CPL là gì? CPL có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Đo lường và tối ưu các chỉ số digital được xem là công đoạn quyết định đến việc thành công của cả chiến dịch. Trong đó, người làm quảng cáo chắc chắn sẽ không thể bỏ qua thuật ngữ CPL. Hãy cùng Sapo tìm hiểu CPL là gì, tầm quan trọng hay những ưu điểm, nhược điểm của CPL trong bài viết dưới đây nhé. 

1. CPL là gì

CPL là tên viết tắt của cụm từ Cost Per Lead, phương pháp quảng cáo được tính theo chi phí dựa trên số lead thu về. Lead ở đây có thể được hiểu là những người quan tâm đến sản phẩm, mong muốn được tư vấn thêm về các thông tin liên quan đến sản phẩm. Khi đó, họ sẽ nhập thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, email,...vào form. Từ đây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc trở lại với họ nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị…

Xem thêm: Gửi email marketing hiệu quả với 3 bí quyết đơn giản

CPL là gì
CPL là gì

Lead sẽ được thu nhờ các phương pháp quảng cáo trên kênh Facebook, Google, event, hội thảo hoặc các chương trình dùng thử. Lead là yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành đơn hàng, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách bán hàng online trên Facebook từ A tới Z

CPL cao hay thấp sẽ phù thuộc vào chiến dịch mà doanh nghiệp bạn đang triển khai trên kênh nào. Tính toán chỉ số CPL cũng khá đơn giản, các marketer hãy xem xét đến chi phí trung bình hàng tháng của chiến dịch, đồng thời so sánh nó với tổng số Lead được tạo ra trong một khoảng thời gian. Ví dụ như, chiến dịch của bạn chạy trong 6 tháng và thu về 20 lead. Trong đó, tổng chi phí đã ra cho toàn chiến dịch là 10 triệu thì CPL= 10.000.000/20= 500.000đ

2. CPL và CPA khác nhau ở điểm nào?

Khác với CPL, CPA chính là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi chiến dịch hành động, thường sẽ là 1 giao dịch hoàn thiện và khách hàng đã thanh toán qua thẻ tín dụng. CPA tập trung vào vấn đề thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng tại từng thời điểm cụ thể. Nếu như khách truy cập vào website mà không mua gì, rất khó có cách để quảng cáo cho họ lần thứ 2. Bên cạnh đó, 

  • CPL thường có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Người tiêu dùng sẽ chỉ gửi những thông tin liên hệ cơ bản, thậm chí chỉ là một email.
  • CPA sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp cũng như phức tạp hơn. Người dùng sẽ phải cung cấp số thẻ tín dụng và một vài thông tin chi tiết khác.

3. Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL

3.1 Ưu điểm

Ưu điểm của chạy quảng cáo CPL đầu tiên là bởi tỷ lệ chia hoa hồng của nó cao hơn các hình thức khác như CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click). Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó cao hơn nhưng bù lại thì nó không hề phức tạp. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức nêu trên.

Ưu và nhược điểm của CPL
Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL

3.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, thì CPL cũng tồn tại nhiều hạn chế mà các marketer cần đặc biệt lưu tâm. Doanh thu luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, vì vậy lead mang về phải thực sự chất lượng. Sẽ là rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng khai sai thông tin. Cùng với đó, nhân viên sale cũng phải có đủ trình độ, năng lực để có thể chuyển đổi lead thành đơn hàng. 

4. Tầm quan trọng của CPL trong sự phát triển của doanh nghiệp

Không thể phủ định tầm quan trọng của CPL  trong sự phát triển của một doanh nghiệp, nhãn hàng. Lead thu về từ chiến dịch CPL dù mới là khách hàng tiềm năng, thế nhưng nếu doanh nghiệp biết tận dụng tốt data của họ thì CPL sẽ đạt hiệu quả tốt. 

Ngoài ra những thông tin thu về qua chiến dịch CPL sẽ giúp cho việc khai thác bán các sản phẩm khác dễ dàng hơn, đặc biệt là khi để tiếp thị trong tương lai nữa. Nói cách khác, Những marketer khôn ngoan sẽ biết tận dụng Lead để đem về nhiều lợi nhuận và sử dụng được cho nhiều chiến dịch khác nữa.

5. Những lĩnh vực nên sử dụng quảng cáo CPL

CPL có nhiều ưu điểm như vậy, tuy nhiên không phải lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể sử dụng dạng quảng cáo CPL. Vì đích đến của CPL là thu về càng nhiều lead càng tốt, tức là doanh nghiệp sở hữu nhiều thông tin của khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm, có nhu cầu tìm hiểu chứ chưa sẵn sàng xuống tiền để mua hàng.

Vì thế quảng cáo CPL thích hợp cho những ngành nghề, cho những doanh nghiệp có sản phẩm mang giá trị cao. Những sản phẩm này thì khách hàng cần được tư vấn bởi đội ngũ rõ ràng. Họ sẽ cân nhắc kỹ và tìm hiểu thấu đáo trước khi quyết định mua hàng.

VD: Bất động sản, y tế giáo dục, ô tô xe máy,...

Lĩnh vực áp dụng CPL
Những lĩnh vực nên sử dụng quảng cáo CPL

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được khái niệm CPL là gì, các lĩnh vực nào nên chạy CPL và tầm quan trọng của CPL với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hãy cân nhắc thật kỹ các chi phí cơ hội và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn được thành công nhé!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM