CPA là gì? 3 hình thức CPA cơ bản mà các marketer cần "nằm lòng"

Trong các chiến dịch digital marketing, CPA được xem là chỉ số quan trọng mà bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng mong muốn tối ưu. Từ đó, thiết lập nên các chiến lược phù hợp để gia tăng chuyển đổi và tiết kiệm ngân sách. Vậy CPA là gì? CPA có những hình thức cơ bản nào? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

CPA là gì?

CPA là tên viết tắt của cụm từ Cost per action hay Cost per Acquisition, là phương thức mà doanh nghiệp phải trả tiền cho một hành động mà khách hàng thực hiện khi tiếp cận với mẫu quảng cáo của bạn. 

Cpa là gì
CPA là gì?

Sau khi khách hàng đọc mẫu quảng cáo của bạn và thực hiện mua hàng, điền thông tin vào form hoặc cài đặt phần mềm thì ta gọi đó là một lượt thực hiện hành động. Ví dụ như khách hàng để lại số điện thoại hay địa chỉ email để nhận một số sản phẩm dùng thử hoặc thông tin miễn phí. CPA sẽ được tính bằng tổng ngân hàng chiến dịch chia cho số lần thực hiện hành động của khách hàng. 

3 hình thức CPA cơ bản mà các marketer cần nằm lòng

CPS (Cost per Sale): Chi phí chi trả cho mỗi lượt khách hàng thực hiện 1 giao dịch mua hàng. 

CPL (Cost per Lead): Chi phí chi trả cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin cá nhân để tư vấn hoặc nhận 1 sản phẩm miễn phí. 

CPI (Cost per Install): Chi phí cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng. Chỉ số này rất quan trọng đối với các công ty phát triển phần mềm, ứng dụng đặc biệt là các startup công nghệ.

Xem thêm: CPI là gì? Làm thế nào để thu về nhiều nhất từ CPI Marketing

Trong 3 hình thức CPA trên, CPS được xem là chỉ số quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến kết quả doanh số cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn đối với các sản phẩm có giá trị cao, người tiêu dùng cần nhiều thời gian để tham khảo và tư vấn trước khi “xuống tiền”, thì CPL lại quan trọng vì nó là chi phí để tìm kiếm 1 khách hàng tiềm năng. 

3 hình thức CPA cơ bản mà các marketer cần nằm lòng

Phân biệt CPA với CPM và CPC

CPA - Cost Per Action: CPA sở hữu nhiều điểm tương đồng như CPM và CPC; tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi khách hàng đã thực hiện 1 hành động mong muốn, chẳng hạn như mua, tải ứng dụng hay để lại thông tin cần tư vấn. CPA mang lại giá trị cao hơn CPM và CPC do nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi một chuyển đổi được thực hiện. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo chịu mọi rủi ro khi chạy quảng cáo vì bạn sẽ được trả tiền dựa trên các chuyển đổi được thực hiện thay vì chỉ nhấp chuột hoặc hiển thị.

CPM - Cost Per Mille: CPM là từ viết tắt của cost per mille, nghĩa là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị hay số lần quảng cáo được nhìn thấy. Điều này đề cập đến chi phí để có một quảng cáo được xuất bản hàng nghìn lần trên một trang web và được người dùng nhìn thấy.

CPC - Cost Per Click: CPC là giá cho mỗi lần nhấp chuột và đó là một phương pháp mà các trang web có thể sử dụng để xác định số lần trung bình một nhà quảng cáo đã nhấp vào quảng cáo có liên quan. Bên cạnh CPA, CPC cũng được xem là 1 phương thức được sử dụng rộng rãi để nhà quảng cáo quản lý ngân sách và hiệu quả chiến dịch.

Xem thêm: CPC là gì? Bật mí phương pháp tối ưu hóa CPC trong Digital Marketing

Phân biệt CPA, CPC và CPM
Phân biệt CPA với CPM và CPC

Lợi ích của CPA đối với doanh nghiệp

Không phải ngẫu nhiên mà CPA lại được nhiều nhà quảng cáo sử dụng để tối ưu hiệu quả cũng như chi phí của các chiến dịch digital. CPA trong marketing mang lại rất nhiều lợi ích khi bạn nhắm mục tiêu đúng đối tượng ( với tư cách là đơn vị liên kết) và kết nối với những người có ảnh hưởng chất lượng ( tư cách là một doanh nghiệp). So với các kênh tiếp thị truyền thống hay tiếp thị thương mại điện tử, CPA mang lại một số lợi ích, bao gồm:

Dễ dàng thiết lập

Để chạy 1 chiến dịch quảng cáo theo mô hình CPA, bạn chỉ cần 1 trang web và một mạng CPA là đủ. Khác với CPM hay CPC, bạn chỉ cần chuẩn bị ít vốn trả trước để sử dụng kỹ thuật tiếp thị này. Khi bạn hợp tác với một mạng liên kết CPA đáng tin cậy, không có phỏng đoán về cách bắt đầu. Bằng cách sử dụng trang web của riêng bạn và chọn ưu đãi CPA, bạn có thể bắt đầu nhận được lưu lượng truy cập từ các trang web liên kết gần như ngay lập tức.

Thanh toán sau khi bán hàng

Khi lưu lượng khách hàng truy cập vào trang web rất nhiều nhưng không tạo ra chuyển đổi thì nhà quảng cáo cũng không phải trả bất kỳ 1 khoản phí nào cả. Nếu các lượt giới thiệu của đơn vị liên kết liên tục cung cấp chuyển đổi tỷ lệ thấp, hãy đa dạng hóa các đơn vị liên kết của bạn và chuyển trọng tâm của bạn sang một người có ảnh hưởng thành công hơn.

Rủi ro thấp

Sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào nếu như khách hàng truy cập được giới thiệu chuyển đổi thành khách hàng hoặc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, rủi ro thấp đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. 

Mở rộng phạm vi tiếp thị

Tiếp thị CPA cho bạn biết quy mô và phân phối. Từ đó, bạn có thể phát triển và mở rộng thông điệp thương hiệu của mình nhanh hơn và nhất quán hơn tới lượng khán giả lớn nhất có thể. Cho dù thương hiệu của bạn là thời trang, điện tử, nhà và vườn, đồ dùng cho thú cưng, làm đẹp hay hầu hết các lĩnh vực khác, hầu hết các ngành dọc kinh doanh đều sử dụng tiếp thị CPA.

Mở rộng phạm vi tiếp thị
Mở rộng phạm vi tiếp thị

Qua bài viết này, Sapo mong rằng bạn đã có kiến thức về CPA và có định hướng áp dụng hiệu quả phương thức Marketing này. Hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo trên Sapo nhé!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM