Khám bệnh website và phương pháp thúc đẩy doanh số

Trong công việc kinh doanh, ai cũng muốn mình thu được lợi nhuận khủng. Giải pháp kinh doanh trực tuyến là một trong những trào lưu cực hot hiện nay. Là một chủ doanh nghiệp trực tuyến, bạn đã chăm chút như thế nào đối với website bán hàng của mình? Cập nhật các thông tin, trang sản phẩm và tối ưu hóa site? Những dữ liệu đã trở nên quá cũ, trở thành một vấn đề nghiêm trọng khiến hoạt động kinh doanh của bạn giảm sút về hiệu quả, doanh thu và mất đi nhiều cơ hội bán hàng cho khách hàng tiềm năng. Chúng tôi chia sẻ cho bạn cách dễ dàng để cập nhật và tối ưu hóa website bán hàng nhằm mang lại lợi nhuận khủng và giúp bạn nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu trong bán hàng:

Bước 1: Kiểm tra xem dữ liệu của bạn đang có những gì

Việc kiểm tra thực ra rất đơn giản, chỉ là dành thời gian để xem xét các yếu tố quan trọng của website, đặc biệt là các yếu tố tối ưu liên: Chẳng hạn như chính sách cửa hàng, các trang danh mục (Giới thiệu, Liên hệ, Hỏi đáp,…), Các trang liệt kê sản phẩm, hình ảnh sản phẩm,… Từ đó đánh giá “sức khỏe” của nó và kịp thời phát hiện ra các vấn đề sai sót để sửa chữa trước khi quá muộn. Khả năng hiển thị website của bạn trên các công cụ tìm kiếm (còn gọi là SEO): Có thể nói đây là một yếu tố rất lớn góp phần vào sự thành công, bởi nó có tác dụng gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên thì trong quá trình xây dựng, phát triển một cửa hàng trực tuyến, nhiều chủ doanh nghiệp thường quá bận bịu chăm sóc đến nội dung, sản phẩm mà bỏ quên mất việc cần phải làm cho nó hiện thị nhanh chóng và rõ ràng hơn khi khách hàng tìm kiếm các cụm từ khóa có liên quan trên Google. Khoảng trống nội dung: Đây là phần thông tin còn thiếu trên trang web mà bạn cần phải bổ sung theo định hướng chuyển đổi, chẳng hạn như một danh mục sản phẩm, nút thanh toán, chính sách đổi trả hàng Thông tin lỗi thời: Theo thời gian, mọi thứ đều có thể thay đổi. Giá sản phẩm, cước vận chuyển, chính sách bán hàng, thông tin sản phẩm,… tất cả đều phải được kiểm tra lại và cập nhật nhanh chóng.

Bước 2: Bổ sung và chỉnh sửa các thông tin cần thiết

Bạn cần kiểm tra lại các chính sách khác nhau để chắc chắn rằng nó vẫn thực sự “thân thiện” với khách hàng và mang tính cạnh tranh. Thông thường, các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ thiết lập các chính sách kinh doanh một lần duy nhất vào thời điểm khởi nghiệp và ít có sự thay đổi trong quá trình hoạt động. Điều đó là hoàn toàn sai lầm vì theo thời gian, sự cạnh tranh và biến đổi mạnh mẽ trên thị trường thì bất cứ một chính sách gì cũng cần phải thay đổi theo để phù hợp hơn và đáp ứng được sự kỳ vọng cho khách hàng. Mọi thứ cần rõ ràng, cụ thể Nội dung mang đến cho khách hàng khá quan trọng, họ cần những thông tin rõ ràng thay vì cứ mập mờ không rõ lý do. Hãy tự hỏi mình là thông điệp đã súc tích chưa? Liệu các tiêu đề có phù hợp với nội dung hay không? Tiêu đề, mô tả meta và URL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng hiển thị trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Hãy chắc chắn rằng website bán hàng của bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp được hết mọi thắc mắc, vấn đề của người dùng. Nếu không thể liệt kê hết các trường hợp thường gặp, bạn có thể rà soát lại email thắc mắc được gửi đến từ khách hàng để tìm kiếm những câu hỏi phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xem xét cả các thông tin về giá, vận chuyện, thanh toán,…, xem có gì thay đổi hay không, nếu có thì phải cập nhật và bổ sung để phù hợp hơn với tình hình hiện tại và cạnh tranh được với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực.

Bước 3. Cần tối ưu hóa website bán hàng

Sau khi trang chủ và các trang con đã được tối ưu hóa thì đó là lúc bạn cần nhìn vào những nội dung quan trọng nhất trên trang web của mình, mà điển hình là trang danh sách sản phẩm. Bởi lẽ những trang này là cực kỳ quan trọng không chỉ với SEO mà còn với việc chuyển đổi người dùng thành khách hàng thực sự. Sau đây là những yếu tố cần phải xem xét ở trang danh sách sản phẩm: Khi chạy một website bán hàng trực tuyến, hình ảnh là rất quan trọng, do đó, bạn nên xem xét lại tất cả các hình ảnh sản phẩm và cập nhật bất cứ cái gì cần phải cập nhật. Hình ảnh sử dụng trên site của bạn nên có rõ nguồn gốc, chỉ sử dụng khi được sự cho phép, nếu không thì phải là hình ảnh thuộc quyền sở hữu của bạn. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng tất cả các hình ảnh đều được gắn thẻ alt đầy đủ. Chính thẻ alt này mới giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của bức ảnh, từ đó giúp website bán hàng của bạn và tất cả các sản phẩm hiện lên ở vị trí cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm của người dùng, đặc biệt là khi họ thực hiện tìm kiếm hình ảnh. Cùng với hình ảnh sản phẩm thì phần giới thiệu cũng là một thứ tài sản quan trọng đối với một cửa hàng trực tuyến. Hãy tự hỏi rằng: Có phải tất cả các mô tả sản phẩm đều được lấy chính thống từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất? Chúng có chứa tất cả các thông tin quan trọng và chi tiết để cung cấp đầy đủ cho khách hàng tiềm năng? Hay những phần mô tả sản phẩm đó đã đủ hấp dẫn và có khả năng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng không? Hãy chắc chắn rằng tất cả các mô tả sản phẩm của bạn có chứa tất cả các thông tin thích hợp một khách hàng sẽ cần phải thực hiện một quyết định. Điều này có thể bao gồm thông tin chi tiết, hướng dẫn và thông tin kỹ thuật.
Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM