Sitemap là gì? 2 bước tạo sitemap cho website cực đơn giản

Sitemap là gì? Làm sao để tạo sitemap cho website? là hai câu hỏi mà Sapo.Vn được nhận nhiều nhất trong thời gian gần đây. Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về website nói chung và SEO nói riêng, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về sitemap.

1. Sitemap là gì? Nhiệm vụ chính của sitemap

1.1 Định nghĩa sitemap là gì?

Sitemap được hiểu đơn giản là sơ đồ của website. Sitemap sẽ chứa toàn bộ thông tin trang web bao gồm những URL dẫn đến các trang đích 1 cách logic rành mạch và cụ thể.

Không chỉ thế, sitemap còn cung cấp những thông tin siêu giá trị như:

  • Lần update gần nhất 
  • Tần suất cập nhật của trang web 
  • Sự quan trọng của các trang với những đường dẫn khác trong web
  • ...

Sitemap không bị giới hạn số lượng. Một sitemap có thể dài hàng trăm trang, miễn sao nó chứa đựng đầy đủ thông tin, dữ liệu của website đó. 

1.2 Nhiệm vụ của sitemap là gì?

Không giống như hầu hết mọi người nghĩ, sitemap không quyết định việc tăng thứ hạng của trang web. Tuy nhiên, sitemap lại là cơ sở để Google thu thập thông tin và đánh giá chất lượng website có tốt hay không. Vậy nên, sự định hướng của Google về website của bạn dựa vào sitemap của bạn. 

Ngoài ra, sitemap còn giúp Google nhận diện được trang nào trên website của bạn là quan trọng và tốt nhất. Và SEOer có thể dựa vào kết quả này để lên kết quả này để lên kế hoạch tối ưu website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

Sitemap là gì?
Sitemap là gì?

2. Những loại sitemap phổ biến

Trên thực tế, tùy theo nhu cầu và mục đích mà có nhiều sitemap khác nhau. Tuy nhiên, XML và HTML là hai loại sitemap được nhiều người biết đến nhất.

2.1 Phân loại theo cấu trúc sitemap

HTML sitemap

- Hiển thị để người dùng truy cập vào trang web

- Tạo ra những chuyển hướng cho người dùng 

- Là cơ sở đánh giá sự thân thiện, góp phần tăng thứ hạng website

Thông thường, để tối ưu SEO và tăng độ trải nghiệm cho khách hàng, website sẽ sử dụng cả 2 loại sitemap này.

XML sitemap

- Dành cho chat bot của các công cụ tìm kiếm

- Chứa tất cả dữ liệu, thông tin cập nhật của website

- Chứa các metadata chung với URL của website

Phân loại theo cấu trúc sitemap
Sitemap XML là 1 trong 2 dạng phổ biến nhất

2.2 Phân loại dạng sitemap

Về dạng, có 6 dạng sitemap, cụ thể:

- Sitemap-category.xml: Sơ đồ, cấu trúc danh mục trên website

- Sitemap-products.xml: Gồm tất cả những link về sản phẩm trên website

- Sitemap-articles.xml: Gồm tất cả URL bài viết trên website

- Sitemap-tags.xml: Gồm tất cả những thẻ tag trên website

- Sitemap-video.xml: Gồm tất cả những video trên website

- Sitemap-image.xml: Gồm tất cả những link ảnh trên website

3. Những lợi ích sitemap đưa lại cho website

Như đã nói ở trên:

Thứ nhất: Sitemap không quyết định sự thăng hạng của website

Thứ 2: Một website vẫn có thể hoạt động bình thường kể cả khi không có sitemap

Thế nhưng, nếu website được trang bị sitemap chắc chắn mang đến cho website rất nhiều thuận lợi.

3.1 SEO dễ dàng hơn

Sitemap sẽ hệ thống cho bạn những trang chất lượng tại website. Bên cạnh đó, sitemap cũng sẽ điều hướng bot của công cụ tìm đến được những nội dung tốt nhất. Với những đánh giá tốt từ Google nhờ sitemap, chắc chắn sẽ làm tăng sự tín nhiệm của Google với trang web của bạn, hỗ trợ quá trình SEO diễn ra hiệu quả hơn. 

3.2 Rút ngắn thời gian index của link

Index là quá trình bài viết hoặc website của bạn được xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đặc biệt những website mới thường gặp vấn đề là thời gian index lâu do lượng backlink không đủ.

Tuy nhiên, khi có sitemap, con bot của Google sẽ vào trang web của bạn và thông báo với Google về vấn đề index trên site. Nhờ đó mà bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để đưa trang web của mình đến gần hơn với người dùng.

3.3 Tăng trải nghiệm người dùng

Khách hàng khi mới truy cập website sẽ không bị lúng túng nhờ sitemap. Sitemap sẽ giúp khách hàng có thể hình dung là cấu trúc của trang web từ đó tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng trải nghiệm.

Vậy nên, việc tạo ra sitemap chi tiết với sự phân bậc các chỉ mục rõ ràng sẽ giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn mỗi lần ghé thăm website của bạn.

Những lợi ích sitemap đưa lại cho website
Sitemap giúp tăng cảm xúc trải nghiệm của khách hàng

4. Cách tạo sitemap cho website

Có rất nhiều cách tạo sitemap cho website. Nếu bạn muốn nhanh gọn, đơn giản thì tạo sitemap bằng công cụ Google XML là một trong những cách cực kì đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

4.1 Tạo sitemap

- Bước 1: Truy cập trang web https://www.xml-sitemaps.com/

- Bước 2: Nhập URL trang web của bạn và ấn “bắt đầu”

- Bước 3: Sau khi ấn start, trên trình duyệt sẽ bắt đầu chạy và hiển thị kết quả.

Tuỳ thuộc trang web của bạn đơn giản hay phức tạp mà thời gian chờ đợi sẽ khác nhau. Ví dụ như Sapo.vn là một hệ thống thiết kế website bán hàng quy mô lớn, thời gian để load sitemap sẽ lâu hơn một chút.

- Bước 4: Sau khi đã load xong, bạn sẽ nhìn thấy “View Sitemap Details”. Tại đây bạn hãy ấn và tải sitemap về máy.

- Bước 5: Sau khi ấn vào view sitemap details, bạn hãy lọc những files có tên là: sitemap.html, ror.xml, sitemap.xml và urllist.txt tiến hành tải về máy.

Tạo sitemap
Tạo sitemap bằng Google XML thuận tiện và đơn giản

Lưu ý:

- Hệ điều hành Windows: Mở file tải về bằng ứng dụng Notepad++

- Hệ điều hành IOS: Mở file tải về bằng ứng dụng Sublime Text

4.2 Gửi sitemap lên Google Search Console

Sau khi đã tải sitemap về bằng những bước trên, bạn hãy cài đặt lại thông số Priority cho URL và tiến hành gửi sitemap lên Google Search Console.

- Bước 1: Truy cập trang web: https://www.search.google.com/

- Bước 2: Chọn mục sơ đồ trang web 

- Bước 3: Tại đây, bạn hãy gửi sitemap của bạn lên và đợi để Google cập nhật nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin sitemap là gì, cách tạo sitemap cho website đơn giản bằng những công cụ hỗ trợ của Google. Chúc các bạn vừa có một thiết kế website bán hàng đẹp vừa tạo được sitemap giúp tối ưu SEO. Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn chưa có website, hãy đăng ký dùng thử miễn phí 7 ngày để có những trải nghiệm bán hàng tuyệt vời trên website.

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM