Tổng hợp chi phí mở quán trà sữa từ A - Z chi tiết nhất

Thị trường kinh doanh trà sữa chưa bao giờ hết hot và phát triển với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây khi các quán trà sữa mọc lên càng nhiều. Đây là một cơ hội vàng cho những bạn đang có ý tưởng khởi nghiệp trong ngành FnB. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy cùng Sapo Blog đi tìm hiểu về các loại chi phí mở quán trà sữa đầy đủ và chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao nên khởi nghiệp với mô hình quán trà sữa

1.1 Thị trường trà sữa tại Việt Nam

Theo một nghiên cứu chung của Momentum Works và Qlub, quy mô và tổng thu nhập của thị trường trà sữa Việt Nam đạt 362 triệu USD vào năm 2021. Con số này vượt xa các thị trường khác ở Đông Nam Á và xếp thứ 3 chỉ sau Thái Lan (749 triệu USD) và Indonesia (1,6 tỷ USD).

Trà sữa không quá rẻ nhưng người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để uống trà sữa quanh năm. Theo công bố của công ty tư vấn Fortune Business Insight, giá trị thị trường trà sữa toàn cầu đạt 2,02 tỷ USD vào năm 2019. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên tới 3,39 tỷ USD vào cuối năm 2027. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tương đương khoảng 7,2%.

Theo khảo sát của Unica tại Hà Nội, có tới 50% người được hỏi cho biết họ mua ít nhất một ly trà sữa mỗi tuần chỉ vì thức uống này ngon, nhanh và tiện lợi.

1.2 Tiềm năng kinh doanh trà sữa

Trà sữa là đồ uống phù hợp với thị yếu của nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Đây không chỉ là thức uống phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam mà khẩu vị, giá cả cũng đáp ứng được nhu cầu của phần đông đối tượng khách hàng.

Nguồn nguyên liệu để pha chế trà sữa cũng rất dễ tìm và có chi phí thấp. Các nguyên liệu dễ dàng kết hợp với nhau để bạn sáng tạo ra nhiều công thức mới đa dạng cho thực đơn.

Hơn nữa, chi phí để mở một quán trà sữa không quá lớn. Đây là một ý tưởng vô cùng phù hợp với những bạn đam mê kinh doanh nhưng nguồn vốn còn eo hẹp.

Tiềm năng kinh doanh trà sữa
Trà sữa là một ngành nghề kinh doanh vô cùng tiềm năng

2. Tổng hợp chi phí mở quán trà sữa 

Mở quán trà sữa cần bao nhiêu tiền? Chi phí mở quán trà sữa bao gồm những gì? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có ý định kinh doanh trà sữa. Vậy khi mở quán trà sữa, bạn cần chuẩn bị cho những loại chi phí nào?

2.1 Chi phí thuê địa điểm

Mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nếu lựa chọn sai lầm có thể dẫn tới thua lỗ. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ vị trí, khu vực sẽ thuê mặt bằng.

Nếu bạn đã có mặt bằng hoặc tận dụng được mặt bằng tại nhà để mở quán trà sữa thì bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Tiền thuê mặt bằng chiếm trung bình khoảng 30% chi phí mở quán trà sữa. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào diện tích, vị trí, mật độ giao thông và tình hình an ninh khu vực. Yếu tố này cần được đặt lên hàng đầu và cần được tính toán kỹ lưỡng để bạn có thể “gánh vác” được trong thời gian đầu khi quán mới đi vào hoạt động.

Dựa vào quy mô kinh doanh, phong cách, trang trí nội thất,... mà bạn có thể dự kiến phù hợp. Với những quán càng lớn, yêu cầu nguồn lực và chi phí trang trí lớn. Bạn nên tính toán kỹ lưỡng để tránh lãng phí.

Trà sữa là thực uống được mua mang đi khá nhiều nên bạn không cần tìm kiếm mặt bằng có chỗ để xe quá rộng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chỗ để xe với số chỗ ngồi trong quán.

Một yếu tố khác bạn cần lưu ý khi chọn mặt bằng là khu vực đó có đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến không. Địa điểm kinh doanh quán trà nữa nên lựa chọn khu vực gần trường học, khu đông dân cư, các địa điểm vui chơi,...

Tóm lại, diện tích quán trà sữa có thể không cần quá lớn nhưng nhất định phải có vị trí tốt để thu hút khách hàng. Vì vậy, hãy đảm bảo địa điểm kinh doanh bạn lựa chọn phù hợp với số tiền thuê đã định trước. 

Khi thuê mặt bằng mở quán, chủ nhà thường sẽ yêu cầu đặt cọc từ 3 đến 6 tháng nên bạn cần chuẩn bị số tiền đủ lớn trước khi bắt đầu kinh doanh. Phương thức thanh toán tiền nhà theo tháng, quý hay năm cũng cần được 2 bên bàn rõ để tránh các rắc rối về sau.

2.2 Chi phí thiết kế, trang trí

Chi phí thiết kế, trang trí nội thất như mua sắm bàn ghế, đồ trang trí, rèm cửa,... là yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian quán.

Nếu bạn chưa biết thiết kế, bạn có thể thuê đơn vị chuyên thiết kế, setup dựa vào ý tưởng, concept mà bạn đã chọn cho quán. Tuy nhiên chi phí này sẽ rất tốn kém, mất ít nhất khoảng 20 - 30 triệu đồng phụ thuộc vào diện tích quán của bạn. Vậy nên bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

Mặt khác, nếu bạn không đủ nguồn kinh phí để thuê ngoài thì bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đã có kinh nghiệm trong nghề, tham khảo các đối thủ trên thị trường và kết hợp với ý tưởng của mình để thiết kế. 

Sau khi đã lựa chọn được phong cách thiết kế, bạn lựa chọn các vật dụng trang trí để tạo điểm nhấn. Cây cảnh, tranh ảnh, đồ lưu niệm,... là những vật dụng trang trí phổ biến trong các quán trà sữa.

Rất nhiều quán trà sữa đã thu hút đông đảo khách hàng dựa vào cách bày trí không gian và nội thất. Tùy vào phong cách của quán, bạn có thể lựa chọn nội thất phù hợp để tạo nên điểm nổi bật, thu hút cho quán của mình. Bên cạnh đó, nội thất được chọn nên kết hợp hài hòa với màu sơn tường để tạo ra sự đồng bộ.

Chi phí thiết kế, trang trí quán trà sữa
Trang trí quán trà sữa hấp dẫn để thu hút khách hàng

2.3 Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống điện nước, trang thiết bị kinh doanh như quầy pha chế, chậu rửa, tủ đựng nguyên liệu,... Các dụng cụ này cần có chất lượng cao, bền bỉ để tiết kiệm chi phí về lâu dài.

Chính vì thế, bạn cần mua sắm vật dụng của các thương hiệu lớn, uy tín với công dụng và số lượng đủ dùng, tránh mua thừa gây lãng phí và tốn thêm chi phí cất giữ, bảo quản. 

Bạn cũng có thể mua thanh lý một số vật dụng nhưng hãy kiểm tra chúng kỹ càng để đảm bảo chất lượng trước khi mang về sử dụng nhé.

2.4 Chi phí nguyên liệu

Chất lượng trà sữa luôn là yếu tố quan trọng được khách hàng quan tâm và giữ chân khách hàng lâu dài. Chính vì thế, hãy chọn cho mình nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Các nguyên liệu chế biến trà sữa chủ yếu là dạng nguyên liệu khô có hạn sử dụng dài nên bạn có thể nhập số lượng lớn sử dụng dần, thay vì mua nhỏ kẻ tốn thời gian và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn nhập nhiều hàng về để quá hạn sử dụng và tốn thêm chi phí bảo quản.

Chi phí nguyên liệu pha chế trà sữa
Một số nguyên liệu pha chế trà sữa

Đối với các nguồn nguyên liệu tươi hoa quả, chân trâu,... nên làm mới mỗi ngày để đảm bảo sự tươi ngon. Nên chọn các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo việc cung cấp hàng ổn định để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, hợp tác với các nhà cung cấp lâu dài giúp bạn có được những đãi nhất định khi nhập nguyên liệu.

Tóm lại, bạn cần lập kế hoạch mua và sử dụng nguyên liệu càng chi tiết càng tốt để tiết kiệm tối đa các chi phí vận chuyển, bảo quản, bị hỏng,...

2.5 Chi phí đăng ký kinh doanh

Khi kinh doanh bất kỳ mô hình nào bạn cũng cần đăng ký để được hoạt động tuân thủ theo pháp luật. Bạn cần đến chính quyền địa phương để làm thủ tục xin cấp phép kinh doanh.

Loại thủ tục này khá lằng nhằng, dễ phát sinh nhiều vấn đề nên hãy tìm đến những người có kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn. Thủ tục đăng ký kinh doanh này cũng tốn một khoản chi phí nhất định nếu bạn muốn hoàn thiện nhanh.

2.6 Chi phí thuê nhân viên

Vào những ngày đầu mở quán, khi lượng khách còn ít và chưa ổn định bạn có thể tự làm tất cả các công việc từ order, pha chế cho đến phục vụ. Nhưng khi quán đã đi vào ổn định, bạn phải tốn thêm chi phí thuê nhân sự để bán hàng nhanh hơn. 

Tuy không có yêu cầu quá cao về trình độ nhưng nhân viên phục vụ quán trà sữa cũng có những tiêu chuẩn riêng. Bạn nên tuyển những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, có tính cách cởi mở, vui vẻ, nhiệt tình. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên thái độ và tinh thần rất quan trọng.

Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân viên quán trà sữa

2.7 Chi phí mua phần mềm quản lý

Một yếu tố tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công khi mở quán trà sữa đó chính là phần mềm quản lý. Một phần mềm quản lý quán trà sữa đầy đủ tính năng chỉ có giá từ 170.000 đồng đến 249.000 đồng/tháng nhưng lại hỗ trợ vô cùng đắc lực cho chủ quán trong kinh doanh.

  • Lên order cho khách nhanh chóng
  • Kết nối máy in tem nhãn, máy in hóa đơn, in chỉ trong vài giây
  • Thanh toán nhanh, chính xác với phần mềm tính tiền tự động và tích hợp nhiều phương thức thanh toán
  • Hạn chế sai sót, nhầm lẫn trong khâu bán hàng và vận hành
  • Thiết lập và quản lý các chương trình khuyến mại dễ dàng
  • Xem báo cáo doanh thu, tài chính, nhân viên, khuyến mại,... mọi lúc mọi nơi
  • Tương thích với nhiều thiết bị và hệ điều hành.
  • ….

Quản lý quán cafe, trà sữa, trà chanh chuyên nghiệp với Sapo FnB
arrow Dùng thử miễn phí

2.8 Chi phí marketing

Để quán của bạn nhanh chóng được nhiều người biết đến thì dành chi phí cho các hoạt động marketing là vô cùng cần thiết. 

Hình thức marketing truyền thống cơ bản được nhiều người áp dụng như phát tờ rơi, treo băng rôn, voucher,... Tuy nhiên hình thức này có thể tốn khá nhiều chi phí nên bạn cần tính toán kỹ để marketing hiệu quả.

Bên cạnh đó, Marketing trên internet ngày càng phổ biến và được nhiều chủ quán lựa chọn vì nó mang lại hiệu quả cũng như không tốn quá nhiều chi phí.

Chi phí marketing
Marketing giúp thương hiệu của bạn đến gần khách hàng hơn

Tính toán chi phí marketing giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến dịch đã thực hiện, từ đó thay đổi chiến lược phù hợp với từng giai đoạn.

2.9 Chi phí phát sinh và duy trì

Các loại chi phí này thường là chi phí điện, nước, vệ sinh,... Chúng phát sinh gắn liền với các hoạt động của quán, phụ thuộc vào quy mô cũng như cách vận hành nên rất khó để xác định thể ngay từ đầu. Tuy khó xác định nhưng khoản phí này cũng không hề nhỏ chút nào, nên bạn phải cân tính kỹ lưỡng để không hao hụt nguồn vốn và gặp khó khăn khi quán đi vào hoạt động.

Sau khi đã hạch toán xong các chi phí mở quán trà sữa, bạn nên lập một bảng chi tiết để biết ngân sách cần có là bao nhiêu, có phù hợp với nguồn tài chính mà bạn đang có hay không để phân bổ và cân đối lại cho phù hợp.

Tổng kết

Kinh doanh trà sữa hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác cũng đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để cạnh tranh trong thị trường đầy khốc liệt. Những chi phí mở quán trà sữa đã được Sapo tổng hợp đầy đủ và chi tiết trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp của mình nhé!

Xem thêm: Chi tiết kế hoạch mở quán trà sữa và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa đắt khách

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM