4 doanh nhân khởi nghiệp ở độ tuổi “xưa nay hiếm”

Đừng bao giờ đánh giá thấp tài năng kinh doanh của U60, U70. Dù xuất phát muộn nhưng họ kiếm được hàng triệu đô nhờ kinh nghiệm tích lũy cả cuộc đời đấy.

4-doanh-nhan-khoi-nghiep-o-do-tuoi-xua-nay-hiem

4 doanh nhân khởi nghiệp ở độ tuổi “xưa nay hiếm”.

Theo một nghiên cứu của tổ chức Kauffman Foundation, tỷ lệ người khởi nghiệp Mỹ nằm trong độ tuổi từ 55 đến 64 cao hơn nhiều so với những người trẻ từ 20-34 tuổi. Với kinh nghiệm sống cả đời người, tiếp xúc cùng nhiều tầng lớp trong xã hội, những người sau khi về hưu biết cách quản lý công việc hiệu quả mà không phải start-up nào cũng có thể hiểu và làm ngay được. Dưới đây là 4 doanh nhân khởi nghiệp muộn đã tìm thấy thành công khi quyết định theo đuổi ý tưởng kinh doanh gì đó độc đáo.

1. Yuval Zaliouk – thương hiệu bánh quy Almondina

Người đàn ông 75 tuổi này được coi là biểu tượng cho những người làm nghệ thuật lấn sân thành công sang lĩnh vực kinh doanh. Là giám đốc nhà hát Toledo Symphony Orchestra, sau khi nghỉ hưu Zaliouk quyết định theo đuổi đam mê kinh doanh dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm. Từng được bà ngoại truyền cho công thức làm bánh quy truyền thống, ông xây dựng nên tiệm bánh quy Almondina (theo tên bà ngoại Dina cùng với vị hạnh nhân của bánh Almond).

4-doanh-nhan-khoi-nghiep-o-do-tuoi-xua-nay-hiem1

Tưởng chừng như công việc kinh doanh chỉ cho vui lúc về già nhưng loại bánh quy này đã nhanh chóng nổi tiếng bởi không chứa cholesterol, chất béo, muối hay chất bảo quản. Nó được những người bận rộn hay ăn uống qua loa nhưng quan tâm đến sức khỏe của mình chào đón nhiệt tình . Hiện thương hiệu này đã “phủ sóng” khắp nước Mỹ và xuất hiện trên nhiều kệ của các siêu thị nổi tiếng như Wal-Mart, Whole Foods, Trader Joe's…

Zaliouk chia sẻ: "Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật thường không thích dính dáng đến chuyện kinh doanh, nhưng bù lại họ có khả năng sáng tạo tuyệt vời".

2. Judi Henderson-Townsend – thương hiệu Mannequin Madness

Mannequin Madness là một công ty chuyên cung cấp và tái chế ma-nơ-canh có trụ sở tại California do người phụ nữ 57 tuổi làm chủ. Từng làm việc cho nhiều công ty khác nhau như Johnson&Johnson, hãng hàng không United Airlines và công ty công nghệ, bà đã tích lũy cho mình được vô vàn kinh nghiệm sống, mối quan hệ xã hộ và đặc biệt là tăng khả năng tìm kiếm bằng cách sử dụng ứng dụng công nghệ.

4-doanh-nhan-khoi-nghiep-o-do-tuoi-xua-nay-hiem2

Năm 2000, Henderson quyết định mua lại toàn bộ số ma-nơ-canh tồn kho của một công ty thời trang với giá 2.500 USD và thành lập nên công ty của mình. Với chính bà, đây là một quyết định điên rồ (Madness) và cái tên Madness Mannequin đã ra đời từ đó. Thương hiệu đã nhanh chóng có chỗ đứng trên toàn nước Mỹ và công ty đã trở thành nguồn cung cấp ma-nơ-canh khổng lồ cho các cửa hàng, thương hiệu nổi tiếng.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên bà có ý định khởi nghiệp. "Tôi đã từng gặp thất bại khi muốn mở một công ty đại diện cho nghệ sĩ, bởi vì vào thời điểm đó, không một ngân hàng nào muốn cho tôi vay tiền. Việc này đã làm cho tôi mất hết tự tin", Henderson cho biết.

3. Im Ja Choi – thương hiệu Penn Asian Senior Services

Trước khi trở thành bà chủ của một công ty, Im Ja Choi đã cực kỳ thành công trong ngành môi giới bất động sản tại Philadelphia và sau này là phó chủ tịch của một ngân hàng. Mọi việc chỉ thay đổi với người phụ nữ 60 tuổi này khi bà không thể tìm ra y tá chăm sóc tại nhà có thể nói được tiếng Hàn cho người mẹ đang bị bệnh, không thể nói được tiếng Anh và ăn thức ăn Mỹ.

4-doanh-nhan-khoi-nghiep-o-do-tuoi-xua-nay-hiem3

Sau thời gian tìm hiểu, Im Ja Choi nhận thấy nhiều người có hoàn cảnh tương tự vì vậy năm 2005 bà đã thành lập nên Penn Asian Senior Services (tạm dịch: Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi châu Á). Dịch vụ này chuyên cung cấp các y tá chăm sóc tại nhà phục vụ những người nhập cư ở Philadelphia. Để có thể phát triển được, bà đã phải thế chấp căn nhà để có tiền trả lương hàng ngày cho nhân viên và tới 2 năm sau mới có thể hoàn vốn. Ngày nay, công ty đã có gần 400 nhân viên và sử dụng 11 loại ngôn ngữ khác nhau.

4. Heidi Ganahl – thương hiệu Camp Bow Wow

Camp Bow Wow là chuỗi trung tâm chăm sóc chó vào ban ngày do Heidi Ganal 48 tuổi thành lập. Năm 2003 cô mở trung tâm đầu tiên tại Denver và tới năm 2003 bắt đầu nhượng quyền thương hiệu. Năm 2014, số tiền nhượng quyền của công ty đã lên tới 85 triệu USD. Hiện nay, trung tâm này có gần 150 cơ sở trên toàn nước Mỹ và Canada với 3500 nhân viên

4-doanh-nhan-khoi-nghiep-o-do-tuoi-xua-nay-hiem4

Mặc dù đã xây dựng được một thương hiệu mạnh nhưng đằng sau nó lại là một câu chuyện đầy cảm động. Trước kia Heidi Ganal là một nhân viên kinh doanh dược phẩm, đồng thời là người lập kế hoạch tài chính và là chủ sở hữu một số danh mục đầu tư. Cô và người chồng của mình Bion đã có ý tưởng kinh doanh Camp Bow Wow nhưng thật không may Bion lại chết trong một vụ tai nạn máy bay. Suy sụp, Heidi Ganal mất hết động lực làm việc, cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa chỉ đến khi anh trai khuyên cô tiếp tục phát triển ý tưởng mà 2 vợ chồng đã có ý định làm. Cuối cùng cô đã lấy số tiền bảo hiểm nhân thọ của chồng và thành lập ra thương hiệu vững mạnh như hiện nay.

 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM