Quản trị website nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ SERPs là gì hay chưa?

SERPs là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong marketing, đặc biệt là đối với SEO, hay những người đang quản trị website. Thế nhưng có 1 sự thật rằng, chỉ 1 số ít trong số đó thực sự hiểu bản chất của SERPs, vậy nên thường khá “chật vật” để có 1 vị trí hiển thị tốt tại trang này.

1. Thuật ngữ SERPs trong SEO

SERPs được viết tắt bởi cụm từ Search Engine Results Pages, được nhiều người biết đến với tên gọi - trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Bing, Google, Microsoft Edge,...)

Sau mỗi truy vấn, những search engine sẽ trả tất cả những kết quả phù hợp tại trang SERPs này và được sắp xếp theo thứ tự các nội dung hữu ích nhất cho đến giảm dần. Ngoài kết quả tự nhiên, SERPs cũng trả kết quả quảng cáo trả phí, location, để người dùng có thêm nhiều lựa chọn.

Những định dạng kết quả quen thuộc của SERPs đó là:

- Kết quả SEO

- Kết quảng Google Adwords

- Xếp hạng vị trí

- Dữ liệu có cấu trúc

Tại tất cả các trang SERPs, search engine thường ưu tiên các quảng cáo trả phí xếp đầu tiên, sau đó đến các kết quả tìm kiếm. Các kết quả hiển thị trên trang SERPs thường có 3 phần: Title + URL + description. Hầu hết các yếu tố trên đều chứa từ khoá mà người dùng đã truy vấn. Ngoài ra, có 1 số kết quả hiển thị thêm 1 vài yếu tố khác như: sao + lượt đánh giá, Q&A… dựa vào schema mà SEO đã cài đặt cho trang web đó.

SERPs

2. Sự quan trọng của SERPs

Mục đích của Google Adwords hay SEO đều là tiếp cận được càng nhiều người dùng càng tốt. Vậy nên, việc xuất hiện ở vị trí cao trên trang SERPs chính là mục tiêu của những người làm marketing.

Tạm thời không đề cập đến Google Adwords, như bạn đã biết, tất cả mọi xếp hạng của Google trên trang SERPs đều được thực hiện bởi các bot và dựa trên các thuật toán đã được lập trình sẵn. Tức là bạn phải lên content chuẩn SEO, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về giá trị và trải nghiệm.

Vậy nên, cho dù bạn có nhiều hay không có nhiều kinh nghiệm về nội dung, vì mục tiêu cuối cùng là SERPs, bạn cũng bắt buộc phải học tập và nâng cao khả năng viết lách của mình để thỏa mãn mọi điều kiện của search engine.

Theo các đánh giá khảo sát, rank tại trang SERPs ảnh hưởng rất nhiều đến traffic và tỷ lệ click (CTR). Người dùng có xu hướng bấm vào 5 kết quả đầu tiên, và rộng hơn là những kết quả tại trang nhất.

Đến trang thứ 2, số lượng người click đã giảm ⅔ và trang 3, 4 trở đi gần như không còn ai ghé thăm nữa. Vậy nên, nếu bạn không hiểu trang SERPs, không có vị trí tốt trên SERPs, tất cả những việc bạn làm đều lãng phí.

SERPs

3. Đặc điểm một số định dạng kết quả trang SERPs

Như đã nói qua ở bên trên, cách mà SERPs trả kết quả phụ thuộc vào từ khoá và mục đích truy vấn của người dùng. Phạm vi trả kết quả trên SERPs có thể trải rộng từ văn bản, hình ảnh, video, địa điểm, shopping.. Cụ thể đặc điểm từng định dạng như sau:

  • Kết quả tìm kiếm tự nhiên - SEO

Đây là dạng kết quả phổ biến và quen thuộc nhất với người dùng, cũng là mục tiêu chính của các SEOer. Để website của bạn được xuất hiện tại đây, bạn sẽ cần sở hữu content chuẩn, kết hợp cùng những yếu tố để nâng cao độ uy tín:

- Nội dung chất lượng, cấu trúc chuẩn (title, heading, thẻ mô tả,...)

- Tối ưu SEO onpage (hình ảnh, hệ thống link nội bộ…)

- Tối ưu SEO offpage, quan trọng nhất là backlink

- Domain Authority

- Nâng cao trải nghiệm người dùng

Theo lý thuyết, title và đoạn mô tả hiển thị ngoài trang SERPs sẽ được lấy theo tiêu đề và đoạn mô tả SEO của bài viết. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm dường như đã thay đổi cách lấy nội dung, thay vào đó, Google sẽ bắt những đoạn văn bất kỳ trong bài viết và để nó thành đoạn mô tả.

Điều này có nghĩa là các search engine đã thể hiện rõ tinh thần đề cao tính trải nghiệm và chất lượng nội dung, nhằm đem đến cho mọi người dùng những thông tin sát với nhu cầu nhất.

  • Kết quả tìm kiếm trả phí - Adwords

Hiển thị quảng cáo trên SERPs có hai vị trí thường xuất hiện quảng cáo đó là đầu trang và chân trang. Tất cả những kết quả quảng cáo đều được Google đánh dấu trên trang SERPs để người dùng có thể dễ dàng phân biệt được.

Thông thường, sẽ có 3-4 quảng cáo được hiển thị đầu trang và 2-3 quảng cáo được xuất hiện cuối trang. Sự khác biệt về vị trí này bị ảnh hưởng phần nhiều từ giá thầu và tỷ lệ cạnh tranh của từ khoá cao hay thấp.

Mặc dù SEO và Adwords cạnh tranh win - win, nhưng trên thực tế nhiều người vẫn lo lắng quảng cáo trả phí sẽ ảnh hưởng đến traffic và CTR do thứ hạng hiển thị luôn được ưu tiên vị trí tốt. 

Thế nhưng, người dùng hiện nay rất thông minh trong việc đưa ra quyết định mua sắm. Họ không “xuống tiền” vì trang quảng cáo của bạn đứng thứ nhất. Mà yếu tố thôi thúc họ tạo ra hành động chính là các điểm chạm, insight.

SEO có thể nắm bắt những thế mạnh này bằng việc sản xuất các nội dung chất lượng, điều chỉnh title và description sao cho thật thu hút bằng những thông tin mà quảng cáo bị hạn chế đưa vào.

SERPs
  • Đoạn trích nổi bật

Nếu bạn truy vấn từ khóa dạng khái niệm như: hosting là gì, SEO là gì.. bạn sẽ gặp dạng kết quả tìm kiếm đoạn trích nổi bật. Thông thường, đoạn trích nổi bật được thể hiện dưới dạng 1 đoạn văn, toplist, các bước thực hiện hoặc là 1 bảng dữ liệu.

Tất cả những điều này đều được lấy từ trong bài viết. Mỗi 1 trang SERPs sẽ chỉ hiển thị 1 kết quả dạng đoạn trích nổi bật, và thường được xếp ở vị trí đầu tiên, hay còn gọi là Top 0. Những bài viết đạt được thứ hạng top 0 thường có traffic rất lớn, cơ hội chuyển đổi cũng cao hơn rất nhiều so với top 1, top 2 khác.

  • Hộp kết quả

Có nhiều truy vấn yêu cầu Google phải đưa ra câu trả lời chính xác tại thời điểm đó. Ví dụ như: bây giờ Mỹ là mấy giờ, tỷ giá đô la hôm nay, giá vàng,... Người dùng chỉ cần nhập từ khoá và Google sẽ lập tức trả lại đáp án ngay tại trang SERPs tại box đầu tiên mà không cần phải bấm vào link dẫn nào.

SERPs
  • Sơ đồ, vị trí

Chắc chắn đã ít nhất 1 lần bạn tìm kiếm vị trí của 1 nhà hàng, trung tâm thương mại, hay 1 địa điểm nào đó trên thanh công cụ tìm kiếm. Lập tức, trang SERPs của bạn sẽ hiển thị tất cả những địa điểm từ gần bạn tới xa bạn. Kèm theo đó là bản đồ, chỉ đường, nút truy cập nhanh trang web… Và đây chính là dạng kết quả sơ đồ vị trí.

  • Hình ảnh liên quan

Bên cạnh hộp kết quả ngay, bản đồ chỉ dẫn… chúng ta cũng rất hay gặp kết quả trả bằng hình ảnh. Dạng này phù hợp với những truy vấn có đi kèm các từ khóa chỉ đặc điểm, tính chất, ví dụ như: bóng bay màu xanh, cây hoa màu đỏ, bàn làm việc thông minh…. Google sẽ nắm bắt chính xác những yêu cầu đó và trả lại bạn kết quả chính xác nhất có thể.

  • Top New

Dạng kết quả này phù hợp với những ai làm SEO bên lĩnh vực báo chí, sự kiện hơn. Đây là vị trí được Google ưu tiên những nội dung được cập nhật mới nhất. Và để được xuất hiện tại Top new, trang của bạn phải là đơn vị truyền thông uy tín, có lượt truy cập và theo dõi cao. Còn nếu bạn là website bình thường thì tỉ lệ xuất hiện trên top new gần như là không thể.

SERPs
  • Tin tuyển dụng

Trước đây, khi người dùng tìm kiếm việc làm, Google sẽ chỉ hiển thị những trang việc làm đơn thuần. Nhưng giờ đây, người dùng đã có thể tham khảo ngay các kết quả việc làm trên trang SERPs, mức lương cùng tên các đơn vị đang tuyển để nộp CV ngay.

  • Google Shopping

Google Shopping là một trong những nơi hiển thị yêu thích của những website bán hàng. Người dùng chỉ cần click vào hình ảnh, Google sẽ đưa bạn đến trang mua sắm tương ứng. Vị trí của Google Shopping có thể ở ngay hàng trên cùng trang SERPs hoặc bên tay phải trang.

  • FAQs - Câu hỏi thường gặp

Là những bộ câu hỏi liên quan đến truy vấn của bạn, những người tìm kiếm từ khóa giống bạn trước đó cũng đã tìm kiếm những câu hỏi này. Điểm đặc biệt là người dùng sẽ được cung cấp ngay 1 link có sẵn đáp án phù hợp chứ không phải truy vấn lại nữa.

Hiện nay, FAQs cũng đã xuất hiện nhiều với những truy vấn bằng tiếng việt. Còn nếu như trước đây, bạn sẽ chỉ có thể nhìn thấy FAQs với những truy vấn tiếng anh mà thôi.

SERPs

3. Làm sao để cải thiện thứ hạng trên trang SERPs?

Thật ra, để cải thiện thứ hạng website trên trang SERPs có cách duy nhất đó là phải lên các kế hoạch SEO chính xác, hiểu các search engine. 

- Trang bị cho mình 1 thiết kế website chất lượng, cấu trúc chuẩn SEO

- Nắm bắt được các thuật toán của Google

- Tối ưu SEO onpage - offpage đúng, đủ và phù hợp thời điểm

- Liên tục cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách làm lại luồng điều hướng, rút ngắn quy trình thanh toán,...

- Nâng cao độ uy tín của trang web

Còn đối với quảng cáo trả phí, bạn chỉ cần tham gia các phiên đấu thầu, trả các khoản phí tương ứng, quảng cáo của bạn sẽ có được vị trí hiển thị như mong muốn. Tuy nhiên, nếu chỉ duy trì các quảng cáo trả phí mà không tối ưu SEO để đạt được thứ hạng tự nhiên, về lâu về dài không phải là bài toán tối ưu cho doanh nghiệp. Vậy nên mọi website sẽ cần kết hợp cả hai hạng mục này để đảm bảo sự cân bằng.

Tìm hiểu cách tăng thứ hạng với bài viết nàyUpdate nội dung tăng thứ hạng như nào cho chuẩn?

Trang SERPs là thuật ngữ đơn giản với những ai đã có cái nhìn toàn diện về nó. Sau những kiến thức mà Sapo.vn đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu về SERPs và biết cách làm sao để làm chủ thứ hạng trên trang này. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tại blog của Sapo.vn để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích cho website của mình nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM