Slogan và tagline là gì? Các bước tạo nên câu slogan hay và ý nghĩa như thế nào?

Slogan là gì? Những yếu tố nào để tạo thành một câu Slogan hay? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà bất cứ người làm Marketing nào cũng trăn trở tìm câu trả lời. Trong bài viết này, Sapo sẽ cung cấp tới bạn khái niệm Slogan là gì và những bước để tạo nên một Slogan thật “chất”.

1. Slogan là gì?

Slogan (Khẩu hiệu) là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và quy trình xây dựng thương hiệu của một công ty. Slogan là một chuỗi từ ngắn, dễ nhớ hướng tới các khách hàng tiềm năng, hàm chứa sự hấp dẫn của sản phẩm. 

Slogan có thể khiến hình ảnh thương hiệu thu hút hơn hoặc tệ đi, bởi nó chính là mũi tên đầu tiên và quan trọng nhất được “bắn” vào khách hàng. Thậm chí chưa cần trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ, Slogan sẽ là ấn tượng đầu tiên đối với người tiêu dùng. Một Slogan hay và "chất" sẽ giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn. Ngoài ra, Slogan luôn được tạo ra một cách "ngắn gọn và súc tích", bởi theo một số nghiên cứu, con người chỉ mất 7 giây để hình thành ấn tượng đầu tiên. 

slogan-la-giSlogan là gì?

Các loại Slogan

Slogan để kinh doanh
Slogan để kinh doanh sẽ nhấn mạnh các tính năng giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ:
KFC – “Finger-lickin' good”
Carlsberg – “Probably the best beer in the world”

Chúng thể hiện giá trị riêng biệt của sản phẩm để truyền đạt cho mọi người quan điểm của thương hiệu, đó có thể là sự tin tưởng, cuộc cách mạng, sự hoàn hảo, v.v.

Ví dụ: các khẩu hiệu sau thể hiện sự trao quyền và tự tin:
Pantene slogan – “Always camera ready”
Zara slogan – “Love your curves” (England and Spain)

Slogan để quảng cáo

Slogan quảng cáo nhấn mạnh vào một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, và là một phần của chiến dịch quảng cáo. Nó nhằm mục đích tạo mối liên hệ giữa trải nghiệm sử dụng sản phẩm và lợi ích mà khách hàng có thể nhận được sau khi mua hàng.

Ví dụ: các khẩu hiệu sau đây mô tả trải nghiệm của bạn sẽ như thế nào sau khi bạn mua hoặc tương tác với sản phẩm của công ty:

Coca-Cola – “Open happiness”
Ajax  – “Stronger than dirt”
Frooti – “Fresh and juicy”

slogan-noi-tiengMột số tagline của các thương hiệu nổi tiếng

3. Phân biệt Tagline và Slogan

“Just do it” và “There’s no finish line” đều là những cụm từ được Nike sử dụng. Vậy liệu Nike có hai Slogan không? Hay đây là hai Tagline của công ty? Hay cả hai cụm từ đều có cách sử dụng và mục đích khác nhau?

Tiếp thị yêu cầu sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tiếp cận khách hàng. Tương tự, Slogan và Tagline là hai loại công cụ tiếp thị khác nhau. Tagline là một hình thức lâu dài hơn của Slogan, trong khi Slogan có thể được sử dụng tạm thời, nhằm mục đích quảng bá một chiến dịch cụ thể của công ty. Slogan là một phần của chiến dịch tiếp thị. Mặt khác, Tagline nghiêng về việc trở thành phương châm của công ty. Mặc dù cả Slogan và Tagline đều là công cụ tiếp thị nhưng chúng rất khác biệt. Sự khác biệt giữa Slogan và Tagline là - Slogan dành cho việc quảng bá chiến dịch sản phẩm của công ty trong khi Tagline dành cho việc quảng bá hình ảnh, và là "tuyên ngôn" của chính công ty đó. 

Ví dụ 
Apple tagline: “Think different”
First gen. iPhone slogan: “This changes everything”
Oreo tagline: “Only oreo”
Oreo slogan: “Milk’s favourite cookie” / “Twist, lick, dunk”

Các Slogan và Tagline được đề cập ở trên là những ví dụ thích hợp nhất để hiểu sự khác biệt giữa Slogan và Tagline. Rõ ràng là Tagline giống như một cụm từ bao quát hơn, trong khi Slogan được dùng cụ thể cho chiến dịch. 

tagline-la-giTagline nổi tiếng của Apple

4. Mục đích sử dụng Slogan

Slogan không chỉ đơn thuần là một cụm từ hấp dẫn; mà nó còn chứa đựng trong đó nỗ lực của những người làm Marketing, nhằm tạo ra một khẩu hiệu có sức thuyết phục trong tâm trí người tiêu dùng. Mục đích cơ bản của Slogan là tăng doanh số bán sản phẩm / dịch vụ và tiếp cận khách hàng ở mức độ nhẹ nhàng.

Mục đích của Slogan còn là xây dựng bản sắc thương hiệu và làm cho công ty trở nên khác biệt, kích thích người tiêu dùng sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu..

Một chức năng quan trọng khác của Slogan là định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách tự nhiên nhất. Tại sao sự định vị này lại quan trọng? Định vị tạo nên sự khác biệt cho một thương hiệu so với những thương hiệu khác. 

Các mục đích cơ bản của khẩu hiệu được tóm tắt dưới đây:

  • Tạo hình ảnh tích cực về sản phẩm của bạn
  • Quảng cáo chiến dịch với nhiều loại sản phẩm
  • Buộc khán giả phải 'dừng lại và suy nghĩ'
  • Làm cho thương hiệu của bạn nổi bật khỏi các đối thủ cạnh tranh
  • Tăng nhu cầu đối với sản phẩm của bạn

Xem thêm: Bí quyết làm mới thương hiệu để ngày càng phát triển

5. Làm thế nào để viết Slogan?

Bước 1: Xác định mục đích của bạn

Bước này đề cập đến việc xác định mục đích của khẩu hiệu của bạn. Các câu hỏi phía dưới sẽ giúp bạn tìm được mục đích viết Slogan: 

Q1) Bạn đang bán gì? Nó có phải là một sản phẩm hữu hình như đồ vệ sinh cá nhân, đồ dùng làm đẹp, đồ ăn, v.v. không? Nó có phải là một sản phẩm vô hình như phần mềm, dịch vụ taxi, dữ liệu, v.v. không?

Q2) Nó dành cho mục đích từ thiện hay lợi nhuận kinh doanh?

Q3) Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?

Q4) Bạn là một thương hiệu mới thành lập hay một thương hiệu đã có tên tuổi?

Khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, hãy xem lại câu trả lời của mình và bạn sẽ có thể hiểu rõ về mục đích của sản phẩm / dịch vụ của bạn là gì? Bạn có thể là một thương hiệu đồ dùng cho thú cưng có uy tín đang tìm cách áp dụng khẩu hiệu mới cho sản phẩm mới hoặc bạn có thể là một thương hiệu hỗ trợ khởi nghiệp đang tìm cách tạo khẩu hiệu mới cho loại thuốc trị chuột rút có vị sô cô la mới của bạn. Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận, câu trả lời của bạn cho câu hỏi này là gì?

Xem thêm: 6 chiêu viết khẩu hiệu thu hút khách hàng

Bước 2: Chọn một loại khẩu hiệu

Bạn nên xem lại phần trước về “loại khẩu hiệu” và xác định loại khẩu hiệu bạn muốn triển khai. Một vài ý tưởng nhỏ giúp bạn:

  • Hài hước
  • Thu hút
  • Viễn tưởng
  • Đáng yêu

Bước 3: Tập hợp những từ thật “chất”

Khi bạn đã hoàn thành thành công bước 1 và 2, bạn sẽ có một ý tưởng hợp lý về một nhóm từ có thể trở thành khẩu hiệu của bạn.

Ví dụ, nếu bạn đã xác định, sản phẩm của bạn là một chiếc bút. Sản phẩm của bạn là vì lợi nhuận kinh doanh. Đối tượng mục tiêu của bạn là sinh viên sắp vào đại học. Bạn là một thương hiệu mới thành lập. Bạn đã xác định được kiểu người của mình là sáng tạo, hài hước, nhanh nhẹn và hấp dẫn. Bây giờ bạn có thể nghĩ ra cách kết hợp loại của bạn với sản phẩm của bạn. Theo ví dụ trước đó, làm cách nào để làm cho việc sử dụng bút trở nên hài hước đối với sinh viên đại học? Làm cách nào để sử dụng bút sáng tạo cho sinh viên đại học?

Bước 4: Giữ cho Slogan ngắn gọn, nguyên bản và đáng tin cậy

Một khi bạn đã bắt đầu hình thành các cụm từ, điều quan trọng cần lưu ý là khẩu hiệu của bạn phải ngắn gọn. Như đã giải thích trước đó, Slogan mất 7 giây để tạo ấn tượng đầu tiên. 

Tiếp theo, chuyển trọng tâm của bạn sang việc giữ nguyên bản. Bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi các Slogan khác trên thị trường. Hãy coi chừng ảnh hưởng này và đừng để nó lọt vào khẩu hiệu của bạn. Một khẩu hiệu nhái lại sẽ không chỉ làm giảm doanh số bán hàng của bạn mà còn dẫn đến các liên tưởng “cũ”, “nhàm chán” và “không trung thực” với thương hiệu của bạn.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu được Slogan là gì và những điểm khác nhau giữa Slogan - Tagline. Để có thể tạo ra những Slogan ấn tượng và ngắn gọn, bạn có thể áp dụng ngay 4 bước xây dựng Slogan mà Sapo đã chia sẻ trong bài nhé!
 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM