Cách quản lý homestay hiệu quả có thể bạn chưa biết?

Du lịch bùng nổ sau thời kỳ bình thường mới và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Song song với sự phát triển của du lịch, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Homestay hiện nay là loại hình lưu trú được nhiều người đón nhận và yêu thích. Để kinh doanh tăng trưởng tốt, bạn cần có chiến lược quản lý homestay hiệu quả để thu hút khách du lịch. Hãy cùng tìm hiểu cách quản lý homestay qua bài viết dưới đây để tích lũy thêm kinh nghiệm bạn nhé.

1. Vì sao cần biết cách quản lý homestay?

Hình thức kinh doanh homestay trở nên phổ biến rộng rãi cũng chính vì thế mà tạo nên một thị trường kinh doanh gay gắt với đối thủ cạnh tranh gia nhập ngày càng nhiều. Do vậy, để nổi bật và thu hút được nhiều khách hàng đến với homestay của mình, bạn phải mang lại những trải nghiệm khác biệt và tốt nhất đến với khách hàng.

Khách du lịch luôn muốn trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ và hấp dẫn nên nhiều chủ kinh doanh homestay ra sức chạy theo đổi mới liên tục mà không tính toán đến chi phí phát sinh khác. Do đó, bạn có thể gặp phải các rủi ro như không có khách, không xoay vòng được vốn, khách hàng có trải nghiệm tệ về homestay,... Vì vậy, bạn cần phải biết cách quản lý homestay hiệu quả, tối ưu được các chi phí cần thiết và đem lại nguồn thu tối đa.

Vì sao cần biết cách quản lý homestay?
Vì sao cần biết cách quản lý homestay?

2. Cách quản lý homestay hiệu quả

Trên thực tế, cách quản lý homestay không quá khó và có nhiều nét tương đồng với khi quản lý khách sạn, nhà nghỉ. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm hiểu rõ về công việc cũng như đặc thù riêng của mô hình này, thì đây sẽ là một bài toán khó khiến bạn phải đau đầu. 

Hãy trang bị cho mình những kỹ năng quản lý để đạt hiệu quả nhất nhé.

2.1 Có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh homestay

Khi kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào bạn cũng đều cần phải có kiến thức về lĩnh vực đó mới có thể thành công. Kinh nghiệm và kiến thức quản lý homestay đặc biệt quan trọng, giúp bạn hạn chế được các rủi ro và thành công nhanh chóng hơn. Bạn nên trang bị những kiến thức này ngày từ khi có ý định kinh doanh lĩnh vực này và không ngừng học hỏi để nâng cao kinh nghiệm về sau.

Khi đã có kinh nghiệm quản lý, bạn sẽ cân nhắc và tính toán được nên đầu tư cái gì và cái gì nên hạn chế, cách xử lý tình huống khéo léo khi có sự cố xảy ra để hạn chế tối đa tổn thất về chi phí. 

Nếu thấy tự học quá khó khăn, bạn có thể tìm đến các khóa đào tạo chuyên môn, những người có kinh nghiệm trong ngành, hay thậm chí học từ các đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu nguồn vốn của bạn dư dả, bạn cũng có thể thuê một người quản lý giỏi về hỗ trợ bạn kinh doanh. Nhưng tất nhiên, bạn cũng phải có chút kiến thức về lĩnh vực này nhé, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào người được thuê về làm việc cho bạn.

2.2 Có quy định quản lý nghiêm ngặt

Một trong những cách quản lý homestay hiệu quả đó chính là xây dựng các quy định nghiêm ngặt. Dù bạn có quản lý homestay bằng hình thức nào đi chăng nữa, như quản lý từ xa hay quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh của homestay thì cũng phải đưa ra những quy định thưởng phạt công tâm và có sức răn đe đối với nhân viên.

Kinh doanh homestay là một trong những ngành nghề cung cấp dịch vụ lưu trú, nhân viên là người tiếp xúc nhiều và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi nhân viên có thái độ làm việc niềm nở, nhiệt tình và phong thái phục vụ chu đáo. Nếu không có các quy định, nội quy quản lý nhân viên nghiêm ngặt thì rất dễ có những ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của khách hàng, khiến họ khó chịu và không có ý định quay lại homestay thêm một lần nào nữa. 

Quản lý nhân viên homestay
Có quy định nghiêm ngặt là một trong những cách quản lý homestay hiệu quả

Để nâng cao chất lượng nhân viên, bạn nên nghiêm ngặt ngay từ khâu tuyển dụng để không tốn nhiều chi phí đào tạo về sau. Hơn nữa, hãy lựa chọn những người có thái độ tốt vì đó sẽ là yếu tố nền tảng để nhân viên phát triển theo hướng tích cực hơn.

2.3 Thiết kế ấn tượng, độc đáo

Để cạnh tranh trong thị trường đầy khắc nghiệt, bạn phải trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, homestay là một loại hình khó có được khách hàng trung thành nên bạn phải biết cách để thu hút và níu chân khách hàng. 

Thay vì thiết kế theo những kiểu dáng quen thuộc, bạn có thể tạo nên một thiết kế độc lạ và mới mẻ. Những lựa chọn này sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của homestay và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng.

Một căn homestay xinh đẹp, view check-in lại mắt cùng mới nội thất kiểu cách mới lạ, vật dụng trang trí nhỏ xinh,... cùng với dịch vụ chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thỏa mãn được cả những khách hàng khó tính nhất.

Dựa vào lợi thế, vị trí và diện tích mà bạn có thể thiết kế các căn homestay cũng như các tiểu cảnh xung quanh để đa dạng hóa trải nghiệm của khách du lịch.

2.4 Phân bổ quảng cáo hợp lý

Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu của đang hướng đến là gì thì bạn sẽ xây dựng các chiến lược quảng cáo phù hợp. Ngoài việc giới thiệu vẻ đẹp của homestay hay sự tiện nghi của nó, bạn nên giới thiệu cả những dịch vụ và cảnh đẹp đi kèm, giúp việc kinh doanh thêm hiệu quả. Đây không chỉ là cách bạn “đánh bóng” hình ảnh của homestay mà còn giúp nó tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng trên thị trường.

Không thể cứ mãi sử dụng một tin quảng cáo giống nhau trong suốt thời gian dài, khách hàng sẽ đánh giá homestay của bạn chẳng có gì mới mẻ và không còn hứng thú để khám phá nữa. Vì vậy, bạn cần biết cách níu chân và thu hút khách du lịch bằng các hoạt động quảng cáo thường xuyên và đổi mới liên tục.

quảng cáo homestay
Quảng cáo homestay bằng những hình ảnh đẹp và thu hút

2.5 Đầu tư vào dịch vụ homestay

Để khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời nhất tại homestay, bên cạnh chất lượng phòng tốt, bạn nên đầu tư vào các dịch vụ khách như dịch vụ đưa đón khách du lịch, giặt ủi, cho thuê trang phục,... Đa dạng dịch vụ không chỉ giúp bạn tăng thêm nguồn thu mà còn giúp khách hàng thêm yêu thích và ấn tượng đối với homestay của bạn. Đây cũng là một hình thức quảng cáo miễn phí khi khách hàng lại trở thành người bán hàng cho homestay của bạn.

Tuy nhiên, khi mở thêm bất kỳ dịch vụ nào hãy đảm bảo chất lượng phục vụ thật tốt, tránh trường hợp làm nhiều nhưng dịch vụ không tốt. Bạn không chỉ tốn kém chi phí mà không mang lại hiệu quả, còn có thể mất khách vì dịch vụ họ nhận được không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.

2.6 Có chính sách khuyến mãi hấp dẫn

Đưa ra các chương trình khuyến mãi vẫn là một các quản lý homestay hiệu quả. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì dịch vụ kinh doanh homestay cũng cần đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng nhiều hơn.

Có chính sách khuyến mãi homestay hấp dẫn
Đưa ra các chương trình khuyến mãi là một các quản lý homestay hiệu quả

2.7 Sử dụng phần mềm quản lý homestay

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, ứng dụng phần mềm để tối ưu quy trình quản lý đã được nhiều chủ kinh doanh homestay lựa chọn. Sapo FnB là phần mềm quản lý homestay phổ biến trên thị trường, hỗ trợ đắc lực cho chủ kinh doanh với nhiều tính năng ưu việt như:

  • Quản lý đặt phòng, phòng trống hiệu quả.
  • Quản lý khách hàng chi tiết
  • Cho phép phân quyền nhân viên theo vị trí, theo dõi theo số doanh thu mang lại
  • Thiết lập và quản lý các chương trình khuyến mãi
  • Xem báo cáo mọi lúc mọi nơi qua các thiết bị di động
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng sơ đồ trực quan và dễ hiểu

Ngoài ra, Sapo FnB còn rất nhiều tính năng bán hàng khác mang đến sự chuyên nghiệp cho homestay của bạn. 

Chủ kinh doanh hãy trải nghiệm ngay nhé!

Quản lý nhà nghỉ, homestay, khách sạn nhỏ chuyên nghiệp với Sapo FnB
arrow Dùng thử miễn phí

3. Một số lưu ý trong cách quản lý homestay

Ngoài việc học cách quản lý homestay, bạn nên lưu ý một số lưu ý dưới đây để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn:

  • Thường xuyên hỏi thăm khách hàng cảm nhận, đánh giá về dịch vụ tại homestay để cải thiện những điều chưa tốt khiến khách hàng chưa hài lòng. Từ đó, có thể giúp khách hàng nhận thấy bạn đang quan tâm tới trải nghiệm của họ, có trách nhiệm giúp cơ sở của bạn ghi điểm với khách hàng. Qua đó, bạn cũng sẽ nhận lại được nhiều bài học để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
  • Luôn luôn đảm bảo dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, tận tình mọi lúc mọi nơi.
  • Nếu bạn đi thuê nhà để kinh doanh homestay thì cần đảm bảo ký hợp đồng thuê dài lâu và có các điều khoản rõ ràng, tránh tình trạng chủ nhà phá hợp đồng và đòi lại trước thời gian quy định.

Một dịch vụ tốt và thân thiện sẽ khiến cho du khách cảm thấy thoải mái khi tới homestay của bạn nghỉ ngơi. Hy vọng những điều Sapo chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được cách quản lý homestay hiệu quả nhất. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh homestay kiếm bội doanh thu

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM