Mẹo kiếm “tiền tấn” từ việc mở quán chè và kinh doanh các món chè online

Mở quán chè cần bao nhiêu vốn? Thiết kế quán chè như thế nào cho đẹp? Mở quán chè cần những gì?, có lẽ những câu hỏi trên luôn là điều thắc mắc của nhiều người khi muốn mở quán chè. Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì hãy đọc bài viết sau đây để tích lũy thêm kinh nghiệm mở quán chè cho mình nhé. 

Ngày nay, tỷ lệ dân văn phòng đang tăng lên một cách chóng mặt và ăn vặt là một “thói xấu” thường được nhắc đến rất nhiều. Ngoài các món trái cây chua chua ngọt ngọt như táo, ổi, cóc,… thì chị em còn rất khoái khẩu các món chè ngọt thanh mát khắp ba miền Nam, Trung, Bắc nữa.

Thế nên, ý tưởng kinh doanh quán chè đột nhiên trở nên hot và đi đâu cũng đều thấy những quán chè được mở ra. Cũng chính vì thế mà nếu xác định thâm nhập thị trường này, bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh không nhỏ cả về giá cả và chất lượng nữa.

Kinh doanh chè không khó, cái chính là bạn tìm ra được hướng đi cho riêng mình. Sau đây là mẹo giúp bạn thành công và kiếm thu nhập “khủng” từ việc kinh doanh các món chè ăn vặt cho dân văn phòng.

1. Xác định loại chè mà mình kinh doanh

Trước tiên, bạn cần phải xác định loại chè muốn kinh doanh, chẳng hạn như: Chè đậu đen, kinh doanh chè thập cẩm, chè khúc bạch, chè đậu xanh… Tiếp theo, là xác định đối tượng mục tiêu. Bạn cần phải biết mình bán cho ai, là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay đối tượng gia đình.

Nếu chỉ chăm chăm vào những món chè đang được dân văn phòng ưa thích như sữa chua mít, sữa chua nếp cẩm, chè thạch, chè hạt sen, chè đỗ đen, tào phớ,…thì bạn cũng chỉ mãi mãi là “kẻ đến sau” mà thôi. Khi đó, nếu không thực sự vượt trội về giá cả hoặc chất lượng, bạn sẽ khó có thể cạnh tranh lại với những thương hiệu cũ.

Thay vào đó, sao bạn không thử sức với các món chè mới để khơi dậy sự thích thú của khách hàng và thâm nhập vào thị trường ngách đầy tiềm năng.

Dưới đây là một vài món chè giúp gợi ý cho bạn:

Chè bà ba:

kinh doanh các món chè

Mẹo kiếm “tiền tấn” từ kinh doanh online các món chè ăn vặt cho dân văn phòng

Món chè mang đậm nét đặc trưng của người dân Nam Bộ, được làm từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhưng cốt yếu tạo nên hương vị mặn mà chính là ở nước cốt dừa béo ngậy. Sự pha trộn giữa vị ngọt thanh của chè và sự mát rượi của đá xay sẽ khiến chi chị em phụ nữ cảm thấy vô cùng thích thú.

Chè chuối:

Chuối là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhưng có lẽ ít ai biết đến loại chè đơn giản nhưng cực kỳ thanh mát này. Với sự hòa quyện giữa vị ngọt thanh của chuối, bùi bùi của trân châu, cộng thêm cả với vị béo ngậy vừa phải của nước cốt dừa, các chị em sẽ vô cùng ngạc nhiên và nhanh chóng biến món chè này trở thành món khoái khẩu của mình đấy.

Chè bắp:

mẹo kinh doanh các món chè

Kinh doanh chè tự chọn với món chè Bắp

Có lẽ đây là  món chè quen thuộc và cũng tạo cảm giác mát mẻ nhất nhưng hầu như vẫn chưa được bày bán trực tuyến nhiều.

Chè bánh lọt:

mở quán chè

Chè bánh lọt  là món chè được ưa thích nhất

Chỉ được làm từ bột và nước cốt dừa nhưng không hiểu sao món chè này lại hấp dẫn nhiều thực khác đến vậy. Vị ngọt thanh cộng thêm sự man mát của đá trong món chè này luôn khiến cho người thưởng thức mê mẩn mãi không thôi.

Khi đã xác định được các món chè để kinh doanh, bạn cần phải thiết kế một menu các món ăn. Bạn nên tạo menu quán chè với đa dạng các món ăn thì mới có thể dễ thu hút khách hàng. Ngoài những món chè được gợi ý bên trên thì bạn có thể tham khảo thêm nhiều món chè khác trong menu quán chè dưới đây:

menu quán chè
Menu quán chè

2. Lựa chọn địa điểm mở quán chè

Sau đó, chọn địa điểm đặt quán cho phù hợp với đối tượng mà bạn nhắm đến. Và điều quan trọng mà bạn cần kiểm soát chính là số vốn. Từ số vốn có được, bạn lên kế hoạch phân chia thành các khoản cần phải chi và chuẩn bị cho phù hợp.

Doanh số đạt được 50% là nhờ vị trí của mặt bằng nên bạn cần khảo sát thị trường để chọn được địa điểm kinh doanh thuận lợi. Đối với quán chè thì mặt bằng không cần rộng mà yêu cầu thoáng mát, sạch sẽ, có chỗ ngồi và chỗ để xe cho khách.

Bạn nên thuê mặt bằng tại những nơi có trục đường dễ di chuyển, gần khu dân cư hoặc trường học và hạn chế những khu vực đã có nhiều quán chè đã nổi tiếng. Với những người mở quán chè có sẵn mặt bằng, đây là một lợi thế rất lớn bởi tiền thuê mặt bằng thường chiếm khoảng 20 – 30% tổng số vốn.

Nếu phải đi thuê, bạn cần lưu ý chỉ thuê những nơi có hợp đồng rõ ràng và đề nghị được đặt cọc trước để tránh trường hợp khi kinh doanh đã đi vào ổn định thì bị lấy lại mặt bằng. Ngoài ra, nếu là người mới bắt đầu tập kinh doanh, bạn cũng tránh chọn những nơi quá gần với các quán chè lớn, nổi tiếng bởi sẽ rất khó cạnh tranh.

3. Mở quán chè cần bao nhiêu vốn

Mở quán chè cần bao nhiêu vốn là thắc mắc của rất nhiều người. Số vốn không chỉ ảnh hưởng đến quy mô quán, cách thức vận hành quán mà còn liên quan sự thành công trong kinh doanh. Với những quán chè thuê mặt bằng với quy mô nhỏ khoảng 20 – 30 chỗ ngồi, bạn nên chuẩn bị số vốn khoảng 30 – 50 triệu đồng.

Còn những quán có quy mô lớn hơn khoảng 50 chỗ ngồi trở lên thì mức vốn phải chuẩn bị phải hơn 50 triệu. Con số này đã bao gồm khoản dự trù chi phí phát sinh và đủ xoay vòng trong những tháng đầu mở quán chè.

chuẩn bị vốn mở quán chè

Chuẩn bị vốn trước khi lên kế hoạch mở quán chè

Hiện nay, giá của một ly chè dao động từ 10.000 – 20.000 đồng/ly. Khi quán có lượng khách ổn định, mỗi ngày thu về hàng triệu đồng và có thể thu hồi vốn chỉ sau 4 – 5 tháng hoạt động.

Tiếp đến, là chuẩn bị cho việc thiết kế, trang trí quán và mua các dụng cụ cần thiết, như: Ly, muỗng, chén, bàn ghế, đèn trang trí, vật dụng nấu chè… Tìm được địa điểm bán đồ vật với giá cả hợp lý có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Và để quán chè đi vào vận hành, bạn phải tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu nấu lâu dài, giá hợp lý. Để từ đó, định giá bán cho phù hợp và nhanh chóng thu hồi vốn.

4. Thiết kế quán chè đẹp khi kinh doanh

Món chè ngon thôi chưa đủ đâu. Quán bạn phải có một phong cách trang trí thật bắt mắt và độc đáo thì bạn mới có thể cả ngày bận rộn cho việc phục vụ khách hàng.

Đa số mọi người sẽ lựa chọn những quán có thiết kế đẹp, mới lạ để có thể cùng bạn bè, người thân tâm sự và đặc biệt là lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp rồi chia sẻ lên facebook để khoe với bạn bè.

thiết kế quán chè đẹp

Thiết kế quán chè đẹp là cách để thu hút khách

Một không gian quán đặc biệt cũng chính là điểm quan trọng giúp khách hàng nhớ về bạn lâu hơn và luôn muốn quay lại với bạn.

Đọc thêm: Ý tưởng kinh doanh mùa hè "một vốn bốn lời"

5. Kinh doanh quán chè online

Nhu cầu ăn vặt ngày càng cao, nhưng các anh chị nhân viên văn phòng thì lại không có nhiều thời gian để ra ngoài mua. Nên bán chè online sẽ là một ý tưởng hay cho bạn đấy.

Mới đầu bạn có thể kinh doanh chè online trên mạng xã hội facebook, sau đó khi được nhiều người biết đến thì bạn có thể liên kết với foody, Now, hay là địa điểm ăn uống để khách hàng dễ dàng đặt hàng và bạn cũng thuận tiện cho việc giao hàng nữa. Có thể nói bán chè online đang là xu hướng kinh doanh hiện nay.

bán chè online

Bán chè online đang trở thành xu hương kinh doanh của giới trẻ

Một món chè mới có thể là món chè mà bạn tự sáng chế theo công thức riêng hoặc là một món chè đã có từ lâu nhưng chưa được nhiều người biết đến và cũng chưa được cung cấp bởi nhiều cửa hàng kinh doanh chè trực tuyến.

Nếu đi theo hướng này, đảm bảo chất lượng và giá cả, được khách hàng ưa thích thì con đường thành công của bạn đang ở rất gần và bạn hoàn toàn có thể mơ đến việc trở thành “người dẫn đầu thị trường” chứ không phải là “người theo sau” nữa.

Đọc thêm: 15 ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt online lãi lớn

Tweet
1.8/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM