Kinh nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn

Trong xu hướng nền kinh tế phát triển với sự bùng nổ của Internet, việc mua sắm đang chuyển dần từ truyền thống sang trực tuyến. Mua sắm trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cả về phía doanh nghiệp và khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận tiện hơn trong quá trình mua bán. Nhưng có một vấn đề đang là trở ngại lớn nhất của mua sắm trực tuyến, đó là sự an toàn.

Do không được trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa cũng như người bán, nên khách hàng thường nghi ngờ về chất lượng của hàng hóa. Vậy trước tiên, để tránh gặp phải những trường hợp xấu, khách hàng cần phải có những kĩ năng khi mua sắm trực tuyến. Sau đây là một số kinh nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn rất hữu ích mà bạn có thể tham khảo.

1. Chọn những website hợp pháp để mua hàng

Hiện nay việc xây dựng một website thương mại điện tử khá dễ dàng, cũng vì thế rất nhiều website lừa đảo, trá hình xuất hiện lan tràn trên mạng Internet. Hãy cảnh giác bằng việc kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của website thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT thuộc Bộ Công Thương. Khi thực hiện mua hàng trên các website này bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi trong suốt quá trình giao dịch.

 muahangqua mang

2. Kiểm tra thông tin người bán và sản phẩm

Trước khi lựa chọn hàng hóa bạn cần xem xét kĩ lưỡng những thông tin về người bán và sản phẩm để tránh gặp phải lừa đảo. Đối với người bán, những thông tin về: tên, giấy phép đăng kí kinh doanh, địa chỉ, các phương thức liên lạc (email, số điện thoại, fax,…),…cần rõ ràng, cụ thể và có thể kiểm tra được. Còn với sản phẩm, những thông tin mô tả về đặc điểm, tính năng,…phải xác thực, hình ảnh minh họa đúng với thực tế. Bạn có thể kiểm tra trực tiếp những thông tin này trên website bán hàng hoặc gián tiếp qua các kênh truyền thông hay cơ quan có thẩm quyền như cơ quan thuế,…

3. Kiểm tra uy tín người bán

Có đôi khi những thông tin về người bán hay sản phẩm mà bạn thấy được không hề đúng với sự thật, trong trường hợp này hãy thử tham khảo kinh nghiệm, ý kiến của người khác. Đó có thể là những người mà bạn quen biết, người có kinh nghiệm mua hàng online. Cũng có thể là ý kiến đánh giá trên mạng tại các diễn đàn, trang xã hội. Đặc biệt là những ý kiến phản hồi của chính khách hàng trên các website mà bạn có ý định mua sắm, đây là những thông tin xác thực nhất để tham khảo. Nhưng bên cạnh đó bạn phải có chính kiến của riêng mình, tránh ba phải, tự gây hoang mang.

4. Tìm hiểu kĩ những quy định, chính sách bán hàng của website

muahangqua mang1

Đây là một bước mà rất nhiều người thường bỏ qua khi mua sắm trực tuyến, và hậu quả là những sai lầm không đáng có. Hãy đọc kĩ các điều khoản liên quan đến bảo vệ thông tin khách hàng, điều khoản giao dịch (phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận đổi trả hàng,…) để hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ bản thân phải thực hiện.

5. Kiểm tra sự an toàn của thiết bị là một kinh nghiệm mua sắm trực tuyến quan trọng

Trước khi tiến hành khai báo thông tin hay thực hiện giao dịch, hãy đảm bảo rằng thiết bị bạn đang sử dụng được an toàn. Đây là một việc rất quan trọng, nếu bạn không làm hoặc làm qua loa có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hãy đảm bảo thiết bị của bạn được bảo mật, không bị cài những phần mềm phá hoại có thể ăn cắp thông tin. Đối với thiết bị không dây, nên kiểm tra việ mã hóa đường truyền để đảm bảo không để bên thứ ba thu thập, can thiệp trái phép thông tin của bạn. Còn nếu bạn không sử dụng thiết bị của mình mà dùng các thiết bị công cộng, cần đăng xuất, xóa lịch sử trình duyệt, cookie,…sau khi hoàn tất giao dịch.

6. Sử dụng phương thức thanh toán an toàn khi mua sắm trực tuyến

Đi kèm với sự phát triển của việc mua sắm trực tuyến là sự ra đời của các hình thức thanh toán. Hiện nay có rất nhiều cách thanh toán khác nhau cho bạn lựa chọn, nhưng hãy lựa chọn phương thức nào đảm bảo an toàn nhất cho chính bạn. Đối với những lần thanh toán đầu tiên hoặc giá trị lớn, không nên chuyển toàn bộ tiền trước khi nhận hàng, mà nên gửi một phần hoặc thanh toán làm nhiều lần. Còn khi bạn thực hiện thanh toán trực tuyến, hãy chắc chắn rằng website đang sử dụng giao thức HTTPS, là sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hoặc TLS cho phép trao đổi thông tin an toàn trên Internet.

kinhdoanhonline4

7. Kiểm tra tài khoản sau giao dịch khi mua sắm trực tuyến

Để việc giao dịch được chắc chắn, tránh những tranh chấp sau này nếu có, hãy kiểm tra lại những thông báo sau khi giao dịch. Bạn có thể sử dụng dịch vụ thông báo thông qua tin nhắn để nắm rõ những giao dịch phát sinh trên tài khoản. Kiểm tra lại tài khoản của mình trên các trang thanh toán, đảm bảo khoản thanh toán và số dư chính xác.

8. Hạn chế chia sẻ thông tin trong môi trường trực tuyến

Luôn thận trọng với những tin quảng cáo, khuyến mãi. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài chính cho những website, email không đáng tin. Đặc biệt không truy cập vào link lạ hay website không an toàn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM