6 nguyên tắc vàng để đàm phán thành công

Hoạt động kinh doanh nào của bạn cũng có đối tác kinh doanh. Đó có thể là người bỏ vốn trong kinh doanh, đối tác làm ăn, nhà cung cấp hay chính khách hàng. Điều quan trọng với bất kì sự hợp tác thành công nào chính là quá trình đàm phán. Đàm phán thành công sẽ kí kết được hợp đồng và triển khai các dự án đang có.

Nhưng cạnh tranh trên thị trường đầy nghiêm ngặt, và đối tác cũng là cả một sự cạnh tranh gay gắt. Bạn muốn có họ cho hoạt động làm ăn và hiển nhiên đối thủ của bạn cũng muốn vậy. Vậy làm thế nào cho đàm phán thành công. Sau đây là 6 nguyên tắc vàng để đàm phán thành công:

1, Chuẩn bị thông tin trước khi đàm phán

Bạn có một dự án cần vốn đầu tư và người hợp tác, bạn có một sản phẩm cần người mua.

Thứ 1: Chuẩn bị các thông tin xung quanh dự án hoặc sản phẩm của bạn, đó là các thông tin chi tiết nhất và đặc biệt các ưu điểm khác của bạn có khác với đối thủ để tăng sự chú ý của đối tác đàm phán.

Thứ 2: Để đàm phán thành công bạn phải hiểu rõ đối tác của mình. Tìm hiểu các thông tin xung quanh đối tác của bạn, số lượng thành viên tham gia đàm phán, phong cách đàm phán như thế nào, và đó là đối tác cũ hay đối tác mới của bạn. Có sẵn các thông tin của đối tác trong tay bạn dễ dàng biết được họ đang cần gì và bạn sẽ là người đáp ứng nhu cầu đó.

đàm phán thành công

Thứ 3: Thông tin đối thủ cạnh tranh. Đối thủ của bạn cũng muốn đàm phán thành công với đối tác của bạn, và họ cũng có thể đám ứng nhu cầu đối tác đang thiếu. Nắm nó thông tin đối tác giúp bạn đi trước đón đầu, nắm được lợi thế nhất định.

2, Nhân lực là mấu chốt của đàm phán thành công

Tìm hiểu kĩ thông tin đối tác, xác định thành viên tham gia đàm phán bên đối tác, sau đó bạn hãy chọn cho công ty bạn nhân lực để tham gia.

Nhân lực đàm phán dựa vào nhân lực phía đối tác, ưu thế sản phẩm bạn có và nhân lực bên phía doanh nghiệp của bạn. Có thể đàm phán theo phương thức mềm dẻo hoặc phương thức cứng rắn. Và mỗi người sẽ có phong cách đàm phán khác nhau. Nếu bạn có lợi thế hoàn toàn hãy dùng sự cứng rắn, kiên quyết để đối tác phải đồng ý với các yêu cầu bạn đưa ra. Hoặc bạn mềm dẻo để giữ đối tác cho sau này.

Nhân lực quyết đinh 80% sự đàm phám thành công. Nhân lực phù hợp thì đàm phán thành công và ngượi lại.

3, Không gian đàm phán tốt nhất cho đối tác

Ấn tượng đầu tiên vô cùng quanh trọng, nó quyết định thái độ của đối tác với doanh nghiệp của bạn. Để làm tốt điều này hãy tìm hiểu kỹ văn hóa của họ. Điều đó sẽ giúp bạn biết nên chọn những nơi như thế nào để tạo không khí thích hợp nhất.

Bắt đầu đàm phán bằng sự làm quen thân thiện để tạo cảm giác quen thuộc, như vậy quá trình nói chuyện sau đó bớt căng thẳng hơn. Không gian nơi đàm phán tạo cảm giác thoải mái trong suốt quá trình để đàm phán thành công nhất.

4, Bám sát mục tiêu đàm phán đã đề ra

Dù bạn có làm gì hay nói chuyện như thế nào thì hãy nhớ mục tiêu ban đầu bạn đã đề ra. Đàm phán thành công phải đạt được mục tiêu đã định trước. Phải luôn nhớ điều đó để quá trình đàm phám với khách hàng không bị lạc đề, tránh xa quá với nội dung chính.

đàm phán thành công

Mục tiêu đàm phán cho bạn xác định giới hạn đàm phán được phép đi tới đâu và tự do tới giới hạn nào. Và đề đàm phán thành công không nên đi theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không”. Điều đó là sai lầm và bạn dễ sai lầm khi thuyết phục đối tác.

5, Sẵn sàng thỏa hiệp khi cần thiết

Kết quả đàm phán là đạt được mục tiêu đã xác định trước đó, để kí kết được hợp đồng và để có được một đối tác tối. Nhưng quá trình đàm phán cũng như quá trình kinh doanh luôn có những tình huống bất ngờ và khiến phía bên bạn vào thế bị động. Nhưng nếu mục tiêu cuối cùng vẫn đạt được, hãy xem xét kỹ lưỡng và thỏa hiệp. Đàm phán thành công không phải là sự thắng lợi hoàn toàn mà là doanh nghiệp bạn có cho mình đối tác tốt trong lâu dài.

6, Đảm bảo lợi ích hai bên

Mỗi bên tham gia đàm phán đều xác định một kết quả nhất định có lợi nhất cho doanh nghiệp phía mình. Nhưng đàm phán thành công hiệu quả nhất là có được một đối tác lâu dài, và sẵn sàng hơp tác với mỗi dự án nào của doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu thì đối tác của bạn cũng phải có được lợi ích nhất định.

Sự thỏa hiệp này không chỉ giúp bạn có được đối tác sau này, mà điều đó sẽ khiến đối tác của bạn cảm thấy họ đươc coi trọng và họ sẽ dễ dàng thỏa hiệp với bạn hơn.

Sự linh hoạt trọng rất quan trọng và phụ thuộc vào tình hình của quá trình đàm phán diễn ra như thế nào. Từ những nguyên tắc trên hãy chuẩn bị cẩn thận cho doanh nghiệp của bạn để đàm phán thành công.

6 bước cần chuẩn bị trước khi đàm phán khách hàng

10 lời khuyên khi đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp (phần 1)

10 lời khuyên khi đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp (phần 2)

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM