Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngành hàng bán lẻ

Ngày nay ngành bán lẻ đang có những bước tiến vượt bậc, đó là sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phương thức quản lý và quá trình hoạt động, trong đó có công nghệ điện toán đám mây. Tuy nhiên, mức độ áp dụng công nghệ này ở Việt Nam đang chưa phổ biến, nó mới chỉ đang tồn tại ở dạng tiềm năng. Nhưng với sự phát triển như hiện nay, dự đoán trong khoáng vài năm tới, hầu hết các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ đều có sự tiếp xúc với công nghệ này.

Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem trên thực tế, công nghệ điện toán đám mây tác động như thế nào đến ngành bán lẻ?

Mô hình điện toán đám mây đang là xu hướng công nghệ nổi bật trên thế giới. Ở mô hình này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ nhà cung cấp mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

1. Tiết kiệm chi phí cho ngành bán lẻ

Lợi ích rõ nhất của các giải pháp điện toán đám mây là tiết kiệm được chi phí từ việc triển khai và tốc độ để một giải pháp có thể thiết lập. Khác với các hệ thống triển khai mang hình thức truyền thống, khi áp dụng điện toán đám mây, bạn không cần phải lo lắng nhiều đến vấn đề cơ sở hạ tầng, đóng gói, không phải trả trước lệ phí giấy phép và không có chương trình phần mềm nào phải lắp đặt, bảo dưỡng. Công ty của bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn bởi các bộ phận nội bộ, các đối tác và các nhà cung ứng cũng có thể kết nối qua đám mây, giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn vốn cho công ty của mình.

Ví dụ như, trên thực tế, khi công ty của bạn cần xây dựng một nhà kho mới, bạn có thể tận dụng ngay giải pháp điện toán đám mây để tích hợp một nhà kho mới mà không cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho công ty. Giảm thiểu được một phần lớn chi phí phát sinh trong việc đầu tư xây dụng thêm kho bãi.

nganh ban le va dien toan dam may 

2. Tối ưu hóa trong khâu quản lý bán lẻ

Quản lý bán lẻ sẽ chặt chẽ hơn nếu sử dụng phầm mềm điện toán đám mây. Một điều thuận lợi là với sự tiện lợi của công nghệ chạm của các thiết bị di động, nó mang lại sự tiện lợi, cơ động và sành điệu hơn cho người dùng. Đối với kinh doanh bán lẻ, công nghệ chạm giúp giảm thao tác không cần thiết, quá trình thao tác sẽ nhanh hơn và chính xác hơn nữa mang lại sự chuyên nghiệp hơn trong quản lý cửa hàng bán lẻ.

Trên thực tế, quá trình quản lý trong ngành bán lẻ không phải là điều dễ dàng. Một chủ cửa hàng nếu không có kinh nghiệm hay cách quản lý kinh doanh hiệu quả sẽ khiến dự án kinh doanh gặp thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản. Khi sử dụng công nghệ ứng dụng điện toán đám mây, các quy trình quản lý được thực hiện thường xuyên vào sát sao hơn. Các nghiệp vụ như quản lý hàng hóa, quản lý năng suất bán hàng hay quản lý dòng tiền sẽ được thực hiện thường xuyên mà bạn không phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức.

Hơn nữa, khi sử dụng các phần mềm có tích hợp công nghệ điện toán đám mây, các chủ cửa hàng chỉ cần thực hiện một vài thao tác nhỏ là đã nắm rõ được tình hình kinh doanh của cửa hàng, số lượng hàng còn trong kho, chủ động kiểm soát dòng tiền mặt mà không cần có mặt trực tiếp tại cửa hàng. Công việc quản lý nhân viên cũng hiệu quả hơn, hạn chế được thất thoát không đáng có.

nganh ban le

3. An toàn trong quản lý dữ liệu ngành bán lẻ

Trong kinh doanh bán lẻ, các vấn đề về an toàn về thông tin và dữ liệu là rất quan trọng; nếu vì một lý do nào đó, việc mất hoặc sai dữ liệu sẽ khiến cho kinh doanh thực sự gặp khó khăn – đối với những “mối hiểm họa” này, chỉ duy nhất công nghệ điện toán đám mây mới thực sự giải quyết được vấn đề. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo được phát triển trên mô hình điện toán đám mây đảm bảo cho khách hàng một sự an toàn tuyệt đối với dữ liệu của tất cả các cửa hàng. Việc ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM