Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống tiến hành ra sao?

Kinh doanh nhà hàng ăn uống là lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay và có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh chưa nắm rõ thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống nên để xảy ra tình trạng không mong muốn vì vi phạm pháp luật. Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống cần những gì? Cùng Sapo đi tìm hiểu nhé.

1. Mở nhà hàng kinh doanh ăn uống cần giấy phép gì?

1.1 Giấy đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bắt buộc cần phải có. Đây là chứng nhận sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Những doanh nghiệp, cá thể nào đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng mới được xét duyệt.

Trước khi đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần xác định mình sẽ kinh doanh theo hình thức hộ cá thể hay doanh nghiệp để làm giấy tờ phù hợp.

Nếu quán của bạn kinh doanh không có giấy phép sẽ được tính vào hoạt động kinh doanh trái phép và sẽ bị xử lý theo từng mức độ cụ thể.

Giấy đăng ký kinh doanh
Nhà hàng bắt buộc phải có Giấy đăng ký kinh doanh trước khi đi vào hoạt động

Hồ sơ đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh
  • Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao có công chứng)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bạn đến UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để nộp và đóng phí. Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng/lần.

Sau 3 ngày làm việc, UBND sẽ gửi giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cho bạn. Trường hợp hồ sơ bạn nộp không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ ở UBND sẽ gửi đến bạn thông báo bằng văn bản để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

1.2 Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong ngành dịch vụ ăn uống, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một điều kiện cần và đủ giúp nhà hàng hoạt động chính thống. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một minh chứng để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của nhà hàng.

Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sau khi chuẩn bị xong, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 15 ngày làm việc sẽ có đại diện cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra thực tế nhà hàng, quán ăn của bạn. Nếu đạt đủ điều kiện, nhà hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp có điểm nào chưa đạt yêu cầu ATTP, họ sẽ phản hồi bằng văn bản.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một điều kiện cần và đủ giúp nhà hàng hoạt động chính thống

Lưu ý rằng, thời hạn của loại giấy phép này chỉ là 3 năm kể từ ngày đăng ký. Điều đó có nghĩa là theo chu kỳ 3 năm 1 lần, chủ nhà hàng cần phải chứng minh lại một lần nữa để xác nhận cơ sở kinh doanh của mình đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

1.3 Một số giấy phép khác

Để nhà hàng có thể tập trung phát triển bền vững, chủ nhà hàng cần chuẩn bị các loại giấy phép kinh doanh khác, bao gồm:

  • Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy
  • Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền 
  • Giấy phép bán lẻ rượu trong nhà hàng (nếu có)
  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá trong nhà hàng (nếu có)
  • Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng, quán ăn > 200m2

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng mới nhất

2. Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Thủ tục mở nhà hàng ăn uống kinh doanh cần được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi bạn có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này. Các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bao gồm:

  • Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Trên đây là một số thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống quan trọng mà bạn cần hiểu rõ để chuẩn bị sẵn sàng các loại giấy tờ có liên quan và mở đường thuận lợi cho quá trình kinh doanh trong lĩnh vực FnB. Chúc các bạn kinh doanh thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM