Làm thế nào để bắt đầu một cửa hàng trực tuyến (Phần 1)

Bắt đầu một cửa hàng trực tuyến có nhiều lợi thế hơn so với một cửa hàng truyền thống: bạn không phải thanh toán tiền thuê cửa hàng và bạn có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng một cách thoải mái ngay tại “nhà riêng” của mình. Tuy nhiên, để có một sử khởi đầu thành công, sẽ là ý tưởng tốt khi bạn suy nghĩ thấu đáo về việc mở một cửa hàng trực tuyến, điều này giống như khi bạn làm bất kỳ công việc kinh doanh nào khác. Bạn sẽ cần một sản phẩm tuyệt vời, một trang web thân thiện và một kế hoạch tiếp thị chắc chắn. Hãy đọc để tìm hiểu xem làm thế nào để bắt đầu.

Phần 1: Phát triển sản phẩm và kế hoạch kinh doanh

1. Quyết định những gì muốn bán

1

Nếu bạn muốn bắt đầu một cửa hàng trực tuyến, bạn có thể đã có ý tưởng cho một sản phẩm tuyệt vời để bán. Hãy nhớ rằng có những mặt hàng nhất định thuận lợi cho việc bán hàng trực tuyến khá chạy, trong khi các mặt hàng khác có thể khó khăn hơn để bán khi chúng không thể được xem tận nơi. Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn nên tin tưởng vào giá trị của sản phẩm - nếu không sẽ khó có thể kết nối được với khách hàng. Dưới đây là một số câu hỏi để cân nhắc: - Đó là một sản phẩm vật chất cần phải được vận chuyển hay đó là một sản phẩm kỹ thuật số có thể được gửi qua mạng Internet? - Bạn sẽ có một lô hàng (nhiều hơn một) của mỗi sản phẩm hay chúng sẽ chỉ có một loại (ví dụ như tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ điển)? - Bạn sẽ muốn bán một loạt các sản phẩm đa dạng hay bạn có kế hoạch để chuyên về một dòng sản phẩm như chỉ bán áo thun hoặc sách? - Bạn có tự mình tạo ra các sản phẩm? Nếu như vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu. Hình thành một mối quan hệ với nhà cung cấp đáng tin cậy. - Nếu bạn không lên kế hoạch để tự mình làm ra sản phẩm, bạn sẽ cần một nhà sản xuất tốt. Nghiên cứu các công ty khác nhau để tìm một bên phù hợp với ý tưởng kinh doanh của bạn. - Quyết định sản phẩm của bạn sẽ được xuất xưởng như thế nào. Tạo ra một kế hoạch để vận chuyển sản phẩm từ nhà của bạn một cách hiệu quả, hoặc đưa ra một kế hoạch lưu trữ và vận chuyển với một nhà kho. Bạn cũng có thể bỏ qua khâu vận chuyển nếu sản phẩm được sản xuất bởi bên thứ ba.

2. Tìm kiếm một thị trường ngách

2

Biết rõ sản phẩm nào bạn muốn bán chỉ là một phần của việc tạo ra một cửa hàng trực tuyến thành công. Bạn sẽ cần phải xác định xem dịch vụ của bạn khác biệt gì so với tất cả các dịch vụ tương tự khác mà mọi người có thể lựa chọn, cả về cá nhân hay trực tuyến. Tại sao khách hàng nên mua những chiếc áo len đan bằng tay của bạn khi họ có 100 cửa hàng trực tuyến khác để lựa chọn? - Đánh giá đối thủ cạnh tranh. Đừng nhảy ngay vào bán một dòng sản phẩm nhất định cho đến khi bạn nhìn vào các trang web mà bạn sẽ phải cạnh tranh. Xem xét các sàn giao dịch trực tuyến chính mà bạn có kế hoạch quảng cáo sản phẩm của bạn và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trong những cổng thông tin đó. - Cung cấp một cái gì đó thật sự độc đáo. Nếu bạn đang bán hàng thủ công làm bằng tay hoặc tác phẩm nghệ thuật, chính sự độc đáo của sản phẩm có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của bạn. Cố gắng để cân bằng giữa cái gì đó thật rất độc đáo và cũng có sức hấp dẫn chung. - Cung cấp kiến thức chuyên môn. Có lẽ chất lượng tạo ra sự khác biệt cho công ty của bạn sẽ là chuyên môn về loại sản phẩm bạn đang bán. Ví dụ như bạn là một cựu chuyên gia bóng chày đang bán một dòng găng tay bóng chày, hãy biến niềm đam mê của bạn và một phần kiến thức chuyên môn thành một phần của sản phẩm. - Cung cấp một quy trình mua hàng thân thiện. Ngay cả khi sản phẩm của bạn rất giống với những thứ khác được bán trực tuyến, bạn có thể tạo ra sự khác biệt cho cửa hàng bằng cách làm cho trải nghiệm mua sắm thú vị và dễ dàng. Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được điều hướng dễ dàng và khiến họ muốn chia sẻ. Đáp ứng và cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời hơn so với những người khác.

3. Thử nghiệm trước bằng cách bán sản phẩm với quy mô nhỏ

3

Trong thế giới thực, sẽ là khôn ngoan khi cố gắng bán sản phẩm của bạn thông qua các hình thức khác ít ràng buộc (ký gửi hàng bán, chợ trời, triển lãm thủ công, v.v..) trước khi tính tới mở hẳn một cửa hàng. Điều này cũng đúng đối với bán hàng trực tuyến. Cố gắng bán các mặt hàng của bạn một trên các trang muare, enbac, hangtot.com và các trang tương tự. Dưới đây là những gì bạn nên xem xét: - Ai là người mua sản phẩm của bạn? Hãy cung cấp phiếu giảm giá hoặc quà tặng miễn phí nếu họ trả lời một cuộc khảo sát ngắn. Tìm ra nơi họ mua sắm trực tuyến. - Họ sẽ sẵn sàng thanh toán bao nhiêu? Thử nghiệm với các mức giá khác nhau. - Khách hàng hài lòng như thế nào? Đây là một thời điểm tốt để kiểm tra xem bạn có thể đem sản phẩm của mình đến cho khách hàng tốt như thế nào. Bạn có đang sử dụng bao bì tốt? Phương pháp vận chuyển có đáng tin cậy? Họ có hài lòng với sản phẩm của mình? Bạn có mô tả sản phẩm đủ hấp dẫn không?

4. Xây dựng một kế hoạch kinh doanh

4

Trước khi bạn bắt đầu quá trình mở cửa hàng trực tuyến, hãy dành thời gian để xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết, cho dù bạn đang lên kế hoạch thu hút tài trợ bên ngoài từ các nhà đầu tư. Điều đó sẽ giúp bạn lên kế hoạch các bước cần thực hiện để làm cho doanh nghiệp của bạn thành công. Xác định chi phí hoạt động của bạn và vạch ra một chiến lược tiếp thị. Bạn nên đưa những yếu tố này vào tính toán: - Chi phí sản xuất, cho dù bạn đang tự mình tạo ra sản phẩm của bạn mình hoặc ký hợp đồng với một nhà sản xuất. - Chi phí vận chuyển. - Thuế. - Tiền lương nhân viên, nếu có. - Lệ phí đăng ký tên miền và chi phí hosting.

5. Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Bộ Công thương

 

5

  Khi bạn đã sẵn sàng để chính thức làm mọi thứ, bạn sẽ cần phải khai báo loại hình dịch vụ thương mại điện tử và điền vào các giấy tờ pháp lý và thuế cần thiết để đăng ký kinh doanh.   Bạn có thể xem “Làm thế nào để bắt đầu một cửa hàng trực tuyến (Phần 2)

 

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM