Hốt bạc ngày lễ thất tịch với những món ăn này

Thất tịch được xem như ngày Valentine theo văn hóa của phương Đông với câu chuyện ý nghĩa và cảm động về tình yêu đôi lứa. Cũng như bao dịp lễ khác, ngày lễ Thất tịch được xem như một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho các thương hiệu bắt trend, thu hút khách hàng. Đây là dịp để các nhà hàng, quán cafe tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể với các món chế biến từ đậu đỏ. Đừng bỏ qua một số ý tưởng hay ho được Sapo Blog chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lễ Thất tịch là gì?

Lễ Thất tịch hay Tết Ngâu được xem là ngày lễ tình yêu theo văn hóa phương Đông (châu Á). Thất tịch được tính là ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm do bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Tương truyền rằng, Ngưu Lang Chức Nữ đã nên duyên vợ chồng nhưng không được ở cạnh nhau. Mỗi năm, họ chỉ được phép gặp nhau một lần bên cầu Ô Thước vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch).

Kinh doanh ngày thất tịch
Truyền thuyết về ngày lễ Thất tịch

Từ đó, mọi người xem ngày lễ Thất tịch như ngày tình nhân để cầu duyên cho chuyện tình cảm của mình. Ngày lễ Thất tịch 2023 sẽ diễn ra vào thứ 3 ngày 22/8 Dương lịch. Các chủ quán kinh doanh nhà hàng, quán cafe lưu lại lịch ngay nhé. 

2. Lễ thất tịch theo văn hóa các nước

Lễ Thất tịch tại Trung Quốc: Khi đến ngày này, Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ để các cô gái trẻ có dịp thể hiện đôi tay khéo léo của mình và bày trí các vật dụng nghệ thuật tự làm với mục đích mong lấy được người chồng tốt hoặc ước vọng hôn nhân viên mãn. 

Lễ Thất tịch tại Nhật Bản: Người Nhật còn gọi là lễ Tanabata, được cho là du nhập vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo. Vào ngày lễ Thất tịch, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku sau đó treo lên cành trúc trước cửa nhà hoặc tặng cho nhau để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ thường đến đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân cho mình.

Lễ Thất tịch tại Hàn Quốc: Người Hàn Quốc gọi lễ Thất tịch là ngày Chilseok với truyền thống mỗi năm sẽ đi tắm để cầu mong sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, lễ Chilseok còn được xem là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì. Bởi đây là thời điểm chuyển giao thời tiết, dễ làm ảnh hưởng đến hương thơm của lúa mì. Người dân Hàn Quốc sẽ thưởng thức bánh kếp lúa mì, bánh giầy phủ đậu đỏ và các loại bánh mì nướng.

Lễ Thất tịch tại Việt Nam: Lễ Thất tịch tại Việt Nam còn được biết đến với tên gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu vì trong ngày này thường xảy ra hiện tượng mưa ngâu. Theo đó, người dân Việt Nam thường kiêng kỵ tổ chức cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ. Thay vào đó, mọi người sẽ đi chùa để cầu mong những điều tốt đẹp, bình an và thuận lợi cho con đường tình duyên của mình. 

Ngoài ra, trong bộ phận giới trẻ Việt cũng truyền tai nhau rằng ăn đậu đỏ để cầu duyên như mong muốn, hy vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững, người độc thân sẽ tìm được một nửa còn lại thích hợp với mình.

Ở Việt Nam, mọi người thường ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch để cầu duyên như mong muốn

3. Tại sao lại ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch?

Trào lưu ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch xuất phát từ văn hóa Trung Quốc và biến thể khi du nhập vào Việt Nam. Vốn dĩ, Trung Quốc có một loại hạt đậu gọi là đậu tương tư hay hồng đậu có hình trái tim, màu đỏ tươi thuần khiết không bao giờ phai nhạt nên được xem như tượng trưng cho tình yêu. Người Trung Quốc dùng loại đậu này để xâu thành chuỗi hạnh xuyến, vòng đeo hoặc thêu tranh để tặng người yêu.

Khi văn hóa này du nhập vào Việt Nam, hồng đậu của Trung Quốc lại trở thành hạt đậu đỏ mà chúng ta vẫn sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn. Trùng hợp thay, trong quan niệm cổ xưa của nhiều dân tộc phương Đông, đậu đỏ được xem như biểu tượng của sự may mắn do sở hữu màu đỏ tự nhiên, thể hiện điềm tốt lành, thịnh vượng. Do vậy, mọi người bắt đầu rỉ tai nhau nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu. Với những người đang yêu nhau thì tình cảm sẽ càng thêm khăng khít và gắn bó trọn đời. 

Mặc dù chưa thể xác thực liệu dùng đậu đỏ có đem lại hiệu quả như tương truyền hay không nhưng đậu đỏ vẫn là món được “săn đón” nồng nhiệt vào ngày Thất tịch hàng năm. Chính điều này đã đem lại cơ hội kinh doanh vàng để nhà hàng, quán cafe của bạn thúc đẩy lợi nhuận. 

4. Gợi ý các món ăn chế biến từ đậu đỏ cho nhà hàng, quán cafe 

Đậu đỏ là nguyên liệu có thể sáng tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, từ đồ ăn đến thức uống để bạn đáp ứng đa dạng khẩu vị và sở thích của nhiều khách hàng khác nhau. Dưới đây là một số món ăn, đồ uống được chế biến từ đậu đỏ bạn có thể tham khảo để làm mới menu của mình.

4.1. Chè đậu đỏ

Chè đậu đỏ luôn là món ăn được nhắc đến nhiều nhất vào ngày Thất tịch với vị ngọt thanh thanh của cốt chè kết hợp với vị béo bùi của đậu đỏ. Ngoài cách chế biến thông thường, chè đậu đỏ còn có thể kết hợp cùng nhiều loại nguyên liệu khác như sữa tươi, hạt sen, sương sáo,...để hương vị đa dạng hơn.

Vào ngày lễ Thất tịch, nhiều quán chè trở nên đắt khách và thường xuyên trong tình trạng cháy hàng do sức hút của chè đậu đỏ.

Chè đậu đỏ
Chè đậu đỏ là món ăn được nhiều người tìm kiếm vào ngày lễ Thất tịch

4.2. Trà sữa với topping đậu đỏ

Trà sữa là một món khoái khẩu và được các bạn trẻ, dân văn phòng thường xuyên sử dụng. Thay vì sử dụng các loại topping quen thuộc như trân châu, bánh pudding, thạch phô mai thì sử dụng đậu đỏ vừa giúp bạn bắt trend ngày lễ Thất tịch, vừa mang lại những trải nghiệm mới cho khách hàng.

Đặc biệt, topping đậu đỏ dùng kèm với trà sữa matcha hoặc matcha latte mang lại hương vị vô cùng hòa hợp. Sự hòa quyện giữa hương vị thơm nồng và đắng nhẹ của trà xanh cùng với đậu đỏ bùi bùi tạo nên sức hút không thể chối từ. Một số thương hiệu thường xuyên kết hợp đậu đỏ và trà xanh phải kể đến đó chính là TocoToco và Highlands Coffee.

Trà sữa với topping đậu đỏ
Best seller matcha đậu đỏ của thương hiệu Tocotoco

4.3. Bánh bao đậu đỏ

Bánh bao là món ăn quen thuộc, tiện lợi và thơm ngon, có thể mua và sử dụng bất cứ lúc nào tại Việt Nam. Bánh bao cũng có đa dạng các loại hương vị khác nhau như bánh bao chay, bánh bao nhân thịt, bánh bao trứng muối, bánh bao đậu xanh,... Nhưng hơn hết, bánh bao nhân đậu đỏ có một sự quyến rũ đến mê lòng bởi màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon và còn được coi là một biểu tượng mang đến sự tốt lành. Thưởng thức một chiếc bánh bao đậu đỏ nóng hổi, cùng vị ngọt lan tỏa trên đầu lưỡi chắc chắn sẽ “sưởi ấm” trong ngày mưa ngâu se lạnh.

4.4 Bingsu đậu đỏ

Bingsu là một món tráng miệng làm từ kem tuyết rất nổi tiếng tại Hàn Quốc và trở thành món ăn vặt phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Bingsu được biết đến nhiều với hương vị hấp dẫn như Bingsu phô mai, Bingsu socola, Bingsu trà xanh, Bingsu kem tươi, các topping trái cây các loại.

Dù có nhiều hương vị khác nhau, loại Bingsu đầu tiên được cho là có từ triều đại Joseon với công thức đơn giản bao gồm hỗn hợp mứt đậu đỏ sệt phủ trên lớp đá bào mịn, dùng kèm với các topping như gạo rang và bột ngũ cốc hoặc miếng bánh nếp cũng vô cùng được yêu thích. Chắc chắn đây sẽ là món ăn vặt giúp nhiều chủ quán sinh lời hơn nữa.

Bingsu đậu đỏ
Bingsu là món tráng miệng vô cùng được ưa chuộng

Thất tịch không chỉ là dịp để mọi người cầu may mắn cho đường tình duyên của mình mà còn là cơ hội để các chủ quán hốt bạc với trend ăn đậu đỏ vào ngày này. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn sáng tạo ra những menu thật độc đáo cho quán của mình.

Fnb

Sapo Fnb

Quản lý nhà hàng, quán ăn

Tối ưu quy trình vận hành và quản lý nhà hàng toàn diện

Sapo FnB - Giải pháp quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên dụng. Hỗ trợ order nhanh chóng, quản lý vận hành và tính tiền chính xác nhất. Tìm hiểu thêm và dùng thừ 07 ngày hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM