omnichannel.

Omnichannel là cách thức tiếp thị bán hàng mà ở đó khách hàng được trải nghiệm rất nhiều điều mới mẻ từ việc mua sắm cho tới các dịch vụ chăm sóc khách hàng, và đặc biệt tất cả chúng đều thực hiện một cách liền mạch. Chúng tôi nhấn mạnh cụm từ liền mạch bởi đây là yếu tố lớn nhất tạo nên sự khác biệt giữa Multichannel và Omnichannel.

bán lẻ đa kênh omnichannel là gì

Tất cả các kênh bán hàng có mối liên kết chặt chẽ trong mô hình bán lẻ đa kênh Omnichannel

3.2. Tại sao Omnichannel ngày càng trở nên phổ biến?

Không chỉ vươn lên trở thành một trong những phương thức tiếp thị được các doanh nghiệp bán lẻ áp dụng nhiều nhất hiện nay, bán lẻ đa kênh Omnichannel còn giúp các chủ shop có thể hợp nhất thương hiệu của mình đồng thời tạo ra sức cạnh tranh đáng gờm với các đối thủ khác.

Bạn càng quản lý tốt hệ thống đa kênh của mình, khiến nó ngày càng được nhân rộng và cung cấp được nhiều dịch vụ tốt tới khách hàng thì thương hiệu bán lẻ của bạn sẽ ngày càng được hiện diện và có chỗ đứng trên thị trường. Tất nhiên không thể không nói tới việc doanh thu của doanh nghiệp bạn sẽ tăng lên đáng kể.

omnichannel là gì

Bán lẻ đa kênh đang dần trở thành xu hướng phổ biến

4. Những sai lầm khi bán hàng đa kênh chủ kinh doanh cần lưu ý

4.1 Không nắm bắt và cập nhật xu hướng liên tục

Bán hàng đa kênh đồng nghĩa với việc bạn sẽ có đa dạng khách hàng từ nhiều nguồn và nhiều nền tảng khác nhau. Nhiều chủ kinh doanh cho rằng, điều này không thực sự cần thiết bởi khách hàng tìm đến mình chỉ khi họ thực sự có nhu cầu và nếu mình có một sản phẩm tốt, khách hàng sẽ không bỏ qua.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm, gian hàng của bạn không thực sự thu hút, không thể cho khách hàng biết sản phẩm của bạn mang đến gì trong thời điểm và nhu cầu của họ thì tất nhiên, họ sẽ tìm đến nơi khác có thể thấy rõ nhu cầu của họ. 

Việc hiểu rõ hành vi, xu hướng tiêu dùng và mua sắm của khách hàng sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chủ kinh doanh có thể điều chỉnh phù hợp và cập nhật kênh bán của mình để đảm bảo khả năng tiếp cận cho các đối tượng khách hàng của mình. Từ đó, tăng khả năng chuyển đổi và đảm bảo doanh thu cho cửa hàng. 

Tất nhiên, để nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng, chủ kinh doanh cần đánh giá dựa trên những nghiên cứu và đánh giá thực tế từ số liệu và quan sát hành vi của người tiêu dùng. 

4.2 Không đánh giá và tập trung vào những kênh hiệu quả

Khi tìm hiểu về omnichannel là gì mọi người sẽ thường nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là kênh nào bạn cũng buộc phải kinh doanh.

Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về nó và đánh giá khả năng bán hàng trên các kênh đó có thực sự phù hợp hay không trước. Ví dụ, nếu bán kinh doanh thực phẩm sạch, các kênh mà bạn có thể bán chính là cửa hàng và mạng xã hội, sàn TMĐT thực sự không phải là một kênh bán phù hợp bởi tính chất thời gian sử dụng ngắn của sản phẩm này. 

omnichannel là gì

Hãy cố gắng tập trung vào những kênh bán hàng thực sự hiệu quả

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khi nhu cầu tiêu dùng online ngày càng tăng cao cùng ảnh hưởng của đại dịch Covid, xu hướng mua thực phẩm sạch trên sàn TMĐT đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Các sàn TMĐT cũng theo đó có nhiều chính sách hỗ trợ giúp đảm bảo quá trình giao hàng, giúp chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo một cách tốt nhất. 

Chính vì vậy, trước khi mở rộng một kênh bán hàng, chủ kinh doanh cần đánh giá tính phù hợp của sản phẩm với các kênh bán cũng như khả năng cạnh tranh để đảm bảo khả năng tiêu thụ cho sản phẩm của mình. 

4.3 Chưa tối ưu được việc xử lý đơn hàng

Đối với việc kinh doanh theo mô hình Omnichannel, lượng đơn hàng sẽ tương đối lớn và ở rất nhiều kênh. Vì vậy, việc không thể kiểm soát hết toàn bộ đơn hàng tại các kênh sẽ rất dễ xảy ra sai sót cũng như giảm đi tính chính xác trong các báo cáo bán hàng, doanh thu hay lãi lỗ.

Đó là lý do mà các chủ kinh doanh thường được tư vấn về việc xây dựng một hệ thống quản lý đồng bộ các đơn hàng. Bởi trên thực tế, việc quản lý tập trung tại một nơi có thể giúp bạn theo dõi một cách dễ dàng hơn mọi đơn hàng. 

Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, hệ thống này sẽ giúp bạn đồng bộ toàn bộ đơn hàng tại một nơi và lưu trữ tất cả thông tin giao dịch để đảm bảo khả năng đối chiếu, xử lý khi có vấn đề phát sinh cũng như nguồn dữ liệu để đánh giá đánh giá hành vi tiêu dùng của khách hàng. 

Đây là một trong những yếu tố quan trọng để chủ kinh doanh có thể tối ưu chi phí, nguồn lực và hoạt động quản lý một cách tốt nhất.

4.4 Không thường xuyên theo dõi tồn kho

Tồn kho thực tế là vô cùng quan trọng, việc lệch tồn hệ thống và tồn thực tế sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu kinh doanh tại cửa hàng và mạng xã hội bạn có thể chủ động thông báo và xin thông cảm từ khách hàng thì tại các kênh sàn TMĐT, đây sẽ là yếu tố mà các gian hàng đánh giá thấp bạn và hạn chế hiển thị gian hàng của bạn. 

Có thể nói tồn kho là điều mà mọi chủ kinh doanh đều cần phải quan tâm để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra suôn sẻ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó là đảm bảo khả năng nhận biết hàng sắp hết để có kế hoạch nhập hàng kịp thời hơn. 

Bán hàng khi tồn kho hết mà không biết là sai lầm vô cùng lớn khiến bạn mất đi những khách hàng tiềm năng của mình và vô tình trao cơ hội đó cho các đối thủ. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung và tìm kiếm những giải pháp quản lý tồn kho để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp hơn cũng như có thể hoạch nhập hàng hay thay đổi nhà cung cấp tốt hơn. 

5. Ví dụ về bán lẻ đa kênh Omnichannel

Để đánh giá về lợi ích to lớn mà Omnichannel mang lại, chúng ta sẽ cùng đi phân tích một ví dụ về chuỗi bán lẻ Beemart.vn, xem cách mà họ đã áp dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel như thế nào để tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ đồng/tháng nhé.

Lưu ý: Beemart.vn là chuỗi cửa hàng nhỏ, họ không phù hợp để tự mình đầu tư xây dựng một nền tảng bán lẻ đa kênh như Tiki, Thế giới di động, hay Nguyễn Kim. Vì vậy, ví dụ này sẽ hướng đến việc sử dụng nền tảng bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel được xây dựng sẵn, phù hợp cho các bạn là các chủ shop đang kinh doanh online, các cửa hàng bán lẻ có số vốn nhỏ.

Beemart.vn sử dụng nền tảng bán lẻ đa kênh Sapo Omnichannel thành công như thế nào?

Beemart là một trong những cửa hàng bán lẻ biết cách tận dụng Sapo Omnichannel (bán lẻ đa kênh) từ rất sớm. Ngoài 5 chi nhánh cửa hàng, Beemart còn đẩy mạnh tiếp cận vào các kênh trực tuyến, lấy website làm nền tảng bán hàng và quản lý các kênh tiếp thị khác khá nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp. Cụ thể Beemart đang tận dụng 5 kênh bán hàng:

kênh bán hàng

Giao diện website Bemart.vn khi sử dụng Sapo Omnichannel

Omnichannel 01: Bán tại cửa hàng

Đó chính là 5 chi nhánh cửa hàng của Beemart đặt tại Hà Nội và TP.HCM

Omnichannel 02: Bán trên website

Đầu tiên Beemart lựa chọn một website do nền tảng website bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel cung cấp, với thiết kế trực quan trên cả máy tính để bàn và di động, rất tiện lợi để người dùng xem sản phẩm mới về, hàng bán chạy, hàng theo danh mục, chính sách đổi trả và những bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm bánh.

Tiếp theo, để tiện tư vấn cho khách hàng, Beemart đã rất khéo léo lựa chọn  tư vấn qua tổng đài, email… đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi phản hồi.

Quan trọng hơn, thông qua website, Beemart có thể quản lý bán hàng trên tất cả các kênh còn lại (các kênh liệt kê bên dưới). Và đó chính là điểm mạnh của bán hàng đa kênh.

các kênh bán hàng

Omnichannel 03: Bán trên Facebook

Sở hữu một fanpge gần 300.000 lượt follower, Beemart kết hợp quản lý bán hàng trên Facebook trên website. Đồng bộ sản phẩm từ website lên fanpage một cách khá dễ dàng và nhanh gọn.

Ngoài ra, nền tảng bán lẻ đa kênh Sapo Omnichannel còn giúp họ quản lý hàng ngàn comment/inbox tập trung ngay trên quản trị website, và có khả năng tạo đơn hàng ngay lập tức trong lúc chat với khách hàng. Ẩn comment của khách tránh bị đánh cắp đơn hàng…

Bạn có thể dùng thử miễn phí Sapo Omnichannel trong 7 ngày full tính năng quản lý bán lẻ đa kênh hiện đại nhất.

Dùng thử Sapo Omnichannel miễn phí và trải nghiệm
arrow Dùng thử miễn phí

Omnichannel 04: Bán trên sàn Thương mại điện tử

Hiện nay, Sapo Omnichannel còn hỗ trợ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Sendo và đồng bộ sản phẩm từ website lên các gian hàng  và bắt đầu tiếp cận thêm tập khách hàng tiềm năng của mình.

kênh bán hàng hiện nay

Một góc gian hàng của Beemart trên sàn TMĐT Shopee

Omnichannel 05: Quản lý bán hàng mọi kênh ngay trên Sapo Omnichannel

Với hàng trăm đơn hàng/ngày đến từ nhiều kênh khác nhau, chắc chắn Beemart không thể kiểm soát thủ công được. Bằng việc tích hợp nền tảng bán lẻ đa kênh Omnichannel vào website, tất cả được vận hành một cách khá trơn tru và mượt mà. Từ công đoạn quản lý đơn hàng, hàng tồn kho, cho đến quản lý giao hàng trên tất cả các kênh khác nhau.

Hy vọng, sau bài viết này bạn sẽ hiểu hơn Omnichannel là gì? Hiệu quả của việc ứng dụng bán lẻ đa kênh vào thực tế như thế nào? Và quan trọng là với các chủ shop, cửa hàng nhỏ có thể tận dụng ngay lập tức nền tảng bán lẻ đa kênh Sapo Omnichannel để tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh thu nhanh chóng.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM