5 bí quyết giúp lãnh đạo tạo dựng lòng tin

Xã hội phát triển, mọi người đều công bằng, phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền đã không còn được mọi người chào đón. Một nhà lãnh đạo giỏi cần tạo dựng được lòng tin và sự tín nhiệm của người dưới quyền, để họ tự nguyện làm theo những yêu cầu của mình vì mục đích chung. Muốn làm được điều đó, ngoài đòi hỏi phẩm chất sẵn có cần người quản lý luôn luôn nỗ lực tự hoàn thiện. Nếu bạn muốn thành một người lãnh đạo giỏi, hãy tham khảo 5 bí quyết tạo dựng lòng tin dưới đây.

Group of Businesspeople Staring at Tall Man

1. Luôn luôn lắng nghe

Bạn là người lãnh đạo, quyết định cuối cùng là ở bạn, nhưng để lãnh đạo dân chủ thì phải biết lắng nghe ý kiến của người khác. Vì chúng ta làm việc trong tập thể, luôn cần sự đóng góp của mọi người, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ câu chuyên, quan điểm riêng nếu bạn không chen ngang, không ngắt lời hay lơ là lúc họ nói. Và hãy đặt ngược lại tình huống, nếu là bạn, chắc hẳn bạn cũng muốn lời nói của mình có trọng lượng, có người nghe và hiểu điều đó. Luôn ghi nhớ nguyên tắc này: Nghe người để được người nghe. Đây cũng là bí quyết tạo dựng lòng tin hữu hiệu nhất. Nhưng cũng cần chú ý, bạn lắng nghe và sàng lọc chứ không ba phải tiếp thu toàn bộ ý kiến của mọi người. Bạn nên có chính kiến của mình, biết tổng hợp để hoàn thiện hơn, tất cả vì mục tiêu chung.

2. Hãy là người lên tiếng sau cùng

Bạn mở đầu một chủ đề thảo luận, mọi người bàn bạc, đưa ra ý kiến riêng, phản bác hay đồng tình với nhau, và cuối cùng bạn sẽ là người chốt lại quyết định hành động. Hãy để mọi người nhận thấy bạn đang tôn trọng ý kiến của họ, như vậy niềm tin mới có thể nảy nở. Đừng để cuộc nói chuyện với nhân viên trở thành dịp để sếp nói và nói, nên để mọi người thoải mái chia sẻ và bàn luận. Việc lên tiếng sau cùng còn cho thấy vai trò lãnh đạo của bạn, cho mọi người thấy trong mọi kế hoạch bạn mới là người trọng yếu.

5-bi-quyet-giup-lanh-dao-tao-dung-long-tin2

3. Tập trung vào câu chuyện

Không nên cho rằng mình là sếp thì mình được quyền làm bất cứ gì mình thích, mặc kệ người đang nói chuyện với mình có thấy khó chịu hay không. Khi nhân viên đến gặp và bày tỏ quan điểm với bạn nghĩa là họ đã có sự chuẩn bị sẵn, bạn nên tôn trọng họ bằng cách chăm chú lắng nghe, thay vì lơ đãng nhìn đi hướng khác hay vẫn tập trung vào việc của mình mà trả lời qua loa. Là nhân viên, dĩ nhiên họ sẽ không dám nhắc nhở trực tiếp bạn, nhưng như vậy câu chuyện của họ sẽ bị ngắt quãng, và sau nhiều lần như vậy mọi thứ đều chẳng đi đến đâu. Rồi sau đó, chẳng ai còn muốn nói gì với bạn nữa, vì họ cảm thấy có nói bạn cũng không nghe. Mà một người lãnh đạo không có sự đồng tình của cấp dưới sẽ thành vô nghĩa.

4. Giúp đỡ trong công việc để tạo dựng lòng tin

Khi nhân viên tìm đến bạn nghĩa là họ đang gặp vấn đề khó khăn nào đó, bạn đã rất chú ý lắng nghe câu chuyện của họ, vậy nên hãy cùng họ nghĩ cách giải quyết chứ đừng nghe xong bỏ đấy. Như vậy trong ấn tượng của họ bạn là một người lãnh đạo rất quan tâm đến nhân viên và có khả năng giúp họ giải quyết rắc rối. Chắn chắn ấn tượng về một người quản lý đáng tin tưởng sẽ hình thành và in đậm trong tâm trí họ.

5. Hứa là làm

Một người lãnh đạo có uy tín là người nói được làm được, nhất là khi đã hứa với nhân viên của mình. Hãy để bạn trong mắt họ là một nơi đáng tin cậy để chia sẻ mọi rắc rối trong công việc cũng như là các vấn đề riêng tư. Để có được lòng tin của mọi người là một quá trình dài và cần sự nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện của bản thân lãnh đạo. Đó cũng là cơ sở để tập thể đồng lòng và cố gắng làm việc vì mục tiêu chung của ổ chức.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM