Kinh doanh nhà hàng và nguyên tắc số đông cần nhớ

Khách hàng là một nhân vật được chăm sóc đặc biệt tại các nhà hàng. Điều này dường như quá hiển nhiên, nhưng theo các chuyên gia về ẩm thực, không phải lúc nào điều này cũng đúng. Thực tế, một món ăn trên thực đơn nếu không có khách gọi nhiều thì nhà hàng sẽ không dự trữ nguyên liệu để làm và dần món ăn bị bỏ ngoài thực đơn. Do đó, một khách hàng tới và gọi món ăn ấy, nhà hàng đành phải từ chối.

Ví dụ thực tế khác, một nhóm khách hàng yêu dòng nhạc rock n’roll, khi bước vào quán họ lại muốn dừng chân. Bởi lẽ họ nghe thấy nhà hàng đang mở giai điệu họ không thích là dòng nhạc đồng quê. Thể loại nhạc đồng quê này lại được đa phần thực khách nhà hàng thích bởi sự nhẹ nhàng, êm dịu. Và đương nhiên, nhà hàng đành chịu để mất nhóm khách hàng thích nhạc rock n’roll này khi áp dụng nguyên tắc số đông.

Thực tế, kinh doanh nhà hàng dựa theo nguyên tắc số đông cũng là hợp lí. Bởi lẽ chúng ta không thể thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu của tất cả khách hàng. Do đó, nhà hàng chọn tập trung phục vụ phân khúc lớn nhất, khách hàng tiềm năng để kinh doanh hiệu quả.

Hiện nay có một số nhà hàng không tiếp khách là trẻ em, đó cũng là hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc số đông. Tuy nhiên, có một thực tế, nếu một dịch vụ chăm sóc tốt cho trẻ em thì chính là chiêu “hấp dẫn” để dụ bố mẹ hài lòng hơn.

Chủ nhà hàng McDain’s ở nước Mỹ quyết định thử thách chiến lược kinh doanh: không tiếp trẻ dưới 6 tuổi. Ông chủ nhà hàng cho biết, việc đưa ra quyết định này xuất phát từ việc muốn đem lại một không gian yên tĩnh cho các thực khách khi thưởng thức đồ ăn tại đây. Bởi lẽ, trẻ dưới 6 tuổi rất năng động và nghịch ngợm, làm phiền tới những vị khách khác trong nhà hàng.

Kinh doanh nhà hàng và Nguyên tắc số đông

Qua chiến lược kinh doanh trên, ta có thể thấy chủ nhà hàng chấp nhận bỏ qua phân khúc khách hàng đã có gia đình để tập trung phục vụ phân khúc khách hàng khác. Chắc hẳn, ông chủ thấy rằng nhóm khách gia đình không thường xuyên tới nhà hàng. Nhóm khách khác tạo nên doanh thu nhiều hơn nên ông đã dùng nguyên tắc số đông để đưa ra chiến lược trên.

Chiến lược số đông trên có đúng hay không cần được phân tích sâu hơn. Bởi lẽ thực tế trong khi kinh doanh, có những nguyên tắc khiến doanh thu suy giảm dần mà người chủ không dễ nhận ra ngay được. Hãy cùng đi sâu phân tích nguyên tắc: “không tiếp trẻ dưới 6 tuổi’’ của ông chủ ở trên đây nên áp dụng trong trường hợp nào nhé!

Nếu bạn đang kinh doanh lĩnh vực quán bar, cà phê,...phục vụ cho thanh niên thì cấm trẻ em sẽ không ảnh hưởng tới doanh thu của bạn. Chưa kể tới, quy định như vậy sẽ khiến khách hàng tò mò hơn, cấm sẽ khiến họ càng muốn tìm hiểu, thắc mắc “tại sao lại cấm trẻ em?”. Như vậy, khách còn kéo đến quán bạn nhiều hơn, doanh thu sẽ tăng trưởng tốt hơn.

Nếu quán của bạn định hướng là không gian riêng tĩnh lặng, khách hàng tới để thư giãn, nói chuyển thì việc cấm trẻ em cũng dễ được thông cảm hơn. Một nhà hàng sang trọng, nơi gặp gỡ của những dân kinh doanh hay tầng lớp chính trị thì không tiếp trẻ con là điều rất cần thiết.

Quán ăn, nhà hàng phục vụ lĩnh vực ẩm thực không phục vụ trẻ em là một điều không dễ dàng gì. Bởi lẽ, như vậy bạn đang ép những đứa trẻ phải ra ngoài cửa hàng phục vụ đồ ăn nhanh với những món ăn không ngon. Nhà hàng của bạn sẽ không tiếp đón được khách hàng gia đình. Chắc hẳn cả nhân viên và ông chủ sẽ thấy mệt mỏi khi trẻ khóc hay nghịch ngợm náo loạn mọi thứ, những đừng quên, phân khúc khách hàng gia đình đóng góp phần không nhỏ trong doanh thu của nhà hàng ăn uống. Thay vào việc cấm lũ trẻ, nhà hàng có thể thiết kế khu riêng cho trẻ em chơi đùa khi ba mẹ chúng đang dùng bữa như: khu sách truyện, khu vui chơi,... Những đứa trẻ có thể thỏa thích vui đùa trong thế giới riêng của chúng. Với những đứa trẻ nhỏ thì hãy thiết kế nôi, ghế nằm để ba mẹ có thể trông nom chúng. Như vậy, nhà hàng của bạn vừa phục vụ được khách hàng gia đình, vừa phục vụ tốt được các nhóm khách hàng khác.

Thật vậy, nếu nhà hàng của bạn mở cửa cả ngày thì quy định cấm trẻ em là khá bất lịch sự. Bởi lẽ, nhiều ba mẹ muốn tới nhà hàng dùng bữa, nhưng quy định không cho mang con của họ theo đã buộc họ phải dừng lại và đi tới nhà hàng khác. Khách hàng đã rời bỏ bạn chỉ vì “quy định” dựa trên nguyên tắc số đông.

Trong quá trình quản lí kinh doanh, bạn luôn có thật nhiều phương án, cũng giống như bạn có thể chọn tiếp hay không tiếp trẻ em. Tuy nhiên tùy từng dự án kinh doanh, đặc thù sản phẩm dịch vụ, bạn cần nghiên cứu đưa ra quyết định đúng đắn nhất, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Qua bài viết này, bạn có thể nhớ thêm rằng: “nguyên tắc số đông không phải lúc nào cũng đúng”. Nguyên tắc chỉ đúng khi bạn áp dụng vào trường hợp cụ thể, hợp lí, linh hoạt và sáng tạo chúng.

Xem tiếp: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM