Local Brand là gì? Những lưu ý khi kinh doanh Local Brand

Local Brand là khái niệm tương đối quen thuộc với cả người tiêu dùng lẫn chủ kinh doanh trong ngành thời trang. Trong bài viết này, Sapo sẽ chia sẻ với bạn về những yếu tố liên quan đến Local Brand cũng như những lưu ý khi kinh doanh Local Brand.

1. Local Brand là gì?

Khác với các cửa hàng quần áo, giày dép nhập hàng từ nhiều nguồn, thương hiệu khác nhau để kinh doanh, Local Brand được hiểu là thương hiệu nội địa, thời trang trong nước, là các thương hiệu tự thiết kế và sản xuất hàng hóa của mình.

Các sản phẩm của Local Brand thường được sản xuất, thiết kế, sáng tạo bởi người Việt. Đó là lý do mà những sản phẩm này thường được nhận được sự quan tâm từ những người yêu thời trang bởi sự phù hợp, khả năng “đu trend” hay đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

local brand là gì

Các sản phẩm Local Brand thường được yêu thích bởi sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã bởi sáng tạo là không giới hạn và đúng xu hướng, dấu ấn riêng của đất nước, thương hiệu của từng sản phẩm. 

Local Brand cũng là một trong những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm nhưng có giá thành tương đối ổn. Có thể nói, hầu hết các thương hiệu Local Brand đều đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, chỉn chu trong tất cả các khâu từ lên ý tưởng thiết kế, lựa chọn chất liệu, gia công đến quá trình phân phối sản phẩm để sản phẩm được đưa đến tay khách hàng trong trạng thái tốt nhất, giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi dùng các sản phẩm của mình. 

Biti’s có thể nói là một trong những biểu tượng của Local Brand thành công nhất tại Việt Nam. Slogan huyền thoại “nâng niu bàn chân Việt” đã trở thành điều không thể thiếu với mỗi người dân Việt ở mọi lứa tuổi.

Một trong những lý do hàng đầu khiến Biti’s trở thành thương hiệu quốc dân chắc chắn là bởi chất lượng, giá thành cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi và đặc biệt là những quảng cáo với giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. 

2. Những yếu tố cần nhớ khi mở Local Brand

Kinh doanh theo mô hình của các Local Brand trên thực tế không hề dễ dàng. Bởi một Local Brand để có thể vận hành cần đảm bảo được tất cả các khâu từ ý tưởng đến đầu ra sản phẩm. Đó là lý do mà đây là một loại hình kinh doanh không hề dễ dàng. 

2.1 Ý tưởng

Thông thường, những người có ý tưởng bắt đầu xây dựng một thương hiệu Local Brand đều là những người có ý tưởng. Do đó, người chủ kinh doanh cần đảm bảo được khả năng biến những ý tưởng đó thành sản phẩm thực tế. 

Tuy nhiên, khác với việc lên ý tưởng nghệ thuật, ý tưởng của những người làm nên thương hiệu Local Brand cần phải có tính ứng dụng, nghĩa là cần đảm bảo được khả năng đón nhận của người tiêu dùng với sản phẩm mà bạn sẽ đem đến. 

local brand

2.2 Xác định thương hiệu Local Brand

Mọi Local Brand đều cần phải có thương hiệu rõ ràng để khách hàng nhớ đến bạn và thể hiện được nét riêng của chính mình. Nếu có thể hãy chọn một thương hiệu dễ nhớ và ấn tượng để mọi người có thể ghi nhớ.

Tuyệt đối không chọn những tên thương hiệu đã có trên thị trường để tránh tuyệt đối các vấn đề tranh chấp bản quyền. Cùng với đó, hãy cố gắng đưa nét riêng của bạn vào trong sản phẩm, phong cách hay cách truyền thông để thể hiện được những điểm nổi bật của thương hiệu mình. 

Xem thêm: 9 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp

2.3 Nghiên cứu thị trường và Xác định đối tượng khách hàng

Nghiên cứu thị trường là yếu tố bắt buộc để đảm bảo khả năng triển khai hoạt động của bạn. Một Local Brand chỉ có ý tưởng và thực thi thôi là chưa đủ. Bạn cần phải tính đến khả năng cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. 

Nghiên cứu thị trường cũng giúp bạn hiểu rõ về nhu cầu của người tiêu dùng, cách mà các thương hiệu khác thu hút, tiếp cận và chinh phục khách hàng. Từ đó tìm ra điểm cạnh tranh cho thương hiệu của bạn. 

Mọi mô hình kinh doanh đều cần phải chuẩn bị kỹ về việc xác định đối tượng khách hàng, kế hoạch kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những ý tưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Đây chính là cơ sở cho việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh, khả năng tiêu thụ cho Local Brand của mình. 

Việc xác định rõ ràng đối tượng khách hàng cũng giúp thương hiệu của bạn tạo được các nội dung truyền thông Marketing mang tính cá nhân hóa, phù hợp với tính cách và xu hướng của người dùng. Đây được xem là một trong những yếu tố để đảm bảo khả năng chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing và tạo vị thế cạnh tranh với các thương hiệu đối thủ trên thị trường. 

Xem thêm: 4 kiểu đối thủ cạnh tranh mọi doanh nghiệp phải đối đầu

2.4 Nguồn vốn

Có thể nói, nguồn vốn chính là một trong những yếu tố tiên quyết để đảm bảo khả năng vận hành của một thương hiệu Local Brand. Vốn để sản xuất, vốn để truyền thông và vốn để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Để xác định được chính xác nguồn vốn, chủ kinh doanh cần có một kế hoạch cụ thể để đảm bảo khả năng chi tiêu hợp lý cho đầu tư phác thảo, sản xuất, in ấn, truyền thông. Đây là cơ sở để có thể bắt đầu một mô hình kinh doanh như Local Brand.

2.5 Lựa chọn sản phẩm 

Trên thực tế, bước xác định sản phẩm kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ song song với nhau. Bởi trên thực tế, một sản phẩm được làm ra cần được tiêu thụ. Để làm được điều đó, sản phẩm của bạn cần đảm bảo được tính hữu dụng và phù hợp với những khách hàng mục tiêu của bạn. 

Local Brand thường là xuất hiện trong ngành thời trang, do đó, tùy vào định hướng mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm sẽ kinh doanh là quần áo, giày dép, túi, mũ,...Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, bạn chỉ nên lựa chọn một hoặc một vài sản phẩm chủ chốt để kinh doanh mà thôi. 

Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo khả năng tiêu thụ mà còn giúp tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất, vận hành, truyền thông hay phân phối. Khi quy mô được mở rộng hơn và bạn đã có những tệp khách hàng thân thiết, bạn có thể nghĩ đến việc bổ sung các sản phẩm kinh doanh của thương hiệu mình. 

2.6 Lựa chọn nguồn hàng và xưởng sản xuất

Trên thực tế, có rất nhiều Local Brand không phải là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất mà liên kết với một đơn vị khác để thực hiện các khâu như in ấn, cắt may. Khi này, Local Brand sẽ cần phải tìm các nguồn cung cấp vải để tạo nên sản phẩm của riêng mình. 

local brand là gì

Tương tự, đối tác sản xuất thường là các xưởng sản xuất. Khi này, Local Brand sẽ chuyển ý tưởng đến xưởng để thực hiện gia công và hoàn thiện sản phẩm. Việc lựa chọn xưởng sản xuất phù hợp và uy tín sẽ giúp thương hiệu đảm bảo được khả năng đáp ứng nguồn cung sản phẩm, ngăn chặn các nguy cơ về thiếu hụt hàng hóa và không có hàng để bán, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của thương hiệu. 

Đối tác in ấn và sản xuất bao bì cũng vô cùng quan trọng. Bởi trên thực tế, bao bì có thể nói là điều thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu một cách rõ rệt nhất. Bạn hoàn toàn có thể tập trung hơn trong việc truyền tải và phủ rộng thương hiệu qua bao bì, mác in, tag treo,...Đây được xem là một trong những yếu tố giúp khách hàng biết và ghi nhớ bạn lâu hơn. 

2.7 Xác định kênh bán

Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của thị trường, Local Brand có thể lựa chọn và xác định các kênh bán hàng để đảm bảo khả năng tiêu thụ cũng như phủ rộng hơn thương hiệu của bạn. Tùy vào nguồn vốn hay định hướng, tệp khách hàng mà bạn có thể bắt đầu với cửa hàng, mạng xã hội hay sàn TMĐT.

Xem thêm: Tổng hợp các kênh bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay

2.8 Đảm bảo vận hành và khả năng quản lý

Dù là kinh doanh Local Brand hay bất kỳ mô hình nào thì việc nắm rõ và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của cửa hàng là điều vô cùng quan trọng. Tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn có thể quản lý thủ công bằng sổ sách, excel hay phần mềm quản lý. 

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế tối đa sai sót thì các phần mềm quản lý bán hàng được xem là yếu tố tiên quyết, đặc biệt là các sản phẩm ngành thời trang. Bởi trên thực tế, việc kiểm soát số lượng hàng hóa, tồn kho hay hiệu quả kinh doanh của cửa hàng là điều vô cùng quan trọng. 

local brand

Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang Sapo là giải pháp hàng đầu cho phép chủ kinh doanh có thể theo dõi hoạt động nhập xuất hàng hóa hay luân chuyển giữa các kho, chi nhánh để loại bỏ các nguy cơ thất thoát, sai lệch trong kiểm kho thực tế và trên giấy tờ. 

Bán hàng và quản lý ngay trên phần mềm giúp hàng hóa luôn được cập nhật và tự động trừ đi sau mỗi lần giao dịch phát sinh. Ngay cả đối với các Local Brand bán hàng đa kênh tại cửa hàng, mạng xã hội hay trên các sàn TMĐT thì phần mềm quản lý bán hàng đa kênh của Sapo sẽ là giải pháp mà bạn nên cân nhắc để tối ưu hoạt động đăng bán đa sàn và quản lý đồng bộ từ hàng hóa, đơn hàng đến vận chuyển ngay trên một phần mềm. 

Đặc biệt, với khả năng tích hợp nhiều thiết bị bán hàng, Sapo giúp bạn bán hàng mà không cần nhớ giá, thay vào đó chỉ cần quét mã vạch sản phẩm là giá sản phẩm sẽ được hiển thị một cách chính xác nhờ hệ thống sản phẩm lưu trữ trên hệ thống Sapo. Điều này sẽ giúp cửa hàng của bạn hạn chế tối đa sai sót và đảm bảo hiệu quả công việc ngay cả với các nhân viên mới. 

Cùng với đó, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể theo dõi toàn bộ hoạt động kinh doanh của cửa hàng, các chi nhánh và các kênh bán một cách chi tiết, trực quan và rõ ràng ngay trên phần mềm. Hệ thống báo cáo của Sapo cho phép chủ kinh doanh đánh giá được tình hình kinh doanh dựa vào hệ thống báo cáo bán hàng, báo cáo doanh thu, lãi lỗ hay báo cáo kho,...chi tiết. 

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
arrow Dùng thử miễn phí

Trên đây là những yếu tố quan trọng về Local Brand là gì cũng như những lưu ý cần nhớ để bắt đầu kinh doanh Local Brand hiệu quả nhất mà Sapo muốn chia sẻ tới bạn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM