9 bí quyết đàm phán KHÔNG THỂ BỎ QUA (P1)

Kinh doanh không phải con đường đơn độc, mặc dù tồn tại nhiều khốc liệt bởi những chiêu trò cạnh tranh của đối thủ, nhưng bạn vẫn còn những đối tác, những người cùng chung lợi ích luôn sẵn sàng sát cánh bên bạn. Hãy nhớ một điều, trong kinh doanh không có gì là miễn phí, để có được một đối tác tin cậy nhất bạn cũng phải bỏ ra những thứ tương đương để thuyết phục họ. Chính lúc này đàm phán mới thể hiện vai trò quan trọng của mình, nếu kĩ thuật đàm phán của bạn tốt bạn sẽ có nhiều bạn, nếu dở, bạn sẽ chỉ có thêm kẻ thù mà thôi. Và bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 9 bí quyết đàm phán KHÔNG THỂ BỎ QUA.

dam-phan

1. Không đồng ý các điều kiện ngay lập tức

Đàm phán không đơn thuần chỉ là cuộc nói chuyện giữa hai bên, đó là một cuộc trao đổi lợi ích để hợp tác, một lần đấu trí thực sự mặc dù không mang ý nghĩa sống còn như cạnh tranh. Thế nên đừng dễ dàng chấp nhận bất kỳ điều kiện nào mà đối tác đưa ra ngay lập tức khi chưa có sự suy xét kĩ càng.

Mặc dù mục đích cuối cùng vẫn là thỏa mãn đôi bên, nhưng thực tế thỏa mãn ở mức độ nào còn tùy thuộc vào khả năng thương thảo của bạn. Khi đối tác đưa ra một điều khoản thì chắc chắn sẽ mang về lợi ích nhiều hơn cho họ, việc của bạn là làm sao để cân bằng hoặc chiếm thế thượng phong. Đừng chỉ thấy một chút lợi là đồng ý ngay, cũng giống như mặc cả vậy, hãy đưa ra đề xuất khác mà bạn hưởng lợi nhiều hơn một chút cho đến khi đạt mức chấp nhận.

2. Chọn địa điểm đàm phán có lợi cho mình

Đừng nghĩ rằng địa điểm không ảnh hưởng gì đến kết quả cuộc đàm phán, thực tế không như vậy. Khi bạn chọn nơi đàm phán ngay tại công ty mình bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, các tư liệu, các điều kiện và giành được thế chủ động. Thế nên hãy cố gắng để có quyền lựa chọn địa điểm đàm phán.

Tất nhiên đối tác cũng sẽ có suy nghĩ như bạn thôi, nếu họ không chịu nhường bước để bạn chọn công ty mình thì nên thống nhất để quyết định một nơi trung lập nào đó. Đây cũng là cách mà nhiều chuyên gia đàm phán khuyên dùng nhất, nó như là cách tạo ra sân chơi công bằng vậy.

dam-phan1

3. Quan sát trước khi ra giá là một bí quyết đàm phán quan trọng

Như đã nói, đàm phán là cuộc đấu trí để giành lợi ích nhiều hơn, thế nên bên nào đưa ra mục đích của mình trước là bên thua cuộc. Vì nếu bạn để lộ mục đích của mình khi đến buổi đàm phán thì bạn sẽ bị trượt xuống thế bị động, rất dễ bị đối tác ép giá dẫn đến chịu phần thiệt. Bí quyết đàm phán ở đây là hãy dẫn dắt đối tác qua nhiều câu chuyện nhưng vẫn hướng về mục đích để họ mất cảnh giác và để lộ ý định của mình.

Đàm phán là một nghệ thuật với sự khéo léo của ngôn từ và ánh mắt tinh tường trong cách phân tích. Trong khi nói chuyện để thương thảo điều kiện bạn cần quan sát cả những động tác nhỏ nhất của đối tác để đoán ý của họ. Ví dụ như khi bạn gợi ý một mức giá nào đó, có thể họ vẫn tỏ ra chấp nhận được nhưng chỉ một cái nhíu mày cũng lật tẩy thái độ thực của họ.

Dù sao cũng hãy nhớ, đừng bao giờ ra giá trước nếu không bị dồn đến bước đường cùng!

4. Hãy đàm phán với người có thẩm quyền

Nên nhớ việc đàm phán ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích đôi bên, vì vậy đừng lãng phí thời gian nói chuyện với những người không có thẩm quyền giải quyết. Hãy yêu cầu được gặp trực tiếp người quyết định và nói chuyện với họ. Làm việc với những người đó bạn vừa đỡ qua nhiều lần trung gian, thông điệp không bị đứt đoạn vừa tiết kiệm được thời gian cho mình và đảm bảo hiệu quả đàm phán.

(còn tiếp...)

Đọc thêm các bài viết khác tại đây:

Văn hóa quyết định sự đàm phán thành công 6 nguyên tắc vàng để đàm phán thành công 6 bước cần chuẩn bị trước khi đàm phán khách hàng
Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM