Session là gì? Trải nghiệm session trong báo cáo Analytics miễn phí 7 ngày

Session là thuật ngữ chuyên dụng của ngành công nghệ thông tin. Và nếu bạn cũng đang tìm hiểu về website thì session là kiến thức bạn cần phải trang bị. Vậy session là gì? Hãy cùng tìm hiểu về session trong bài viết sau đây cùng Sapo.vn.

1. Session là gì?

Theo định nghĩa phổ biến nhất thì session được hiểu là một phiên làm việc (khung tham chiếu thời gian cụ thể) của hai thiết bị hoặc hai hệ thống nào đó tương tác với nhau.

Còn đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lập trình website, session là chính là tất cả những hành động, sự kiện từ lúc khách hàng bắt đầu vào tương tác với trang web của bạn (click chuột) cho đến khi khách hàng rời đi.

Tất cả những dữ liệu này sẽ được lưu trữ tại database từ đăng nhập, những sản phẩm đã xem, thông tin giỏ hàng…Một website quy mô càng lớn, càng mạnh thì số lượng session được lưu trữ sẽ càng lớn.

Session là gì
Session là gì?

2. Những lý do nên sử dụng session 

Đối với những nhà quản trị website, việc phân luồng được những trình duyệt khách hàng sử dụng để truy cập vào trang web của mình là điều vô cùng cần thiết. Ví dụ như, nếu bạn sở hữu một website bán hàng, bạn sẽ cần nắm được những thông tin sau đây:

- Biết được lượng truy cập đến từ các máy tính là bao nhiêu, phân biệt được đâu là lượt truy cập từ máy tính của bạn, đâu là của người khác để có những đánh giá sơ lược về tính hiệu quả của website.

- Đâu là những sản phẩm được khách hàng quan tâm và thêm vào giỏ hàng nhiều nhất. Bởi lẽ có nhiều trường hợp khách hàng chỉ thêm vào giỏ hàng nhưng không tiến hành thanh toán sản phẩm đó. Vì vậy, nếu muốn lấy lại được thông tin sản phẩm đó bạn cần lưu trữ.

Hai điều trên sẽ được giải quyết một cách dễ dàng với session. Như đã nói ở trên, nhiệm vụ của session là lưu trữ tất cả các chuỗi sự kiện diễn ra trong suốt quá trình khách hàng click vào website.

Và đó cũng chính là những tính năng nổi bật không thể bỏ qua của session nếu bạn muốn hiểu rõ khách hàng của mình trong quá trình kinh doanh buôn bán.

Thêm vào đó, khi bạn có trong tay thông tin session của những khách hàng của mình, bạn sẽ dễ dàng tối ưu hoá trải nghiệm người dùng cho website, đưa ra những sản phẩm gợi ý chính xác giúp tăng tỷ lệ time on site cũng như thúc đẩy doanh thu của cửa hàng.

3. Cơ chế hoạt động của session là gì?

Cơ chế hoạt động của session rất đơn giản như sau: Mỗi một khách hàng khi bắt đầu truy cập vào trang web của bạn sẽ được cấp một mã ID. Và ID này sẽ bắt đầu một session, chứa tất cả những dữ liệu của người truy cập từ đầu phiên đến cuối phiên.

Mỗi session của trang web bạn có thể thu thập được những dữ liệu sau đây:

  • Những trang con mà người dùng đã truy cập
  • Thông tin khách hàng đã để lại tại những form đăng ký
  • Những sản phẩm khách hàng đã click vào xem, thêm vào giỏ hàng, hành vi của khách hàng trên website.

Tuỳ vào cài đặt mỗi bên mà thời gian của session sẽ khác nhau.

Ví dụ: bạn đặt 1 session = 25 phút, có nghĩa là sau 25 phút, phiên đó sẽ tự động kết thúc và người truy cập sẽ được tạo thêm 1 ID mới cho phiên tiếp theo…Và hành trình cứ diễn ra liên tục cho đến khi người truy cập thoát ra trang web của bạn.

Nhìn chung, thời gian của session sẽ được cài đặt trong khoảng thời gian như sau:

  • Tối thiểu: 5 phút 
  • Tối đa: 1440 phút (24 tiếng)

Nếu phiên truy cập nhỏ hơn 5 phút sẽ không được tính là 1 session. Tất cả những thông tin trong suốt 1 session sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm (cache) và có thể truy xuất bất cứ lúc nào.

Cơ chế hoạt động của session là gì?
Sơ đồ thể hiện cơ chế hoạt động của Session

4. Phân biệt session và cookie

Trước khi tìm điểm khác nhau giữa session và cookie thì bạn cần lưu ý cookie không phải là chiếc bánh đâu nhé, nó cũng là thuật ngữ dùng trong giới công nghệ thông tin.

Có nhiều người khi đã biết về cookie đều thắc mắc 1 điều rằng: session và cookie có phải là một hay không mà tại sao cả hai đều có nghĩa là lưu trữ thông tin người dùng?

Câu trả lời là: Không! Session và cookie không phải là một, cụ thể như sau:

SessionCookie
Tất cả dữ liệu được lưu trữ tại máy chủTất cả dữ liệu được lưu giữ ngay tại trình duyệt mà người dùng sử dụng để truy cập
Không được lưu trữ tại trình duyệtKhông được lưu trữ trên máy chủ như session 
Gần như không thể sửa được thông tin do tất cả đều được lưu trữ tại bộ  nhớ của máy chủDữ liệu có thể sửa được, thậm chí là bị đánh cắp từ phía khách hàng vì độ bảo mật của cookie rất thấp
Phiên sẽ kết thúc khi khách hàng thoát trangMọi dữ liệu luôn lưu trữ tại trình duyệt và không tự kết thúc phiên như session

5. Session trong Google Analytics

5.1 Vai trò của session trong Google Analytics

Nơi có thể bắt gặp thuật ngữ session nhiều nhất mà bạn có thể tìm đến chính là Google Analytics. Session tại đây sẽ cập nhật cho bạn thông tin chính xác những mục như:

  • Số lượng người dùng đã ghé thăm website của bạn
  • Thống kê thiết bị mà người dùng dùng để truy cập là gì (PC, mobile, tablet…)
  • Địa điểm khách hàng truy cập là từ đâu 
  • Ở lại website của bạn trong thời gian bao lâu

Và Google Analytics là công cụ bạn không thể bỏ qua khi muốn phân tích tính hiệu quả trang web của mình cũng như xây dựng kế hoạch tối ưu nội dung hiệu quả.

Có thể coi session như một thước đo sự tương tác của khách hàng với trang web của bạn. Bạn có thể thống kê 1 ngày trang web của mình có bao nhiêu session, thời gian bao lâu, khách hàng làm gì trong khoảng thời gian đó? Nội dung nào nhận được sự quan tâm nhiều nhất..

Từ tất cả những dữ liệu mà session đưa lại, chủ website sẽ có thể đưa ra những đánh giá khách quan nhất trên cương vị là khách hàng trải nghiệm từ đó có những bước đi tiếp theo cho doanh nghiệp/ cửa hàng của mình.

Session trong Google Analytics
Session trong Google Analytics góp phần đánh giá chất lượng website

5.2 Cách sử dụng session trên Google Analytics

Session của của Google Analytics sẽ được tính theo những tiêu chuẩn sau:

+ Phiên sẽ tự động kết thúc nếu trong 30 phút không nhận được bất cứ sự tương tác nào của người truy cập.

+ Khi thời gian hoạt động của bạn từ hôm trước đến hôm sau (ví dụ từ 23h50 - 00.15) thì thời điểm sang ngày mới là 00.00 session sẽ tự động kết thúc phiên của mình lúc 00.00 và phiên mới sẽ bắt đầu từ 00.00 - 00.15.

Google đã quy định session ngày nào sẽ tính session ngày đó. Sang ngày mới sẽ lập tức được tạo ID mới bắt đầu session mới.

+ Trong một vài trường hợp bạn tạo chiến dịch trên Google Analytics. Khi chiến dịch này kết thúc thì các session cũng đóng lại. 

+ Hoặc khi bạn tìm kiếm 1 cụm từ khoá trên trình duyệt, khi bạn đồng thời mở 2 trang web khác nhau trên cùng 1 từ khóa sẽ được tính là 2 session.

6. Tổng kết

Nhìn chung, một khi đã kinh doanh trên website thì việc nắm bắt thông tin số lượng phiên (session) là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo dữ liệu những session trên công cụ Google Analytics hoặc ngay trên báo cáo Analytics được tích hợp sẵn trên website.

Hiện nay, những đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp như Sapo Web đều đã tích hợp báo cáo analytics vào trang quản trị. 

Tại đây chủ shop/ chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi hành vi của khách hàng, thời gian khách hàng trên website, sản phẩm - bài viết nào được quan tâm nhiều nhất cũng như như những sản phẩm khách hàng đã thêm vào giỏ hàng của mình.

Để trải nghiệm những tiện ích tuyệt vời của báo cáo Analytics trên website, khách hàng có thể đăng ký “DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY” dưới đây để tạo website bán hàng chỉ với 30 phút và kiểm tra session trong suốt quá trình sử dụng website của Sapo Web.

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

Hy vọng những thông tin session như session là gì? Cách hoạt động, phân biệt giữa session và cookie cũng như hướng dẫn session trong Google Analytics trong bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về session của web.

Chúc website của bạn nhận được lượng session khổng lồ giúp nâng cao hiệu quả website, thúc đẩy doanh số tăng cao. Chúc các bạn kinh doanh trên website thành công

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM