Những điều một Website kinh doanh online nên có

Thương mại điện tử phát triển chính là tiền đề giúp lĩnh vực kinh doanh online bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường. Tại đây, người mua và người bán không cần gặp mặt mà vẫn có thể thực hiện giao dịch. Hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chủ yếu đó là niềm tin của khách hàng đối với cơ sở kinh doan của bạn. Chính vì vậy để có thể loại bỏ những nghi ngờ này, bạn cần thiết phải chú ý đến những kinh nghiệm bán hàng online sau đây.

1. Giá cả trên website kinh doanh online

Giá cả là vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm khi đưa ra các quyết định mua sắm trực tuyến. Chính vì vậy bạn phải để công khai giá thành sản phẩm, mức khuyến mại, chiết khấu nếu có.

Khách hàng mong muốn tiết kiệm thời gian mua sắm và xung quanh họ luôn có vô số lựa chọn thay thế, do vậy họ sẽ hiếm khi gọi cho bạn để thương lượng về một mức giá mong muốn, trừ khi mặt hàng bạn đang kinh doanh độc nhất vô nhị trên thị trường. Hầu hết khách hàng bị chi phối mạnh mẽ bởi mức giá, họ sẽ so sánh giữa nhiều nhà cung cấp để đưa ra quyết định cuối cùng.

Vì vậy, bạn cũng phải tham khảo tại các website khác để xem xét mức giá hợp lí cho các mặt hàng của bạn.

Thông tin về giá cả ngoài con số liên quan đến giá sản phẩm, bạn đừng quên bổ sung thêm những thông tin về các chi phí liên quan (nếu có) như chi phí bao gói, chi phí chuyển hàng, v.v.v… Trong phần thông tin về giá, bạn cũng có thể đưa ra mức giá trước và sau khi giảm giá để tạo kích thích mua đối với khách hàng.

2. Thông tin mô tả, đánh giá sản phẩm

Hơn 12% phản hồi của người tiêu dùng về các website bán lẻ liên quan đến việc thiếu những thông tin miêu tả rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm. Điều đó chứng tỏ người mua hàng thực sự ngày càng quan tâm đến thông tin sản phẩm. Điều này là dễ hiểu vì khách hàng càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn.

Họ không chỉ mua sản phẩm mà họ cần, họ mua những sản phẩm mà họ thấy hợp lý nhất trong số những cửa hàng họ biết. Sự hợp lý ở đây có thể từ giá cả hoặc từ những thông tin liên quan đến đặc tính sản phẩm: mẫu mã, màu sắc, chất liệu, chất lượng, v.v.v…

Phần mô tả phải thật cụ thể, để người xem cảm giác như đang được người bán hàng tư vấn trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng với các website bán lẻ hàng thời trang, bởi “phần lớn phản hồi về các website bán lẻ hàng thời trang đều thiếu thông tin về kích cỡ quần áo, và đó được xem là lý do chính khiến khách hàng rời khỏi trang mà không ra lệnh mua”.

Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán hàng nên có.

 thuong mai dien tu 2

3. Thông tin về hình thức thanh toán

Các website bán hàng hiện nay sử dụng những hình thức thanh toán sau:

  • Thanh toán qua tài khoản ngân hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Thanh toán qua một dịch vụ tín dụng trung gian (Ngân Lượng, Bảo Kim, OnePay, v.v.v…)

Với một thị trường kinh doanh trực tuyến chưa được quản lý chặt chẽ như tại Việt Nam, nhiều khách hàng có tâm lý đề phòng khi mua hàng. Do đó, họ rất quan tâm đến các hính thức thanh toán mà website bán hàng áp dụng. Bạn nên cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến hình thức thanh toán, các điều khoản về thanh toán để tạo được niềm tin cho khách hàng.

Một website có hệ thống thanh toán hoàn chỉnh sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy tin cậy khi mua hàng.

4. Thông tin vận chuyển hàng hóa

Ship hàng là một trong những vấn đề khách hàng quan tâm khi mua hàng thông qua các website bán hàng trực tuyến. Một trong những lợi thế của kinh doanh online là không giới hạn khoảng cách địa lý giữa người bán và người mua. Và cũng bởi vậy, các hình thức chuyển hàng được sử dụng phổ biến hơn.

Khách hàng của bạn sẽ quan tâm liệu bạn có chính sách miễn phí chuyển hàng ở khu vực nội thành hay không, chi phí chuyển hàng cụ thể ở từng khu vực là bao nhiêu, thời gian chuyển hàng dài hay ngắn, phương thức chuyển hàng có phù hợp hay không, v.v.v… Những thông tin này có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng, họ có thể rất ưng ý với sản phẩm của bạn nhưng chưa chắc họ chịu bỏ thêm chi phí để được chuyển hàng đến tận nơi.

shipper

5. Thông tin về chính sách hoàn tiền

Một trong những điểm yếu của mua bán online là khách hàng thường không đặt nhiều tin tưởng ở người bán. Internet mang đến phương thức mua sắm, tìm hiểu thông tin rất tiện lợi nhưng “thử nghiệm” sản phẩm vẫn là một quá trình không thể thiếu trong hành vi mua hàng.

Do vậy, điều này phần nào làm hạn chế thói quen mua hàng thông qua website của nhiều khách hàng. Họ lo sợ mình sẽ bị quỵt tiền hay mua phải những sản phẩm chất lượng tồi tệ không đúng như những thông tin họ đọc được.

Để giải quyết vấn đề này, Trên website bạn nên bổ sung chính sách hoàn tiền cho khách hàng. Chính sách hoàn tiền là cam kết của bạn đối với khách hàng, nhằm gia tăng sự tin tưởng và xóa bỏ những cản trở về mặt tâm lý khi mua hàng.

Trong chính sách hoàn tiền, đừng quên liệt kê các điều khoản chi tiết liên quan đến việc bồi thường nếu sản phẩm có chất lượng không đúng cam kết, bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển hoặc lỗi kỹ thuật. Khách hàng sẽ tin tưởng bạn nếu bạn tạo dựng được phong cách làm ăn minh bạch, rõ ràng, có nguyên tắc.

Hình thức mua bán thông qua website bán hàng khác biệt so với mua hàng trực tiếp ở cơ hội trải nghiệm. Khi mua hàng trực tiếp, khách hàng có thể hỏi han người bán, quan sát, sờ, dùng thử sản phẩm còn khi mua sản phẩm trực tuyến, khách hàng không thể có những trải nghiệm ấy. Vì vậy cho nên, thông tin bạn cung cấp càng minh bạch và có tính thuyết phục, cơ hội khách hàng mua hàng của bạn càng cao.

 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM