Làm thế nào để xây dựng một website kinh doanh?

Đối với kinh doanh online hiện nay thì bảng xếp hạng tìm kiếm Google hay các phương tiện truyền thông xã hội để phát triển thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm sản phẩm thì họ thường tìm kiếm trên mạng bởi đó là nơi mà họ có thể dễ dàng có được mọi thông tin mà mình mong muốn. Và website chính là nơi đầu tiên khách hàng kiểm tra thông tin về một công ty. Do đó, để tạo ấn tượng tốt, gia tăng cơ hội bán hàng và chiến thắng trong kinh doanh online, bạn cần phải xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp, đồng thời đầu tư cho nó, cập nhật, đổi mới nội dung liên tục để thu hút và thỏa mãn được người dùng.

Đối với một doanh nghiệp, cửa hàng, sự hiện diện của website cũng là một cách tiếp cận thị trường hiệu quả và có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn trong ngành. Hiện nay, với vô số các dịch vụ xây dựng website có mẫu mã và các mức giá cả khác nhau thì để có được một website riêng đặc trưng cho doanh nghiệp của bạn cũng không phải là điều dễ dàng. Sau đây sẽ là các bước quan trọng để bạn xây dựng và duy trì một website phục vụ hữu ích cho quá trình kinh doanh trực tuyến của mình.

1. Xác định mục đích chính của trang web

Một website doanh nghiệp thường phục vụ một trong hai mục đích:

  • Một, đó là không gian để cung cấp thông tin chung về công ty của bạn;
  • Hai, đó là nền tảng trực tiếp cho thương mại điện tử, nói cách khác là nơi để bạn bán sản phẩm trực tiếp.

Nếu bạn không có kế hoạch chấp nhận thanh toán thông qua trang web thì việc cài đặt website sẽ không có gì khó khăn cả. Còn nếu bạn là một nhà bán lẻ hoặc là một nhà cung cấp dịch vụ và muốn cung cấp cho khách hàng các tùy chọn thanh toán ngay trên website, trong đó bao gồm cả thanh toán trực tuyến thì việc cài đặt web sẽ phức tạp hơn, thậm chí bạn sẽ cần phải sử dụng một dịch vụ bên ngoài để nhận thanh toán từ khách hàng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng Sapo Web, tính năng thanh toán đã được tích hợp sẵn trên website, bạn không cần phải mất thêm chi phí để cung cấp thêm tính năng đặt hàng và thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, Sapo Web có đầy đủ các tính năng đáp ứng nhu cầu bán hàng của các shop online vừa và nhỏ đến các nền tảng thương mại điện tử lớn.

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

2. Quyết định tên miền của bạn

Tên miền là một trong những phần quan trọng nhất của website. Đó là phần URL, hay còn gọi là đường link mà bạn chia sẻ với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, là địa chỉ trực tuyến để khách hàng tìm đến. So sánh một cách dễ hiểu, tên miền giống như số nhà của bạn vậy. Và nếu bạn muốn giữ họ quay trở lại trang web của mình, bạn cần phải tạo ra một cái tên miền ấn tượng, dễ nhớ. Tốt nhất là làm cho nó ngắn và rõ ràng.

Ngoài phần tên thì Domain cũng rất quan trọng. Đó là phần hậu tố phía sau mà bạn cần đăng ký như “.net”; “.biz”; “.com”; “.vn”,… Hiện có rất nhiều loại domain khác nhau, mỗi loại lại có mức độ uy tín nhất định, tốt nhất là bạn nên chọn đuôi “.com”.

Sau khi đã chọn được tên miền lý tưởng, bạn cần phải xác nhận xem nó đã có ai sử dụng hay chưa bằng cách kiểm tra miễn phí trên bất cứ trang web tên miền nào, nếu chưa có ai sử dụng thì bạn có thể mua nó thông qua một công ty đăng ký tên miền.

3. Chọn một máy chủ cho Web (hay còn gọi là host)

Mỗi trang web cần có một máy chủ để vận hành. Đó là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu để cho mọi người có thể truy cập vào mọi lúc. Nếu như so sánh tên miền như là số nhà thì host chính là ngôi nhà của bạn. Tùy thuộc vào ngân sách của mình, bạn có thể có những lựa chọn khác nhau. Nếu muốn có một máy chủ web ít tốn kém nhất, bạn sẽ cần phải chia sẻ nó với các trang web khác, điều đó đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động sẽ chậm hơn và nó ảnh hưởng đến nhiều mặt trong quá trình vận hành web, cũng như là quá trình kinh doanh của bạn. Còn nếu bạn có ngân sách lớn hơn, bạn có thể mua hẳn một máy chủ cho riêng website của mình, không phải chia sẻ tài nguyên với bất cứ một website nào khác, tốc độ hoạt động cũng mượt mà hơn rất nhiều. Hiện nay lưu trữ đám mây đang là một giải pháp host được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp cơ bản bởi lẽ nó có tốc độ và khả năng mở rộng tốt, nhưng khả năng bảo mật thì không phải là hoàn hảo.

Tuy nhiên, thay vì tự mình đi thuê host hay mua host với nhiều rủi ro trong quá trình vận hành, bạn nên tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp, có thể kể tới tại Việt Nam như Sapo, Shopify,... Với những nhà cung cấp này, bạn sẽ chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để sở hữu một website hoàn thiện. Không những thế, trong quá trình hoạt động, bạn còn được hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề phát sinh mà không có bất cứ rủi ro nào.

4. Xây dựng trang web của bạn

Một trang web tốt sẽ bao gồm nhiều trang nhỏ hơn, chứ không chỉ là một trang chủ. Chắc chắn rằng bạn cũng sẽ muốn tạo ra nhiều trang dành cho các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, chẳng hạn như một danh mục chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, hoặc một phần thông tin cập nhật blog cho công ty... Đặc biệt là cần có một trang "Giới thiệu" để nói về bạn, và cả trang liên hệ bao gồm càng nhiều thông tin như số điện thoại, địa chỉ email và vị trí địa lý (nếu có),… càng tốt để khách hàng liên lạc khi cần. Điều đó sẽ khiến cho người dùng tin tưởng vì luôn biết rõ ràng họ đang làm việc với ai. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn chưa có logo, hãy thuê ngay một nhà thiết kế đồ họa để làm nó và gắn lên website của mình như một đặc điểm nhận dạng không thể nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh khác trên internet.

5. Thiết lập hệ thống thanh toán

Bước này là không bắt buộc với các loại hình kinh doanh online bình thường nhưng với một trang web thương mại điện tử, nếu muốn cung cấp các tùy chọn để thanh toán trực tuyến, bạn sẽ cần phải tích hợp một hệ thống thanh toán điện tử vào trang web của mình. Cách dễ nhất để làm điều này là thông qua một dịch vụ thanh toán di động hoặc bằng cách sử dụng phần mềm thương mại điện tử. Khi đó, bạn cần có một đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm, hoặc sẽ phải thuê dịch vụ ngoài.

6. Kiểm tra và đưa website đi vào hoạt động

Trước khi đưa site đi vào hoạt động và công bố trước tất cả mọi người thì bạn phải đảm bảo nó đã gần như hoàn hảo, có thể hoạt động mượt mà mọi tính năng trên tất cả các trình duyệt như Internet Explorer, Firefox, Chrome... Mặc dù việc kiểm tra này sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp website hoạt động tốt, ít xảy ra và có thể mang đến cho bạn nhiều lợi nhuận hơn từ sự thỏa mãn của khách hàng.

7. Quảng bá website của bạn

Sau khi đã xây dựng xong trang web, nếu như bạn cứ để yên như thế mà không làm gì cả thì chắc chắn rằng sẽ có rất ít khách hàng tiềm năng biết đến sự tồn tại của bạn. Đó là lý do vì sao lại cần đến việc quảng cáo website trên các phương tiện truyền thông và thăng hạng nó trên các kết quả tìm kiếm từ Google, Bing,… Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có hồ sơ trên Facebook, Twitter,.. thì hãy tạo nó ngay lập tức để khi có bất cứ cập nhập nào, bạn có thể thông báo đi kèm với đường link dẫn đến website của mình.

Đọc thêm: 7 thủ thuật giúp website của bạn nổi bật hơn trên trang tìm kiếm Google

8. Duy trì trang web của bạn

Sau khi đi vào hoạt động, việc duy trì nó cũng quan trọng không kém việc xây dựng lúc đầu vì trong quá trình này có thể sẽ có nhiều lỗi phát sinh, mặt khác, bạn cũng cần thường xuyên làm mới web bằng những bài viết blog về các sự kiện hiện tại, về sản phẩm, về tin tức mới,… để đảm bảo sự thu hút, đảm bảo có thể giữ chân khách truy cập trở lại trang web của mình ở những lần sau. Bạn cũng nên kiểm tra định kỳ trang web và chắc chắn rằng bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất của phần mềm máy chủ. Còn nếu bạn không có thời gian để làm điều này thì hãy giao nó cho một nhân viên có kinh nghiệm đáng tin cậy hoặc thuê riêng một người quản lý trang web của mình.

Bắt đầu kinh doanh online từ một trang web với chi phí đầu tư thấp đang trở thành một xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nó không chỉ giúp bạn có thể khởi đầu kinh doanh không cần nhiều vốn mà còn giúp mang đến một lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn gấp nhiều lần so với những cách tiếp thị truyền thống. Miễn là bạn luôn đảm bảo sự tươi mới và chất lượng, từ nội dung cho đến các vấn đề kỹ thuật, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc "không bán được hàng" dù là hiện tại hay tương lai.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM