Thương mại điện tử Việt Nam – miếng mồi “béo bở” nhưng không dễ “nuốt”

Thị trường thương mại điện tử luôn được đánh giá là “mỏ vàng” với các nhà đầu tư. Hàng loạt các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước đều “nhảy” vào để đạt được lợi ích cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng đơn vị đạt được thành công không nhiều, 60% cửa hàng thời trang online chết yếu trong 6 tháng đầu và thêm 20% mất tích nữa trong 6 tháng tiếp theo.

Kinh doanh online trực tuyến ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng bởi thương mại điện tử mới bắt đầu nhem nhóm. Bizweb sẽ giúp các bạn nhận ra những khó khăn khi làm thương mại điện tử tại Việt Nam trước khi quyết định tham gia vào thị trường này.

thương mại điện tử việt nam

1. Thị phần nhỏ bé

Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin năm 2013, tổng số lượng người dùng Internet Việt Nam đạt khoảng 36 triệu người, trong đó có gần 18 triệu người dùng đã từng truy cập vào các website thương mại điện tử (chiếm 43% lượng người dùng Internet) nhưng lượng người hoàn thành cả quá trình giao dịch quá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 18% số đó (3,2 triệu).

Trong đó người dùng truy cập vào website thương mại điện tử phần lớn để tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa và tham khảo giá, nơi bán. Số ít trong đó có tham gia giao dịch trực tuyến. Số người đã từng tham gia đặt hàng và thanh toán online là khoảng  800.000  người. Lượng giao dịch online trung bình trên mỗi đầu người là 8 giao dịch/năm. Giá trị trung bình mỗi giao dịch dao động trong khoảng 150.000VNĐ đến 200.000VNĐ.

thương mại điện tử việt nam

Tần suất sử dụng Internet cho các hoạt động của người Việt

Nếu xét về doanh số, tại Việt Nam rất khó thống kê chính xác nhưng theo ước tính năm 2013 của Cục thương mại điện tử, con số này đạt khoảng gần 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên đây chỉ là khảo sát 781 người có sử dụng Internet tại hai thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nên độ chính xác không cao. Khi chia trung bình cả nước, chỉ đạt khoảng hơn 1 tỷ USD. Đem so với các cường quốc thương mại điện tử trên thế giới như Mỹ (343 tỷ), Nhật (127 tỷ), Anh (124 tỷ) và Trung Quốc (110 tỷ) thì thị trường Thương mại điện tử thật quá nhỏ bé.

Chính vì vậy làm hàng hóa thiếu nguồn ra, ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Bên cạnh đó, việc triển khai chương trình thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn khách hàng. Phải rất thận trọng để đưa ra mô hình phục vụ phù hợp với phân khúc khách hàng lựa chọn.

Nguyên nhân:

Thói quen mua hàng

- Mua hàng tại chợ: Các gia đình ở Việt Nam vẫn luôn có tâm lý ra cửa hàng, chợ, siêu thị để mua những đồ dùng thiết yếu như đồ gia dụng, thời trang, đồ công nghệ. Thói quen thích nhìn tận mắt, sờ tận tay đã ăn sâu vào tâm lý người Việt bởi họ nghĩ rằng chỉ có như vậy mới đảm bảo được chất lượng. Cuộc sống tại Việt Nam chưa công nghiệp hóa đến mức quá bận rộn để click mua hàng trên mạng. Ngay cả ở những thành phố lớn như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, dù công nghệ phát triển mạnh mẽ, sức ép từ công việc nhưng hình thức mua bán trực tuyến vẫn không quá phổ biến.

- Thói quen thanh toán bằng tiền mặt: Tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu trong các giao dịch mua bán trực tuyến, chiếm 74%; 41% số người được hỏi cho biết có chọn hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ thanh toán chiếm 11%.

thương mại điện tử việt nam 2

Người dân vẫn chủ yếu quen với hình thức trả tiền trực tiếp

 

Niềm tin của người tiêu dùng

Người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chưa đặt niềm tin vào mua sắm trực tuyến, họ vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm với các hình thức kinh doanh trên mạng. Thực tế có rất nhiều khách hàng phản ánh rằng sản phẩm của họ nhận được khác xa với những gì họ nhìn thấy trên website, do vậy niềm tin vào thương mại điện tử cũng bị lung lay.

Theo kết quả khảo sát của cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, có tới 59% người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến vì lý do khó kiểm định chất lượng hàng hóa, những thông số của sản phẩm được quảng cáo trên website không đúng với thực tế. Hay lý do không tin tưởng người bán (41%); lý do không có đủ thông tin để người mua ra quyết định mua (38%),...

thương mại điện tử việt nam 3

Lý do người dân không tham gia mua sắm trực tuyến

Bên cạnh đó, những thông tin về hành vi lừa đảo qua mạng liên tục xuất hiện trên báo chí. Điển hình như vụ việc MB24 (muaban24) núp dưới danh nghĩa thương mại điện tử để kinh doanh theo mô hình đa cấp, thiết lập các gian hàng ảo chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng của người tiêu dùng phục vụ lợi ích riêng khiến khách hàng hiểu sai về thương mại điện tử. Những người cầm đầu bị bắt, công ty phải đóng cửa nhưng MB24 để lại tác động tiêu cực tới tâm lý người dùng với hoạt động thương mại điện tử.

 2. Hạ tầng thanh toán

Thực tiễn cho thấy thanh toán điện tử luôn là một điều kiện cần của thương mại điện tử. Thương mại điện tử khó có thể phát huy hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Theo báo cáo thương mại điện tử hàng năm, hệ thống thanh toán thương mại điện tử yếu kém tại Việt Nam được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với sự phát triển thương mại điện tử trong nước. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu.

Tại Việt Nam, thanh toán qua thẻ còn quá ít, thẻ chủ yếu dùng để nhận lương và rút tiền tại ATM. Trong số 72 triệu thẻ ATM phát hành, chỉ có 50% là có người sử dụng thực. Trong đó chỉ có 10% là đăng kí giao dịch trực tuyến, chiếm khoảng 3 triệu thẻ. Ngoài ra các bước thanh toán qua Internet banking rắc rối, không nhất quán giữa các ngân hàng, chi phí giao dịch quá cao. Hình thức thanh toán chưa đa dạng, cơ chế hoàn tiền còn chậm, không rõ ràng; hành lang pháp lý lỏng lẻo cũng chính là những yếu tố kìm hãm sự phát triển thương mại điện tử Việt Nam.

3. Dịch vụ giao nhận

Một trong những yếu tố khiến thương mại điện tử Việt Nam gặp khó khăn đó là chưa có đơn vị thứ 3 thực sự chuyên nghiệp để đảm bảo tốt dịch vụ giao nhận mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Hiện nay mới chỉ có một số công ty giao nhận phát triển mạnh tại Việt Nam như: Giaohangnhanh.vn; giaohangso1.vn; shipchung.vn; nhanh.vn; giaohangtietkiem.vn; giaohang30s.vn;...

Tuy nhiên hầu hết các shop online hay đơn vị làm thương mại điện tử đều phải xây dựng một đội ngũ giao nhận riêng để nắm quyền chủ động trong việc kiểm soát và điều phối hiệu quả chất lượng phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó do lãnh thổ Việt Nam trải dài cùng với việc tổ chức đội ngũ giao nhận khiến chi phí giao nhận rất cao. Khách hàng khi mua một món đồ phải gánh trên mình 2-3 loại phí khiến chi phí sản phẩm tăng lên cao.

Như vậy có thể thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tồn tại rất nhiều khoảng trống, thách thức. Việc thay đổi thói quen của người dân, cơ chế chính sách không phải là việc trong “ngày một, ngày hai” có thể thay đổi được.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM