5 cặp thuật ngữ trong Marketing dễ khiến bạn nhầm lẫn

Bạn có tin rằng, có rất nhiều thuật ngữ về marketing mà chúng ta hằng ngày sử dụng vẫn đang bị hiểu sai hay nhầm lẫn với 1 khái niệm khác không? Thoạt nhìn thì có vẻ giống nhau nhưng xét về bản chất, mục đích sử dụng lại khác biệt hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 cặp thuật ngữ Marketing dễ khiến mọi người nhầm lẫn nhất. 

1. Khuyến mại với khuyến mãi

Có thể nói, đây là  2 thuật ngữ khiến không ít các marketer phải bối rối, lúng túng khi đưa ra quyết định sử dụng.

Khuyến mại và khuyến mãi là hai phương thức trong hoạt động Sales Promotion của doanh nghiệp. Mại là bán, mãi là mua. Khuyến mãi là các hoạt động tác động đến người bán hàng (đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, nhà phân phối) nhằm kích thích việc mua hàng hoá. Trong khi đó, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của nhà bán hàng nhằm xúc tiến việc mua bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Hai tiêu chí để giúp chúng ta phân biệt khuyến mại và khuyến mãi. 

Khuyến mại và khuyến mãi

Về hình thức:

  • Các hình thức khuyến mại bao gồm: mẫu thử, mã giảm giá, tiền thưởng, cuộc thi rút thăm trúng thưởng, hoàn tiền, sản phẩm tăng thêm, giảm giá trực tiếp, chương trình khách hàng thân thiết, sự kiện tiếp thị,..
  • Các hình thức khuyến mãi bao gồm: quảng cáo hợp tác, cuộc thi và thưởng đại lý, trợ cấp, điểm thưởng mua hàng, chương trình đào tạo, triển lãm thương mại.

Xem thêm: 11 chiêu khuyến mại hiệu quả cho các web mua hàng giảm giá

2. Digital Marketing vs Online Marketing

Digital Marketing là cách thức tiếp thị sử dụng các nền tảng và loại hình kỹ thuật số đang có hiện nay (Điện thoại, Internet, TV, Audio, Digital OOH...)

Xem thêm: OOH là gì? Liệu OOH advertising có còn là xu hướng quảng cáo hiện nay?

Digital Marketing và Online Marketing
Nhập caption

Online Marketing là cách thức tiếp thị chỉ có thể xây dựng và thực hiện trên không gian Internet, bao gồm các nền tảng chính như (Social Media, Website, Display Ad,...)Nói ngắn gọn, Online Marketing (OM) là “tệp con” của Digital Marketing (DM). Dù cả hai đều được phát triển dựa trên công nghệ, nhưng DM là hình thức tiếp thị không giới hạn trên Internet mà bao gồm cả các hình thức offline. Dù không quá khác nhau, nhưng phân biệt được các thuật ngữ này sẽ giúp Marketer xác định rõ hướng đi trong ngành cũng như triển khai campaign kỹ càng hơn.

3. Copywriter vs Content Writer 

Copywriter là “người viết lời quảng cáo” cho thương hiệu và nhãn hàng, gồm thông điệp, tagline, kịch bản TVC, nội dung quảng cáo ngoài trời, banner ads và những tư liệu truyền thông quảng cáo khác cho mỗi chiến dịch dựa trên ý tưởng từ đội ngũ sáng tạo (Creative).

Copywriter làm việc chặt chẽ với các đội ngũ PR, Creative, Marketing, Planner và cả Customer Service (Chăm sóc Khách hàng) của thương hiệu hoặc agency phụ trách triển khai chiến dịch. Tại một số agency, Copywriter sẽ cùng Creative lên ý tưởng, thậm chí phụ trách hoàn toàn phần ý tưởng cho kế hoạch truyền thông của đối tác.

Copy Writer và Content Writer

Trong khi đó, Content Writer là những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng số như website, mạng xã hội, blog,… hoặc các tư liệu in ấn (print materials). Họ có thể phụ trách đa dạng các nội dung, từ viết bài PR (có yếu tố thương hiệu), bài long-form trên các website, bài đăng Facebook, viết kịch bản và sản xuất video YouTube, nội dung podcast, livestream, viết giới thiệu, mô tả sản phẩm cho doanh nghiệp.

4. Customer vs Consumer

Customer là một cá nhân hoặc tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ từ cửa hàng hoặc doanh nghiệp. Là nhân tố chính trong việc thúc đẩy doanh thu, khách hàng là đối tượng trọng tâm của mọi nỗ lực Marketing.

Customer và Cusumer

Consumer là người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, người dùng cuối cùng (end-user) của hàng hoá và dịch vụ được gọi là người tiêu dùng.

Trong đa số các trường hợp, consumer là customer. Tuy nhiên, không phải customer nào cũng là consumer, ví dụ trong các sản phẩm sữa cho trẻ em: Customer (Phụ huynh), Consumer (Trẻ em).

5. PR vs Advertising 

Advertising và PR cùng có mục tiêu truyền đạt một thông điệp nào đó đến khách hàng mục tiêu, tuy nhiên cách thức thực hiện của Advertising và PR rất khác nhau.

PR là phương thức truyền thông nhằm truyền tải một hình ảnh, thông điệp tích cực về doanh nghiệp đến khách hàng và cộng đồng. Một chiến dịch PR thành công khi biết show ra tinh tế và khéo léo những thành quả và đóng góp tích cực của doanh nghiệp cho cộng đồng thấy. 

Pr và Advertising

VD:Các chiến dịch PR: “Một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” (Vinamilk)

Khác hoàn toàn với PR, Advertising tấn công trực tiếp vào khách hàng mục tiêu bằng việc nhấn mạnh đặc tính nổi bật, đặc trưng nhất của sản phẩm qua TVC, Print Ad, Radio Ad, word of mouth…

Trên đây là sự khác nhau giữa các thuật ngữ marketing khiến mọi người dễ gây nhầm lẫn.. Hy vọng qua bài viết, các bạn độc giả có thể có được thông tin hữu ích để sử dụng hai từ này đúng ngữ cảnh, áp dụng trong cả công việc lẫn cuộc sống

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM