Mô hình 5P là gì? Cách tạo chiến lược marketing đỉnh cao nhờ mô hình 5P

Chắc hẳn mô hình 4P trong marketing không còn quá xa lạ với nhiều nhà kinh doanh. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tâm lý khách hàng ngày càng khó nắm bắt thì mô hình ngày này dần càng mở rộng ra để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nghiên cứu của doanh nghiệp. Mô hình 5P trong marketing cũng ra đời từ đó. Vậy mô hình 5P trong marketing là gì? Vai trò của cụ thể của mô hình này trong hoạt động marketing là gì? Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Mô hình 5P là gì?

Marketing 5P là mô hình tập hợp các yếu tố mà doanh nghiệp dựa vào đó để nghiên cứu, phân tích giúp sản phẩm đến gần hơn và giải quyết toàn bộ nhu cầu của khách hàng. 5P trong marketing được mở rộng từ mô hình gốc 4P tập trung chủ yếu vào các yếu tố như product (sản phẩm), price (giá), place( điểm bán và nhà phân phối) và promotion (Quảng cáo, tiếp thị). Thì nay, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi từng ngày, hành vi mua sắm của dừng lại ở những kênh truyền thông và đặc biệt họ càng khắc khe hơn với doanh nghiệp trong mối gắn kết giữa mình và thương hiệu, người làm marketing cần phân tích thêm yếu tố về con người ( people). Giải mã được yếu tố thứ 5 này, bạn đã nắm trong tay công thức để nắm bắt trọn vẹn tâm lý khách hàng. 

marketing 5p
Mô hình 5P là gì?

Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản về mô hình 4P trong Marketing

Mối quan hệ giữa mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow

Nhìn chung, marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động cụ thể. Bởi vậy, nhu cầu của khách hàng luôn được lấy làm “tâm” để nhà quản trị triển khai lên nhiều chiến dịch thành công. Trong đó, tháp nhu cầu Maslow là khái niệm được sử dụng để xác định từng tầng, từng cấp độ mong muốn của mỗi cá nhân. Nếu kết hợp với mô hình 5P thì việc phân tích và nằm lòng tâm lý khách hàng là chuyện không khó khăn đến thế. 

tháp nhu cầu
Mối quan hệ giữa mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow

Lúc này, mô hình 5P sẽ được mở rộng hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở 5P như trên mà sẽ bao hàm thêm:

  • Purpose – Mục đích: Với yếu tố này,  khách hàng cảm nhận được lý do họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp là để làm gf? Hỗ trợ cho vấn đề cá nhân của người dùng hoặc nâng cấp hình ảnh bản thân.
  • Pride- Niềm tự hào: Đâu là điều khiến khách hàng tự hào về sản phẩm của bạn. Thúc đẩy việc mua hàng và giới thiệu cho những khách hàng khác cùng sử dụng. Yếu tố này được dùng chủ yếu trong các sản phẩm xả xỉ, đắt tiền hay các sản phẩm mang nhiều tính nhân văn. 
  • Partnership – Đối tác: Mối quan hệ giữa người mua và người bán
  • Protection – Sự bảo vệ: Là yếu tố đem đến cảm giác an tâm khi chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Personalization – Sự cá nhân hóa của mỗi khách hàng: Khách hàng cảm thấy họ nhận được trải nghiệm dựa theo nhu cầu cá nhân của mình.

Mô hình 5P trong marketing cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố cần thiết nói trên. Dựa vào đặc điểm của từng sản phẩm và kết hợp chặt chẽ với tháp nhu cầu Maslow sẽ tạo nên mối liên kết bền chặt giữa nhà bán với khách hàng mục tiêu. Nhờ đó doanh nghiệp phác hoạ hoàn chỉnh chân dung khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm, thương hiệu. 

Tại sao lại sử dụng mô hình 5p trong marketing

Khách hàng ngày càng “khó tính” hơn trong quyết định xuống tiền để mua một sản phẩm nào. Đặc biệt khi Internet phát triển mạnh mẽ, họ không khó để tìm kiếm được thông tin về sản phẩm ở bất kỳ truyền thông nào. Dựa trên những thông tin này họ sẽ có sự so sánh xem đâu mới là lựa chọn tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Vì vậy, nắm bắt được tâm lý khách hàng là doanh nghiệp đã có trong tay đến 90% thành công. Với những ưu điểm của mình, mô hình 5P trong marketing sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác 1 cách nhanh nhất. 

Cách tạo chiến lược marketing đỉnh cao

Trước khi có được chiến lược marketing online hiệu quả, bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ của bạn có những lợi thế cạnh tranh nào. Cũng như tính độc đáo khác với những doanh nghiệp khác trên thị trường.

Khi đã nghiên cứu xong, bạn cần hoạch định chiến lược marketing kết hợp với 5 yếu tố (5P) sau:

Product (Sản phẩm)

Bạn bán cái gì? Các đặc điểm vật lý nổi bật của sản phẩm? Tính độc đáo của dịch vụ của bạn? Những gì bạn đưa ra có khác biệt như thế nào đối với đối thủ cạnh tranh của bạn?

Price (Giá)

Sản phẩm/ dịch vụ của bạn giá bao nhiêu? Mức lợi nhuận nhận được là bao nhiêu nếu bán ở mức giá đó? Chiến lược giá trong marketing cũng là vấn đề quan trọng bạn cần nghiên cứu.

Place (Địa điểm)

Khách hàng có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu? Mua trực tiếp tại văn phòng của bạn hay những cửa hàng trực tiếp. Nếu bạn bán ở nhiều nơi thì nên cộng phần trăm doanh thu từ tất cả các nơi.

Ví dụ như chiến lược marketing online của bạn là gì? Chiến lược bán hàng của bạn là gì? Việc giao dịch sẽ diễn ra như thế nào? Chi phí nhận sản phẩm/dịch vụ của khách hàng là bao nhiêu? Chính sách đổi trả như thế nào?

điểm bán
Điểm bán

Promotion (Khuyến mãi)

Cũng giống như chiến lược giá trong marketing (Price), bạn phải nắm được một số vấn đề. Làm sao để khách hàng có thể biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Làm sao để thông báo cho họ biết các tính năng và lợi ích mà bạn cung cấp? Dự đoán như thế nào về kết quả của từng phương pháp? Bạn có thể đưa ra các ưu đãi hoặc phiếu giảm giá để thu hút khách hàng.

Xem thêm: Thiết lập khuyến mãi cần những gì? Cách tạo chương trình khuyến mãi thành công

People (Con người)

Những người này là ai (nhân viên bán hàng, trợ lý,…)? Công việc của họ là gì (ví dụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ khách hàng)? Trình độ/ Kinh nghiệm của họ trợ giúp được gì cho doanh nghiệp của bạn?

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ từng ngày của công nghệ, khách hàng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận đến những sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Chính vì thế, vận dụng tốt nhất mô hình 5P trong Marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

Tweet
2.7/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM