Kiểm tra tốc độ website là gì? 12 công cụ check tốc độ website uy tín nhất

Một website có tốc độ load trang cao không chỉ giúp khách hàng tăng trải nghiệm mà còn cải thiện thứ hạng của mình trên thanh công cụ tìm kiếm của Google. Vậy kiểm tra tốc độ website là gì? Tốc độ web có vai trò quan trọng như nào? Đâu là những phần mềm check tốc độ website thông dụng nhất? Hãy cùng Sapo.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

1. Kiểm tra tốc độ website là gì?

Kiểm tra tốc độ Website là một trong những điều kiện tiên quyết để Google đánh giá hiệu suất website của bạn. Chỉ số này biểu thị cho khoảng thời gian mà khách hàng phải chờ để website của bạn hiển thị toàn bộ nội dung của trang. Kết quả kiểm tra tốc độ load trang website càng cao, càng tạo điều kiện thuận lợi cho Google thu thập các dữ liệu trên trang của bạn từ đó đưa ra những đánh giá hiệu suất chính xác nhất.

2. Những chỉ số cần lưu ý khi đo lường tốc độ website

  • Chỉ số FCP (First Contentful Paint) - Tốc độ tải ảnh đầu tiên: Chỉ số này biểu thị khoảng thời gian từ lúc bắt đầu click vào trang đến khi nhìn thấy hình ảnh đầu tiên xuất hiện. Chỉ số này thông báo cho người dùng URL vẫn đang trong quá trình tải trang. Tốc độ hiển thị ảnh càng nhanh tỷ lệ giữ khách hàng ở lại site sẽ càng lớn.
  • Chỉ số FID (First Input Delay) - Tốc độ phản hồi lần tương tác đầu tiên: Đây là chỉ số biểu thị thời gian người dùng bắt đầu tương tác với website cho đến khi trình duyệt nhận được phản hồi. Các công cụ kiểm tra tốc độ website cũng sẽ đo lường chỉ số này bằng cách tổng hợp những lần click trên một URL, nếu tỷ lệ phản hồi < = 0.1 giây giây đạt > 75% sẽ được đánh giá là ổn định.
  • Chỉ số LCP (Largest Contentful Paint) - Tốc độ hiển thị nội dung lớn nhất: Khi người dùng click vào một URL, LCP sẽ thể hiện thời gian tính từ thời điểm nhấp vào link đến khi trang xuất hiện nội dung là bao lâu. Mục hiển thị đầu tiên sẽ có thể là văn bản, video hay hình ảnh… Vì vậy, nếu truy cập vào URL nhưng phải chờ đợi quá lâu sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thoát trang của người dùng.
  • Chỉ số CLS (Cumulative Layout Shift) - Tổng điểm thay đổi bố cục: Đây là chỉ số vô cùng quan trọng hướng vào người dùng. CLS sẽ cho bạn biết tổng điểm về những sự thay đổi bất ngờ khi khách hàng đang truy cập trang. Ví dụ, người dùng đang đọc tin tức bỗng nhiên trang web tự động kéo lên đầu trang, những hình ảnh bất ngờ mở ra mà không hề có bất cứ thông báo nào. Chỉ số CLS lý tưởng của một website thông thường nhỏ hơn hoặc bằng 0.1
Các ngưỡng đánh giá các chỉ số khi kiểm tra Website

3. Vì sao test tốc độ website lại quan trọng?

Không phải ngẫu nhiên việc Kiểm tra tốc độ website lại luôn được các SEOer ưu tiên trong kế hoạch tối ưu. Sau đây là lý do vì sao test tốc độ website lại trở lên quan trọng như thế.

3.1 Ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng

Có thể nói, ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi click vào website vô cùng quan trọng. Theo các nghiên cứu khách hàng, nếu thời gian đợi load trang càng cao sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thoát trang của khách hàng. Vì vậy, việc thường xuyên cải thiện tốc độ website chính là bước đầu để khách hàng có những trải nghiệm tích cực trước khi tìm hiểu sâu hơn những sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2 Tăng thứ hạng trang trên thanh tìm kiếm

Không chỉ tăng trải nghiệm của khách hàng khi tiếp cận với website, tốc độ load trang web còn là một trong những tiêu chí giúp google đánh giá trang website của bạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến SEO, cụ thể là việc index bài viết, sự thăng hạng của các bộ từ khoá trên thanh công cụ tìm kiếm. Vậy nên, ngoài việc tối ưu nội dung, bạn hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ website và tìm giải pháp tối ưu nếu thời gian tải trang quá lâu.

Kiểm tra tốc độ website giúp tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm

3.3. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Hãy tưởng tượng, khách hàng của bạn đã có nhu cầu về sản phẩm và quyết định ấn mua/ để lại thông tin...Thế nhưng website của bạn tải quá lâu liệu có bao nhiêu khách hàng sẽ kiên nhẫn đợi website của bạn load xong? Việc cải thiện tốc độ tải trang sẽ giúp những hành động chuyển đổi của khách diễn ra thuận lợi, tăng độ uy tín của doanh nghiệp đồng thời giúp cảm xúc mua hàng của khách hàng tích cực hơn. Vì vậy, nếu bạn đang không hiểu tại sao giao diện website đẹp, sản phẩm tiềm năng, lượng người truy cập đông nhưng vẫn không có chuyển đổi, hãy kiểm tra tốc độ website trước khi đánh giá các vấn đề khác nhé.

20 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng trên website

Việc tìm ra cách tối ưu website phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể

👉 XEM NGAY

4. Những phần mềm kiểm tra tốc độ tải trang web phổ biến nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một công cụ kiểm tra tốc độ Website nhanh chóng, chính xác nhất thì sau đây là những cái tên bạn không thể bỏ qua.

4.1 PageSpeed Insight

Đây là công cụ kiểm tra tốc độ load trang web được phát triển bởi Google. Ưu điểm của PageSpeed Insight là thao tác đơn giản nhưng có thể phân tích được những dữ liệu thông tin cần thiết để bạn cải thiện chất lượng load trang trên website của mình, bổ sung vào kế hoạch tối ưu của bạn được chính xác hơn.

PageSpeed Insight

4.2 Alexa Rank

Công cụ này được tích hợp sẵn trong kho ứng dụng của Google Chorme và hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần cài đặt ứng dụng, sau này khi bạn vào 1 trang web bất kỳ mà bạn muốn kiểm tra sau đó click vào Alexa Rank, ứng dụng này sẽ tự động phân tích và đưa ra cho bạn hàng loạt chỉ số: Tốc độ website, xếp hạng, độ an toàn…

Alexa Rank

4.3 Dotcom Tools

Lại thêm một công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí nhận được sự tin tưởng của rất nhiều SEOer . Các thông số được trả về từ Dotcom Tools được đánh giá đơn giản, dễ hiểu. Ngoài đo tốc độ web, Dotcom còn tích hợp thêm tính năng kiểm tra phân tích 24 vị trí khác nhau từ đó đưa ra cho bạn những thông tin cần lưu ý để cải thiện chất lượng website.

Dotcom Tools

4.4 GTmetrix

GTmetrix là gì? Đây chính là công cụ test tốc độ website được dùng phổ biến tại Mỹ và Canada. Cũng giống như hầu hết các ứng dụng khác, bạn chỉ cần truy cập vào GTmetrix sau đó nhập URL website bạn muốn kiểm tra. Bạn sẽ nhận được điểm số về thời gian tải trang, dung lượng trang… Bên cạnh đó, GTmetrix sẽ chỉ ra cho bạn các lỗi về CSS, máy chủ...trong trường hợp website của bạn đang gặp những lỗi đó.

GTmetrix là gì?

4.5 Dareboost

Ngoài chức năng kiểm tra tốc độ website, Dareboots cũng được tích hợp sẵn khả năng phân tích hiệu suất của website trên 13 vị trí và các loại thiết bị di động. Đặc điểm nổi bật của Dareboots là có thể phân tích trang web của bạn trên hai phương diện có chặn quảng cáo và không chặn quảng cáo, từ đó tổng hợp lại và cho bạn kết quả chính xác về những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất web.

Dareboost

4.6 Lighthouse

Tiếp tục là một công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí từ Google. Thực chất thì công cụ Pagespeed Insight sử dụng lõi core của Lighthouse để phân tích và cho ra số liệu. Vì vậy, có thể nói kết quả được trả từ Lighthouse chính là các dữ liệu được lấy từ máy chủ Google. Vậy nên, so với các công cụ khác thì kết quả của Lighthouse sẽ có phần khác biệt.

Lighthouse

4.7 Image Analysis Tool

Đây là công cụ check tốc độ website được phát triển bởi Cloudinary. Tuy nhiên, nếu như những công cụ khác sẽ đưa cho bạn số liệu của rất nhiều chỉ mục thì với Image Analysis Tool sẽ phân tích tập chung cho bạn về dung lượng ảnh, kích thước, định dạng ảnh… Dựa vào đó bạn sẽ có kế hoạch tối ưu hình ảnh trên website để cải thiện chất lượng load trang của mình.

Image Analysis Tool

4.8 Pingdom tool

Pingdom tool công cụ kiểm tra tốc độ tải trang web với kết quả đạt tỷ lệ chính xác cao và điều tuyệt vời là nó hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn đang muốn cải thiện thứ hạng từ khoá trên công cụ tìm kiếm thì Pingdom tool chính là cách để bạn tìm ra “lỗ hổng” và hiệu suất website được cải thiện.

Pingdom tool

4.9 Geek Flare

Geek Flare cũng cung cấp kết quả test tốc độ website trên cả máy tính và thiết bị di động. Bên cạnh đó, Geek Flare cũng gợi ý cho bạn số liệu về kích thước trang liệu đã phù hợp, thời gian đến Byte đầu tiên, ảnh chụp màn hình….Nhìn chung Geek Flare là một trong những cái tên bạn có thể lựa chọn để kiểm tra tốc độ website cũng như tìm các chỉ số để tối ưu lại web.

Geek Flare

4.10 Webpagetest

Nếu như Dotcom cung cấp được số liệu của 24 vị trí thì với Webpagetest con số này lên đến 44 địa điểm. Những con số trong này được trình bày rất rõ ràng với 5 mục chính bao gồm: Tổng quan, chi tiết, phân tích nội dung, hiệu suất website và cả ảnh chụp màn hình. Các tác cụ kiểm tra nhanh gọn, vì vậy bạn có thể kiểm tra với nhiều trình duyệt khác nhau để đo độ ổn định của web.

Webpagetest

4.11 SimilarWeb

Một trang web test tốc độ website uy tín mà bạn không thể bỏ qua là SimilarWeb. Tại đây bạn có thể dễ dàng đo lường và nhận được số liệu được phân tích dễ hiểu. Với công cụ này, kết quả sẽ được tổng hợp trong 3 tháng gần nhất. Vì vậy với những ai cần số liệu chuyên sâu, thời gian từ 3 tháng trở lên thì cần cân nhắc kỹ hơn về SimilarWeb.

SimilarWeb

4.12 Tự kiểm tra ngay trên máy tính

Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra tốc độ website của mình bằng cách truy cập vào Source. Với cách làm này bạn chỉ cần mở view page source bằng cách vào web sau đó click chuột phải (Đối với window bạn ấn F12). Sau đó bạn trỏ chuột vào phần network. Tại đây dưới chân trang sẽ có hai mục Load và Finish. Đây chính là tốc độ load trang mà bạn tìm kiếm. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn biết các chỉ số khác của web thì vẫn cần kết hợp với các công cụ đo lường chuyên sâu hơn.

Kiểm tra nguồn trang

Trên đây là toàn bộ thông tin về kiểm tra tốc độ website, cũng như những công cụ đo lường uy tín và chất lượng nhất. Nếu trước giờ bạn bỏ quên các chỉ số test web hay mới thiết kế website chưa có cơ hội test thử tốc độ tải trang, hãy kiểm tra bằng các công cụ đã được gợi ý từ bây giờ nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM