Tay trắng khởi nghiệp, tìm nguồn vốn đâu tư ở đâu?

Khi dấn thân vào con đường kinh doanh, điều băn khoăn đầu tiên khiến các start-up đau đầu nhất chính là nguồn vốn. Tìm nguồn vốn ở đâu và sử dụng thế nào cho hiệu quả là những câu hỏi không dễ trả lời, nhất là khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.

Nếu bạn có trong tay ý tưởng kinh doanh dự kiến sẽ “gây bão” thị trường, nhưng chỉ có ý tưởng thì bạn vẫn chưa thành công được phải không? Bạn cần rất nhiều thứ như website, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, văn phòng làm việc …và quan trọng nhất là có đủ kinh phí để vận hành và phát triển.

Dù cho ý tưởng của bạn là ra mắt một ứng dụng mới hay mở một quán café, với tất cả các doanh nghiệp và doanh nhân đều cần có trong tay một khoản tiền không nhỏ để có thể “cất cánh” trong những ngày đầu tiên.

Không chỉ mình bạn mà với những người đam mê kinh doanh khác, tìm nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh là một quá trình khó khăn không kém việc nảy ra bí quyết làm giàu. Dưới đây là những lưu ý và một số gợi ý để bạn có thể tìm nhà đầu tư phù hợp để khởi nghiệp kinh doanh.

Khởi nghiệp thì tìm nguồn vốn ở đâu

1. Những lưu ý cần phải biết trước khi vay vốn kinh doanh

Hiện nay kinh doanh bùng nổ như một cách thức kiếm tiền hiệu quả cho các bạn trẻ. Không ít sự thành công từ những cô chủ cậu chủ nhỏ với doanh thu hàng tháng đáng mơ ước.

Tuy nhiên điều khiến những bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh bế tắc là vốn kinh doanh. Điều dễ hiểu là với bất cứ công việc nào cũng đều cần vốn. Đó là khoản đầu tư ban đầu cho tất cả các chi phí dù ít hay nhiều.

Và “bất đắc dĩ” bạn phải vay vốn vì số tiền bạn có không đủ chi trả cho ý tưởng kinh doanh của bạn. Sau đây Sapo sẽ cho bạn những lưu ý để có những lựa chọn vay vốn hiệu quả:

1.1. Có kế hoạch cụ thể trước khi vay vốn kinh doanh

Điều đầu tiên mà Sapo khuyên bạn trước khi vay vốn kinh doanh là phải xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể. Kế hoạch ở đây chính là kế hoạch kinh doanh của bạn và chi tiết hóa quá trình vay vốn. Và bạn cần làm gì:

  • Tính toán chi phí ban đầu phải bỏ ra và xem xét bạn đang có bao nhiêu tiền vốn trong tay
  • Cộng lãi suất vào chi phí hàng tháng phải bỏ ra
  • Lãi suất hàng tháng phải trả là điều cần lưu ý
  • Ước định khoảng thời gian sẽ trả hết số vốn đó: bạn có thể trả theo tháng hoặc trả luôn, tùy thuộc vào doanh thu kinh doanh và ước định giữa bạn và chủ nợ. Lời khuyên là bạn hãy trả càng nhanh càng tốt.

Nếu không thể xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết thì công việc kinh doanh của bạn sẽ là doanh thu ảo và hàng tháng bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không cần thiết cho cái được gọi là lãi suất vốn kinh doanh đã vay.

1.2. Lường trước những rủi ro có thể xảy ra

Công việc kinh doanh là lúc nào cũng là “cây hái ra tiền” cho bạn. Vì vậy đừng bao giờ có suy nghĩ có doanh thu bạn có thể trả được tiền cho chủ nợ.

Đôi khi công việc kinh doanh xuất hiện những rủi ro khôn lường ngoài suy nghĩ của bạn, như công việc kinh doanh không  thuận lợi, hay việc bạn phải chi trả nhiều hơn cho chi phí hàng tháng và điều đó khiến bạn chậm trễ khi trả vốn kinh doanh. Có thể tệ hại hơn, công việc kinh doanh bị dừng lại giữa chừng.

Hãy luôn suy nghĩ “thanh toán nợ càng nhanh càng tốt” để bạn có thể vững tâm kinh doanh mà không cần lo lắng thêm điều gì khi kinh doanh.

Hãy tính toán hợp lý với các rủi ro có thể xảy ra để bạn không rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất.

1.3. Tìm hiểu thông tin thị trường cụ thể

Vay vốn kinh doanh quyết định trực tiếp đến doanh thu hàng tháng cũng như kết quả công việc kinh doanh của bạn trong một thời gian nhất định. Vì vậy trước khi vay vốn bạn cần tìm hiểu kỹ càng những nội dung Sapo đưa ra sau đây:

  • Các kênh vay vốn hiện nay
  • Lãi suất cụ thể của từng địa điểm bạn đang xem xét
  • Những lưu ý tránh bị lừa tại nhiều kênh vay vốn
  • Hiểu đúng về lãi suất: thời gian ưu đãi là bao lâu, lãi suất sau thời gian ưu đãi sẽ được tính toán cụ thể thế nào, các kỳ điều chỉnh lãi suất…

2. Các kênh vay vốn khởi nghiệp kinh doanh hiệu quả hiện nay

2.1. Nhà đầu tư chính là bản thân bạn

Với nhiều người, ngay khi có ý tưởng kinh doanh và nhận thấy nhu cầu cần nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, nhà đầu tư đầu tiên họ nghĩ đến là chính bản thân họ. Bạn có thể đầu tư vào việc kinh doanh từ việc sử dụng các tài khoản tiết kiệm, tiêu dùng cá nhân hoặc cầm cố tài sản để có nguồn tài chính cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn tiền của bản thân thay vì đi vay hoặc kêu gọi đầu tư là một hướng phát triển tốt, và nhiều chủ doanh nghiệp tiếp tục nguồn tài chính “tự thân vận động” này cho đến khi công việc kinh doanh khởi sắc và thu lãi. Bạn sẽ không phải lo lắng đến các hóa đơn đòi nợ hằng tháng hoặc các khoản vay phát sinh.

Bản thân bạn cũng là một nhà đầu tư

Bản thân bạn cũng là một nhà đầu tư ý tưởng kinh doanh

Tuy nhiên, cách làm này chỉ thật sự phù hợp nếu bạn muốn kinh doanh nhỏ, thị trường không nhiều biến động. Trong trường hợp công việc kinh doanh phát triển “nóng”, nguồn tài chính của bạn không thể đáp ứng nhu cầu phát triển của công việc, bạn sẽ không thể tiếp tục bỏ tiền túi ra được nữa phải không?

Phụ thuộc vào quy mô và hoạch định phát triển, bạn sẽ cần đi tìm nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh cho công việc kinh doanh của mình.

2.2. Gia đình và bạn bè cũng là nhà đầu tư

Đây chắc chắn là những người đầu tiên mà bạn nghĩ tới khi có ý định kinh doanh. Gia đình và bạn bè là những người thân thuộc nhất nên có vẻ như họ sẽ dễ dàng đầu tư cho bạn.

Tuy nhiên, các “nhà đầu tư” này lại không đơn giản như bạn nghĩ, thậm chí nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ gặp phải những tình huống khó xử trong tương lai. Giả sử, một người bạn cho bạn vay 100 triệu đồng, nếu chẳng may công ty bị phá sản thì đồng nghĩa với việc bạn mất luôn người bạn đó.

Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi huy động vốn từ gia đình hay bạn bè. Nếu công việc kinh doanh của bạn diễn ra suôn sẻ thì không có gì để nói, nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể gặp rủi ro. Vì vậy, trước khi nhận tiền từ gia đình, bạn bè hay bất cứ nhà đầu tư nào, bạn cũng cần nói rõ phương hướng kinh doanh cũng như các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

2.3. Ngân hàng - Nguồn huy động vốn cần tính đến

Một trong những nguồn huy động vốn điển hình, bên cạnh gia đình và bạn bè, khi mọi người có ý tưởng kinh doanh, chính là từ các ngân hàng. Không giống khi bạn vay vốn từ gia đình, nơi bạn chỉ cần thuyết phục bằng lời nói hoặc một số dẫn chứng, mục tiêu.

Với ngân hàng, để thuyết phục nhà băng chi tiền, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch kinh doanh, thêm thắt câu từ, chiến lược hoặc hoàn toàn khoác lên ý tưởng của bạn 1 bộ cánh hấp dẫn nhà đầu tư.

Có nhiều người đã lựa chọn ngân hàng như một nguồn huy động vốn uy tín

Nhiều ngân hàng đang thực hiện các chương trình ưu đãi vay vốn có thế chấp hoặc không thế chấp, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

Để có thể thuyết phục và vay được vốn, bạn cần nghiên cứu và lập kế hoạch kinh doanh chi tiết trong đó cần tập trung vào kế hoạch tài chính với các thông tin minh bạch về dòng tiền, cách bố trí và sử dụng nguồn vốn và lộ trình thu hồi, tái sinh dòng vốn.

Với những thông tin đầy đủ, bạn mới có “cửa” để thuyết phục ngân hàng. Tuy nhiên, khi huy động vốn từ ngân hàng, bạn cần lưu ý đến mức lãi suất cho vay.

2.4. Thẻ tín dụng - Nguồn vốn ngắn hạn để khởi nghiệp

Nếu bạn không chưa thể thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư kinh doanh, hãy nhắm đến chiếc thẻ tín dụng của bạn như một giải pháp huy động vốn ngắn hạn. Nếu bạn kinh doanh online, quy mô chưa lớn, vay tiền từ thẻ tín dụng hứa hẹn là giải pháp phù hợp với bạn.

So với vay vốn từ ngân hàng, thẻ tín dụng có một ưu điểm vượt trội là mức trả lãi hàng tháng thấp hơn.

Nếu không, hãy suy nghĩ đến việc huy động vốn từ thẻ tín dụng

Tuy nhiên, đây cũng chính là một hạn chế của vay vốn từ thẻ tín dụng. Thời gian trả lãi ngắn khiến bạn gặp khó khăn trong việc chi trả và duy trì thẻ khi công việc kinh doanh mới chỉ đang bắt đầu. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về số vốn vay từ thẻ tín dụng.

2.5. Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh

Với các bạn sinh viên đam mê kinh doanh, các cuộc thi khởi nghiệp, huy động vốn như Kawaii hay Lương Văn Can đã trở thành sân chơi không thể thiếu. Không dừng lại ở quy mô sinh viên, nơi để các bạn trẻ thể hiện ý tưởng và bản lĩnh, các cuộc thi đã thật sự trở thành sân chơi chuyên nghiệp khi giúp đỡ rất nhiều ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực.

Nếu bạn không phải là sinh viên thì vẫn có nhiều cuộc thi khởi nghiệp khác để bạn thử sức. Đơn cử như chương trình Khởi nghiệp do VCCI  kết hợp cùng báo Diễn đàn Doanh nghiệp đồng tổ chức, qua nhiều năm đã giành được lòng tin của nhiều nhà khởi nghiệp và kinh doanh khi trở thành sân chơi chuyên nghiệp cho các ý tưởng mới.

Các cuộc thi ý tưởng – Sân chơi chuyên nghiệp để huy động vốn khởi nghiệp

Nếu giành chiến thắng, bạn sẽ có nguồn đầu tư tài chính không nhỏ. Nếu thất bị thì sao? Với sự tham gia cố vấn và chấm điểm từ nhiều doanh nhân thành đạt và những nhà quản lý giàu kinh nghiêm, dù không giành chiên thắng, ý tưởng kinh doanh của bạn vẫn thu về được những nguồn vốn quý báu từ những lời khuyên, lời nhận xét trong chương trình.

Bạn hoàn toàn có thể hy vọng về 1 cơ hội đầu tư bên lề cuộc thi nếu ý tưởng của bạn gây ấn tượng với các khán giả của cuộc thi.

Có thể bạn quan tâm: Khởi nghiệp kinh doanh và tận dụng mạng internet

2.6. Từ những nhà đồng sáng lập

Có thể bạn không có đủ nguồn tài chính để khởi nghiệp kinh doanh, nhưng bạn biết và quen với một số cá nhân hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều đó. Theo top 500 doanh nghiệp được Inc khảo sát, có đến 28% trong số đó huy động vốn từ những người đồng sáng lập.

Rất khó để khởi nghiệp kinh doanh 1 mình và thành công như Jeff Bezos với Amazon hay Micheal Dell với Dell. Thay vào đó, các doanh nghiệp lớn như Google hay Microsoft đều thành công nhờ sự hợp tác của Larry Page và Sergey Brin, Bill Gates và Paul Allen.

Những người đồng sáng lập doanh nghiệp cũng là 1 lựa chọn để huy đông vốn

Khi lựa chọn các đối tác cho công việc kinh doanh, bạn cần chắc chắn rằng nhưng người này có chung mục tiêu, tầm nhìn và đam mê với bạn. Có như vậy, cả 2 mới có thể cùng đặt ra những mục tiêu và tìm hướng lèo lái con tàu kinh doanh.

Cũng giống như trong trường hợp huy động vốn từ gia đình và bạn bè, bạn cần thảo luận và đi đến chi tiết hợp tác và chia sẻ nguồn vốn với người hợp tác để tránh gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của đôi bên khi phát sinh các vấn đề về tài chính.

2.7. Nhà đầu tư “thiên thần”

Nhà đầu tư thiên thần là các cá nhân giàu có, những doanh nhân kinh tế ưu tú có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp thành lập. Đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty hay tìm kiếm lợi nhuận khi hoàn vốn đầu tư. Các nhà đầu tư này thường dùng chính tiền của mình và họ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các nhà đầu tư thiên thần hiện không có nhiều tại Việt Nam. Hatch Angel là một trong những mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần còn khá mới nhưng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của các khởi nghiệp trong thời gian qua.

Thành viên của mạng lưới là các cá nhân xuất sắc và hứng thú đầu tư vào các khởi nghiệp giai đoạn đầu. Vì vậy nếu các start-up muốn “săn” vốn đầu tư thì cần chủ động tìm hiểu và nhanh chóng chớp cơ hội.

tay-trang-khoi-nghiep-tim-nguon-von-o-dau-2

Khởi nghiệp kinh doanh thì tìm nguồn vốn như thế nào

Để kết nối và nhận được sự đồng ý từ những nhà đầu tư cá nhân thì dễ dàng chút nào. Bạn có thể tìm ra những nhà đầu tư từ những mối quan hệ của bạn hoặc tìm kiếm trên Angel Capital Association, nơi quy tụ của hơn 330 nhà đầu tư cá nhân trên toàn thế giới.

Hoặc bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh tại Angel List, một website thông tin hiện đang kết nối doanh nghiệp với những nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, trang web này đã giúp được hơn 1,000 start-up.

Trước khi xin hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư, doanh nhân khởi nghiệp cần có kiến thức sâu rộng về quá trình đầu tư, quyết định các nhà đầu tư tiềm năng nhất, sau đó mới đi đến đàm phán.

Ngược lại, về phía các nhà đầu tư, họ sẽ quyết định có rót vốn hay không dựa trên các tiêu chí như con người, thời điểm và sản phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng vốn của start-up cũng được họ lưu tâm.

2.8. Quỹ đầu tư mạo hiểm

Ngược lại với đầu tư thiên thần, các nhà đầu tư mạo hiểm không dùng tiền của chính mình mà sẽ quyên tiền hoặc kêu gọi những người khác đóng góp để thành lập một quỹ đầu tư lớn hơn và có sự quản lý chuyên nghiệp.

Hoạt động của thị trường đầu tư mạo hiểm vẫn rất nóng và không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Dòng tiền thì dường như không bao giờ thiếu nhưng quan trọng là doanh nghiệp thể hiện thế nào trong các dự án để nhà đầu tư quan tâm.

Việc giải ngân của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC - Ventures Capital) cũng sẽ tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro và mô hình hoạt động, nhưng điểm chung là các khoản đầu tư phải mang lại lợi ích và có tính thanh khoản cao.

tay-trang-khoi-nghiep-tim-nguon-von-o-dau-3

Tìm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư

Cũng giống như đầu tư thiên thần, bạn cũng nên dành thời gian để nghiên cứu danh mục đầu tư của các VC, sau khi hiểu từng quỹ và từng đối tác bạn có thể nhắm đến mục tiêu cụ thể và quyết định đối tác mà mình muốn đàm phán.

3. Vay tín chấp uy tín, đảm bảo tại Easy Credit cùng Sapo Money

Để kết nối giúp nhà bán hàng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, Sapo hợp tác cùng Easy Credit cung cấp gói vay tín chấp cho khách hàng hiện đang sử dụng phần mềm Sapo. Gói vay dành cho cá nhân, hộ kinh doanh, nhà bán hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn như:

  • Hỗ trợ khoản vay lên đến 500 triệu đồng
  • Lãi suất chỉ từ 1,5%/tháng
  • Thời gian vay linh hoạt lên đến 36 tháng
  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
  • Miễn phí bảo hiểm khoản vay
  • Giải ngân nhanh trong vòng 48 giờ.
Vay tín chấp uy tín, đảm bảo tại Easy Credit cùng Sapo Money

Để tìm hiểu rõ hơn về khoản vay, nhà bán hàng đăng ký để được nhân viên Sapo hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Giải pháp vay vốn kinh doanh
arrow Nhận tư vấn ngay

Kinh doanh không phải là một việc đơn giản, để đi đến thành công bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những khó khăn, thử thách khác nhau. Tìm kiếm nguồn vốn chính là bước khởi đầu cho chặng đường gian nan phía trước. Hi vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường khởi nghiệp.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM