Đi tìm thị trường ngách qua 7 giai đoạn “siêu chuẩn”

Thị trường ngách là một thị trường mới hoặc sự tham gia kinh doanh vào thị trường còn yếu. Tại thị trường này sẽ có tiềm năng lớn, cạnh tranh ít và hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên để tìm kiếm được thị trường ngách không phải điều đơn giản.

thị trường ngách

Kinh doanh luôn biến động không ngừng nghỉ khi số lượng người kinh doanh càng nhiều và nhu cầu khách hàng không bao giờ dừng lại. Điều đó khiến sức nóng tại nhiều thị trường hiện tại lên đến đỉnh điểm, có thể thấy như với mặt hàng quần áo hay mỹ phẩm, tuy nhiên con đường vào thị trường này vẫn rộng mở. Nhưng điều đó đòi hỏi bạn bỏ ra nhiều công sức hơn, tìm hiểu nhiều hơn, vốn nhiều hơn và khả năng thất bại cao hơn. Trong kinh doanh, người ta thường tìm kiếm thị trường ngách nhiều hơn là đâm đầu vào những mảng đang cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên nếu dễ dàng tìm được thì kinh doanh không gay gắt đến vậy. Dưới đây là gợi ý 7 bước giúp các đơn vị định vị thị trường ngách hiệu quả.

1. Thị trường ngách - sức hút mạnh mẽ cho các nhà kinh doanh

1.1. Sức mạnh tuyệt vời từ thị trường ngách

Như đã nói đến, thị trường ngách là điều tuyệt vời mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng muốn tìm kiếm được. Cạnh tranh với mức thấp nhất, dễ dàng có được tập khách hàng riêng và vấn đề sáng tạo sản phẩm, hay độc đáo là điều không quá cần thiết. Vì bản thân thị trường ngách, sản phẩm của thị trường ngách, đã mang tính độc đáo hơn nhiều, có rất ít các nhà kinh doanh nghĩ ra điều đó, và bạn trở thành vị trí nào đó, có khi là duy nhất.

Không lấy ví dụ nào đó xa, phiên bản đầu tiên smartphone mà Apple đưa ra vào năm 2007 đã đánh dấu cuộc đua khốc liệt trên thị trường này. Tuy không phải là chiếc smartphone đầu tiên trên thị trường song sự ra đời, hay nói 1 cách chính xác việc lựa chọn thị trường ngách cho dòng sản phẩm này, đã đánh dấu sự thành công đáng ngạc nhiên cho Apple. Hiện nay sức cạnh tranh của thị trường này vẫn rất cao, nhưng ít nhà sản xuất nào có thể thay thế được tên tuổi và sự thành công  của chiếc điện thoại Iphone.

Với tính ưu tiên của thị trường ngách, bạn sẽ có được sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn, và khả năng dẫn đầu cho dù ngành càng có nhiều sự gia nhập hơn, như cách mà Apple đã làm.

1.2. Thị trường ngách không phải là ngõ cụt

Thị trường ngách rất hấp dẫn, nhưng không phải bất cứ ngách nào cũng có thể đem lại sự thành công như mong muốn. Đôi khi bạn bị rơi vào bế tắc cho thị trường ngách mà mình chọn. Để không phải vướng vào những sai lầm đó, hãy theo dõi các thông tin dưới đây:

Thứ nhất, thị trường có đủ độ lớn hay chưa? Có thể đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu, song chỉ mới có ở một bộ phận khách hàng, chưa đủ hình thành một quy mô nhất định về thị trường để đầu tư khai thác

Thứ hai, thị trường đã đủ độ chín chưa? Đôi khi nhu cầu của thị trường đã rất lớn rồi, nhưng chưa đủ độ chín. Chẳng hạn như hình thức kinh doanh loại thực phẩm, thức uống mua để mang đi (take away). Ở các nước lân cận, hình thức này đã phổ biến từ lâu.ách hàng, chưa đủ hình thành một quy mô nhất định về thị trường để đầu tư khai thác.

Thứ ba, có khả năng lâu dài và dẫn đến một lãnh địa mới hay không? Nếu ngách chỉ là một con đường hẹp, ngắn thì không thể đủ đất cho một khát vọng đầu tư và kinh doanh lâu dài bởi bao giờ những nhà kinh doanh chuyên nghiệp cũng luôn đặt tầm nhìn từ 3 đến 10 năm cho công ty mình. Đồng thời, độ tăng trưởng, mở rộng hàng năm phải lớn.

1.3. Thị trường ngách cần sự khác biệt

Mỗi một sản phẩm hay thương hiệu muốn có thị trường ngách cho riêng mình chỉ cần tạo một khác biệt nổi trội. Mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ tạo ra một ngách thị trường khác nhau và ngách thị trường nào càng hẹp, càng khó tiếp cận, càng khó làm thì càng thành công.

Với mỗi sự khác biệt, doanh nghiệp sẽ vẽ ra những con đường riêng biệt mà những đối thủ khác khó cạnh tranh kịp. Và đừng quên những kế hoạch chiến lược vẽ ra đầy đủ cho quá trình tìm hiểu và phát triển thị trường.

2. 7 bước định vị thị trường ngách cực chuẩn

2.1. Tạo một danh sách khách hàng mong muốn

Hãy hình dung thật cụ thể, nhận dạng những khách hàng tiềm năng bạn muốn hướng đến, khoanh vùng địa lí, nắm rõ hành vi mua sắm thì bạn mới có thể tiếp cận họ được. Tuyệt đối không được chọn lựa ngẫu hứng, bạ ai cũng đưa vào danh sách, như vậy sẽ là tự làm khó mình.

Xu hướng ngày nay là tập trung vào các phân khúc thị trường nhỏ hơn. Đối tượng khách hàng là thanh thiếu niên thì vẫn còn rất chung chung, bạn cần chi tiết hơn, như nam/nữ thanh thiếu niên thành phố, sống cùng gia đình, bố mẹ có thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng trở lên…. Còn nhắm đến các doanh nghiệp bán phần mềm không thôi thì chưa đủ, phải là doanh nghiệp bán phần mềm có chức năng gì, khoanh vùng địa lý ở đâu với doanh thu tiềm năng là bao nhiêu.

Những ai muốn định vị thị trường ngách hiệu quả nên biết rằng hiện nay có hai thị trường mục tiêu cơ bản là: cá nhân và doanh nghiệp. Ranh giới của hai thị trường này được phân chia rất rõ ràng. Giả sử, bạn đang định bán các sản phẩm thời trang phụ nữ tại một cửa hàng bán lẻ, thị trường mục tiêu của bạn là các khách hàng cá nhân. Còn nếu bạn muốn kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng, thì đối tượng khách hàng của bạn lại là các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nếu bạn điều hành một công ty về dịch vụ in ấn và thiết kế, bạn có thể tấn công cả hai thị trường trên. Tuy nhiên trên thực tế thì cũng phải có nhiều năm kinh nghiệm và bãn lĩnh tốt thì mới có thể tấn công nhiều thị trường một lúc.

2.2. Lựa chọn sản phẩm là bước quan trọng để định vị thị trường ngách

Khi lựa chọn sản phẩm muốn bán thì hãy ghi nhớ hai điều: thứ nhất bạn không thể bán tất cả mọi thứ đến tất cả mọi người, thứ hai càng chi tiết càng hiệu quả. Thị trường ngách khác với lĩnh vực mà bạn hoạt động. Bạn có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thời trang nhưng thị trường ngách phải rõ ràng kiểu như ‘Trang phục dành cho các bà mẹ đang mang thai”. Cửa hàng tạp hóa phải xác định những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống thường ngày của những người dân sống tại khu tập thể Thành Công chẳng hạn.

Việc sử dụng những tờ giấy để ghi chép, phân tích lúc này rất hiệu quả, bạn nên:

  • Liệt kê những gì bạn có thể làm tốt nhất và những kỹ năng để thực hiện
  • Liệt kê những thành tựu mà bạn đã đạt được
  • Liệt kê những kinh nghiệm, bài học quan trọng nhất mà bạn đúc kết được từ quá trình kinh doanh
  • Tìm ra những khuôn mẫu cho cách bạn tiếp cận giải quyết các vấn đề

Thị trường ngách của bạn tốt nhất là phải phát sinh từ những sở trường và kinh nghiệm của bạn. Giả sử bạn đã làm việc 10 năm trong một công ty cổ phần công nghệ chuyên tư vấn và cung cấp phần mềm bán hàng cho những doanh nghiệp nhỏ thì chắc chắn bạn sẽ muốn khởi nghiệp với cùng công việc tư vấn cho những doanh nghiệp nhỏ, quy mô gia đình.

2.3. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Nguyên tắc vàng không chỉ đúng trong cuộc sống mà cũng thích hợp trong kinh doanh đó là“Những gì bạn không muốn thì đừng làm cho người khác”. Khi bạn làm theo nguyên tắc này và nhìn sự việc dưới góc độ của khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng thì bạn sẽ biết được họ muốn gì, cần gì. Cách tốt nhất để đứng vào vị trị của khách hàng là trò chuyện với họ và tìm hiểu những vấn đề mà họ đang quan tâm.

7-buoc-dinh-vi-thi-truong-ngach-hieu-qua2

2.4. Tổng hợp thông tin để định vị thị trường ngách chính xác

Đi đến giai đoạn này thì thị trường ngách của bạn bước đầu đã được định hình nhờ những thông tin mà bạn có về nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Một thị trường ngách tiềm năng cần có năm yếu tố sau:

  • Phù hợp với mong muốn và tầm nhìn dài hạn của bạn
  •  Có nhu cầu với sản phẩm
  • Được lên kế hoạch phát triển thật cụ thể
  •  Chưa có đối thủ nào, ‘một mình một chợ’
  • Tăng trưởng khả quan, giúp bạn gia tăng lợi nhuận mà không phải thay đổi giá trị cốt lõi.

2.5. Đánh giá

Bước tiếp theo là đối chiếu ý tưởng sản phẩm hay dịch vụ của bạn với 5 yếu tố đã nêu trong bước 4. Chắc chắn bạn sẽ thấy có sự không tương thích, có những điểm bất lợi, chưa hợp lí, chẳng hạn như thị trường ngách đó đòi hỏi phải đi công tác nhiều mà bạn thì chưa sẵn sàng. Như thế có nghĩa là ý tưởng sản phẩm/dịch vụ chưa đáp ứng được tiêu chí ‘phù hợp với mong muốn và tầm nhìn dài hạn của bạn’. Hãy cân nhắc những mong muốn và khả năng của bản thân có thể khỏa lấp được những vấn đề đó hay không? Nếu bạn chấp nhận hướng đi đó thì lợi nhuận mang lại có bền vững và vượt trội hay không? Nếu có thì hãy thử sức, còn nếu không thì hãy gạt bỏ nó đi và chuyển sang ý tưởng khác.

2.6. Thử nghiệm thực tế

Khi đã ‘khớp’ được ý tưởng sản phẩm với phân khúc thị trường, bạn vẫn cần có thử nghiệm thực tế, đây sẽ là quãng thời gian thử nghiệm trước khi làm chính thức. Khách hàng tiềm năng sẽ phải được mua sản phẩm thật hoặc được đích thân trải nghiệm dịch vụ. Hãy làm các mẫu dùng thử, tổ chức các hội thảo mini hoặc gửi các tờ rơi, hướng dẫn sử dụng, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm. Tuy nhiên quá trình thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ cũng nên vừa phải, tránh lãng phí.

2.7. Triển khai ý tưởng

Đã đến lúc triển khai ý tưởng của bạn. Với rất nhiều người khởi nghiệp, đây là giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, nếu như bạn đã thực hiện nghiêm túc các bước trước thì không có gì phải lo lắng cả. Mọi thứ sẽ nằm trong kế hoạch và tầm nhìn của bạn, nếu có vấn đề nảy sinh ngoài kế hoạch thì cũng sẽ không quá nghiêm trọng.

Hiện nay có hai thị trường mục tiêu cơ bản là: cá nhân và doanh nghiệp. Ranh giới của hai thị trường này được phân chia rất rõ ràng. Giả sử, bạn đang định bán các sản phẩm thời trang phụ nữ tại một cửa hàng bán lẻ, thị trường mục tiêu của bạn là các khách hàng cá nhân. Còn nếu bạn muốn kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm, đồ dùng văn phòng, thì đối tượng khách hàng của bạn lại là các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nếu bạn điều hành một công ty về dịch vụ in và thiết kế, bạn có thể tấn công cả hai thị trường trên.

Việc tìm kiếm thị trường ngách “niche market” hiện nay không phải là hiện tượng mới nhưng lại là giải pháp cạnh tranh hiệu quả cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không phải doanh nghiệp nào cũng ngay lập tức tìm được lối đi phù hợp nhưng cũng không ít đơn vị đã làm được điều này, thậm chí là trở thành “ông hoàng” trong lĩnh vực của mình. Vậy nên lời khuyên chân thành nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ là hãy cố gắng định vị thị trường ngách hiệu quả để có thể hoạt động hiệu quả lâu dài.

Đọc thêm: 10 câu hỏi cần trả lời khi xác định thị trường mục tiêu

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM