M-Commerce là gì? Làm thế nào để phát triển thương mại di động ngành bán lẻ

M Commerce là khái niệm tương đối quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử, tuy nhiên trên thực tế đây không phải là khái niệm quen thuộc đối với nhiều người cũng như không phải ai cũng hiểu rõ về những khía cạnh đặc biệt của nó. Vậy trên thực tế, M Commerce là gì và làm thế nào để triển khai nó một cách hiệu quả? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. M Commerce là gì?

M Commerce được hiểu là mô hình kinh doanh thương mại di động cho phép các doanh nghiệp, cá nhân phân phối sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại hay máy tính bảng. Đối với chủ kinh doanh, M Commerce cùng E Commerce mang tiềm năng kiếm tiền vô cùng lớn, hỗ trợ tuyệt vời cho mô hình kinh doanh truyền thống. 

m commerce

Cùng với sự phát triển của công nghệ, thương mại di động đang từng ngày phát triển mạnh mẽ hơn trên toàn cầu nhờ những tiện ích vượt trội và thuận lợi tối đa như dễ mang theo, dễ kết nối và đa hỗ trợ,...

M-Commerce có khả năng cung cấp thông tin đến đúng chỗ và đúng thời điểm, mang đến hiệu quả truy xuất thông tin mà người dùng muốn ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu, cùng với đó là khả năng cập nhật thông tin hữu ích nhất theo yêu cầu. 

2. Đặc trưng của M Commerce

Trên thực tế, mục đích chính của M Commerce là đưa sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu tới gần hơn với người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu. Những đặc trưng nổi bật của thương mại di động được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp chủ kinh doanh có thể tận dụng được tiềm năng phát triển của thị trường đặc biệt này.

  • Tính phổ biến: Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khiến M Commerce trở thành một trong những loại hình thương mại được lựa chọn nhiều nhất. Chỉ với một thiết bị di động có kết nối mạng Internet là người dùng đã có thể tìm kiếm thông tin hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào họ muốn mà không phải dựa vào một vị trí cố định nào. 
  • Khả năng tiếp cận: Một trong những lý do khiến M Commerce có tiềm năng vô cùng lớn đó là tần suất sử dụng thiết bị di động của người dùng hiện nay vô cùng lớn. Không đơn thuần chỉ là nghe, gọi, người dùng hiện nay còn sử dụng thiết bị di động như một công cụ để tìm kiếm thông tin và mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn. 
  • Khả năng định vị: Việc nắm được vị trí của người dùng tại một thời điểm có thể giúp giá trị của thương mại di động được tăng lên. Theo đó, chủ kinh doanh có thể cung cấp đầy đủ các ứng dụng, tối ưu trải nghiệm dựa trên vị trí của người dùng. Đó có thể là gợi ý định vị liên lạc với những người ở gần hay một địa điểm vui chơi, tiện ích gần nơi ở,...
  • Tính cá nhân hóa: Thông thường, các thông tin, dịch vụ và ứng dụng trên Internet mà người dùng nhận được có thể được cá nhân hóa dựa trên hành vi, hoạt động tìm kiếm để hiển thị một cách phù hợp và chính xác nhất. Điều này sẽ giúp đảm bảo khả năng cung cấp các thông tin hữu ích và thích đáng đến từng người dùng chuyên biệt.  

3. Tiềm năng của M-Commerce tại Việt Nam

Báo cáo Digital 2020 của We Are Social, Việt Nam có khoảng 68,17 triệu người dùng Internet, chiếm khoảng 70% dân số và lượng người dùng mạng xã hội là khoảng 65 triệu người.

Cùng với đó, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 cho thấy, doanh thu ước tính đạt được từ thương mại điện tử trên nền tảng di động B2C đạt 2,97 tỷ USD và chiếm tới 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. 

mobile commerce

Dịch vụ mua sắm trực tuyến được xem là một trong những lĩnh vực thương mại di động có tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ nhất. Thành công trong lĩnh vực này không thể không kể đến các sản TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,...với lượng người dùng và người bán khổng lồ, ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh qua từng tháng, đặc biệt là các đợt sale giảm giá. 

Các sàn này cũng mở rộng và phát triển thêm nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng bằng các trò chơi thú vị hay những tính năng đặc biệt như livestream, tích hợp các tiện ích đặt hàng,...và phủ rộng thương hiệu của mình trên nhiều kênh truyền thông hơn với những quảng cáo đặc biệt. 

Song song với tiềm năng phát triển các kênh bán hàng online, các dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng được ưa chuộng và thu về lượng người dùng lớn ở Việt Nam. Tính đến nay, thị trường Việt đã có tới hơn 20 ví điện tử đang hoạt động cùng với đa dạng hình thức thanh toán như chuyển khoản, thanh toán thẻ,...

Đặc biệt, bằng việc hiểu rõ nhu cầu của người dùng Việt, các ứng dụng nhắn tin, gọi điện trên các thiết bị di động cũng không ngừng phát triển theo. Không chỉ đơn thuần là một giải pháp nhắn tin, gọi điện thông thường, các ứng dụng này cho phép người dùng sở hữu những tính năng vô cùng hữu ích khác như chia sẻ thông tin, hình ảnh, tệp,...với chất lượng tốt tới người dùng khác như mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin: Facebook, Zalo, Snapchat, Viber,...

4. Tối ưu hoạt động kinh doanh với M Commerce

Cùng với sự phát triển của công nghệ và hành vi tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc hiểu rõ và tối ưu các tính năng và đẩy mạnh M Commerce được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để phủ rộng thương hiệu và kinh doanh hiệu quả hơn. 

4.1 Tối ưu tìm kiếm

Nếu các sàn TMĐT hay mạng xã hội đã có quy chuẩn về trải nghiệm giúp người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm và mua sắm dễ dàng hơn thì với Website của mình bạn cũng hoàn toàn có thể đánh giá dựa trên hành vi và phân tích số liệu khi khách hàng ghé thăm để tối ưu một cách hiệu quả hơn.

Một số trang web và ứng dụng cũng cho phép người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng bằng giọng nói hay hình ảnh, đây là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu của bạn tăng chuyển đổi vô cùng hiệu quả. 

4.2 Chatbot

Một nghiên cứu vào năm 2020 đã chỉ ra rằng, 85% tương tác của khách hàng sẽ được xử lý qua chatbot mà không cần sự hiện diện của con người. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh có thể tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự cũng như đưa ra được những gợi ý phù hợp và chăm sóc khách hàng 24/24.

m commerce

4.3 Kết hợp đa kênh

Bán hàng đa kênh đã không còn là khái niệm xa lạ với chủ kinh doanh. Đây được xem là một trong những yếu tố giúp hoạt động kinh doanh được mở rộng, tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó tăng nhanh doanh thu hiệu quả.

Hiện nay, có đến 50% doanh nghiệp đang sử dụng hình thức bán hàng và truyền thông đa kênh. Tuy việc tối ưu hiển thị và trải nghiệm nhất quán vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng việc kết hợp đa kênh chắc chắn sẽ là giải pháp hữu ích giúp tối ưu hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. 

Đối với việc kết hợp bán hàng đa kênh, việc quản lý chi tiết và đồng bộ tất cả các kênh tại một nơi là yếu tố vô cùng quan trọng. Sapo Omnichannel là giải pháp quản lý bán hàng đa kênh giúp chủ kinh doanh quản lý bán hàng trên tất cả các kênh từ cửa hàng, website, mạng xã hội đến sàn TMĐT.

Với những tính năng đặc biệt, Sapo Omnichannel giúp chủ kinh doanh có thể tối ưu hoạt động bán hàng trên tất cả các kênh, kiểm soát tồn kho, quản lý đơn hàng và đẩy đơn vận chuyển dễ dàng ngay trên một phần mềm. 

4.4 Tối ưu thanh toán

Cùng với nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao và những ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu cầu thanh toán không tiếp xúc cũng theo đó tăng lên bởi những tiện ích mà nó mang lại.

Hiểu rõ điều đó, các ứng dụng mua sắm đã tích hợp đa dạng phương thức thanh toán để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp theo nhu cầu như: thanh toán QR pay, chuyển khoản, thanh toán qua các ví điện tử, tiền ảo,...với tính bảo mật cao. 

Trên đây là những khái niệm quan trọng về M Commerce, Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể tối ưu hoạt động truyền thông và bán hàng hiệu quả trên các kênh. Từ đó phủ rộng thương hiệu và tăng nhanh doanh thu hiệu quả.

Xem thêm: E commerce và S commerce trong dịch chuyển kinh doanh mùa dịch

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM