Room tín dụng là gì? Giải pháp nào cho nhà bán hàng khi ngân hàng cạn room tín dụng?

Nền kinh tế bước vào giai đoạn bình thường mới, nhu cầu vay vốn để phát triển và mở rộng quy mô của các chủ kinh doanh tăng cao. Khách hàng đi vay vốn ngày càng nhiều nhưng room tín dụng đang giảm dần và có nguy cơ cạn room. Cạn room tín dụng là câu chuyện nóng nhất trong ngành ngân hàng thời gian gần đây.

1. Room tín dụng là gì?

Thuật ngữ “Room” tín dụng trong ngân hàng có nghĩa là giới hạn cho vay của ngân hàng. Room tín dụng cũng có thể hiểu là dành một số vốn nhất định để cho vay trong một lĩnh vực nào đó. Khi đã cho nhiều khách hàng trong lĩnh vực này vay rồi thì ngân hàng đã bị hết room và không còn để cho vay tiếp.

Xem thêm: Vay hạn mức với chi phí lãi rẻ qua Sapo Money

2. Ưu điểm khi vay tiền theo hạn mức

Vay tiền theo hạn mức tín dụng thường đem lại cho người đi vay một số những lợi ích như:

2.1 Lập hồ sơ một lần và sử dụng trong nhiều lần vay

Cá nhân và tổ chức có nhu cầu vay vốn chỉ cần thực hiện nộp hồ sơ một lần, các ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và duyệt hồ sơ. Hạn mức cấp trong một thời gian cụ thể cũng phụ thuộc và hồ sơ vay. Trong thời gian này, bạn có thể tiến hành vay vốn nhiều lần mà không cần phải lập hồ sơ mới.

Hình thức vay này phù hợp với các chủ kinh doanh, tổ chức có nhu cầu vay vốn thường xuyên và thường xuyên phải luân chuyển vốn. 

Lập hồ sơ một lần và sử dụng trong nhiều lần vay
Người đi vay chỉ cần lập hồ sơ một lần và sử dụng cho nhiều lần vay

2.2 Phương thức vay vốn đơn giản và linh hoạt

Việc xác định được hạn mức cho vay có thể đơn giản hóa các thủ tục đăng ký vay vốn. Ngân hàng có thể tham gia kiểm soát nguồn tiền cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, không làm những việc vi phạm pháp luật. 

Khách hàng có thể sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau nhưng phải gửi các loại giấy tờ, chứng từ đến ngân hàng để đối chiếu với mục đích sử dụng vốn vay được ghi trong hợp đồng trước đó.

2.3 Hạn chế tối đa rủi ro

Khi vay vốn theo hạn mức bạn sẽ tránh tối đa những rủi ro như tình trạng không trả nổi nợ, lãi mẹ đẻ lãi con vì việc đưa ra hạn mức vay tối đa có nghĩa là các ngân hàng cũng đã xem xét khả năng trả nợ của bạn ở mức độ nào.

Bạn cũng có thể vay tiền theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình mà không cần vay tối đa theo hạn mức mà ngân hàng đặt ra. 

3. Vì sao ngân hàng cần duy trì cơ chế room tín dụng?

Room tín dụng là công cụ quan trọng hướng tới đa mục tiêu, bảo đảm tăng trưởng nhưng không quá nóng, gây sức ép lạm phát, đồng thời kiểm soát chặt hơn chất lượng các khoản vay.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng công cụ room tín dụng cùng với các yêu cầu về an toàn vốn. Ngân hàng nào có chất lượng tốt hơn, tín dụng lành mạnh hơn, tham gia nhiều hơn vào các mục tiêu chung của hệ thống và chủ trương của Chính phủ thì sẽ được ưu tiên nới room tín dụng. Khi NHNN đặt ra một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho một ngân hàng nào đó ở mức nhỏ hơn so với cùng kỳ năm trước hoặc thấp hơn so với các ngân hàng khác trong hệ thống thì có nghĩa là ngân hàng này đang có mức độ rủi ro cao hơn các đối thủ trong cùng hệ thống hoặc cao hơn so với chính nó. 

Trong bối cảnh hiện tại, áp lực lạm phát của nền kinh tế thế giới rất cao. Bên cạnh đó, nguyên liệu, đặc biệt là giá dầu tăng cao, tác động lớn đến lạm phát. NHNN phải sử dụng đồng bộ linh hoạt các công cụ lãi suất, thanh khoản, tín dụng, tỉ giá… kiểm soát an toàn, bảo đảm TCTD nằm trong khả năng kiểm soát, không ảnh hưởng thanh khoản thị trường.

Vì sao ngân hàng cần duy trì cơ chế room tín dụng?
Ngân hàng cần duy trì cơ chế room tín dụng để ổn định thị trường và tránh lạm phát

4. Tình hình thị trường room tín dụng hiện nay

Giới hạn tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều ngân hàng ngay từ hồi cuối tháng 5 đã đồng loạt xin được cấp thêm hạn mức (room) tín dụng.

Theo đó, tại một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tín dụng của ngân hàng đã đạt gần 9% sau 4 tháng đầu năm so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10%; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng 8% tại cùng thời điểm trên, dù room được cấp là 10%; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khi đạt mức tăng trưởng tín dụng tới 14,3% ngay sau quý I/2022, gần chạm trần mốc 15% được cấp. 

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp theo gói 40.000 tỷ đồng từ ngân sách cũng đang được toàn ngành ngân hàng gấp rút triển khai. Do đó, để đáp ứng cơn "khát vốn" cho phục hồi tăng trưởng, lãnh đạo các ngân hàng đồng loạt kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sớm nới room tín dụng phù hợp.

Tình hình thị trường room tín dụng hiện nay
Biểu đồ tăng trưởng tín dụng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước

5. Vay nhanh lãi thấp với Sapo Money

Thấu hiểu được tình hình thị trường và nhu cầu vay vốn kinh doanh của các nhà bán hàng trong thời kỳ nền kinh tế đang dần khôi phục trở lại, Sapo Money hợp tác cùng các đối tác hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh cho nhà bán hàng với nhiều ưu đãi.

Mặc dù các ngân hàng đang rơi vào tình trạng cạn room tín dụng, việc vay vốn sẽ ngày càng thắt chặt và khó khăn hơn; tuy nhiên các khách hàng Sapo sẽ được các ngân hàng ưu tiên khi cần vay vốn.

Sapo Money hiện là đối tác của các tổ chức tín dụng như TPBank, SHB Finance, VPBank, Easy Credit, Aspire,...Khách hàng Sapo sẽ nhận được nhiều “đặc quyền” khi vay vốn qua Sapo Money:

- Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhanh chóng, đơn giản.

- Lãi suất ưu đãi

- Giải ngân nhanh, phương thức giải ngân linh hoạt

- Không cần tài sản đảm bảo

Nếu bạn đang có nhu cầu cần vốn để kinh doanh, liên hệ ngay tới Sapo Money để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Giải pháp vay vốn kinh doanh
arrow Nhận tư vấn ngay

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM