Những kỹ năng cần trang bị của 1 nhân viên nhắc nợ qua điện thoại

Nhắc nợ qua điện thoại là một công việc đặc thù, chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật cũng như đòi hỏi nhiều nghiệp vụ và kỹ năng mềm. Qua bài viết dưới đây, Sapo sẽ chia sẻ 5 kỹ năng cần thiết để trở thành 1 nhân viên nhắc nợ qua điện thoại xuất sắc. 

1. Nhắc nợ qua điện thoại là gì

Nhắc nợ qua điện thoại là 1 khâu thiết yếu trong quá trình quản lý công nợ của doanh nghiệp. Đây được hiểu là giải pháp mà chủ kinh doanh hoặc nhân viên gọi điện thoại cho khách hàng để nhắc nhở về những khoản tiền hoặc tài sản mà khách hàng phải trả khi đến hạn, quá hạn theo hợp đồng

Nhắc nợ qua điện thoại là gì
Nhắc nợ qua điện thoại là gì

Mô tả công việc nhân viên nhắc nợ qua điện thoại: 

  • Gọi điện thoại, nhắc nhở khách nợ đến hạn thanh toán trả nợ, đảm bảo KPI cuộc gọi và KPI nhắc nợ định kỳ. 
  • Theo dõi, lập báo cáo định kỳ các trường hợp quá nợ cần thu hồi công nợ
  • Định kỳ cập nhật tình trạng và dữ liệu về các cuộc gọi
  • Báo cáo nhanh các tình huống gian lận khi nhắc nợ cho cấp trên để kịp thời xử lý

Nhắc nợ qua điện thoại được xem là công việc tương đối hiệu quả bởi khả năng tối ưu chi phí hơn so với các giải pháp nhắc nợ khác như gửi email, tin nhắn hay gặp trực tiếp và tỷ lệ tương đối cao.

Xem thêm: Những lưu ý khi thu hồi nợ qua điện thoại

2. Những kỹ năng cần có của 1 nhân viên nhắc nợ qua điện thoại

Kỹ năng đánh giá toàn diện về khách nợ

Đánh giá toàn diện về khách nợ là kỹ năng đầu tiên mà một nhân viên nhắc nợ cần phải có. Khi cần sự trợ giúp của dịch vụ nhắc nợ qua điện thoại, đó thường là nợ khó đòi và nợ thời gian dài. Bởi vậy trong thời gian đó, khách nợ thường có những thay đổi nhất định về hoạt động và tổ chức… Chính vì thế, để có thể tiến hành thu nợ thành công, nhân viên phải có kỹ năng đánh giá, phân tích toàn diện về khách nợ ở mọi khía cạnh như:

  • Tình hình sản xuất, kinh doanh.
  • Cơ cấu tổ chức trước, trong và sau khi phát sinh công nợ
  • Quy mô sản xuất, hoạt động của khách nợ.
  • Lĩnh vực hoạt động chính.
  • Các đối tác làm ăn mà khách nợ đang tiến hành hợp tác.
  • Mọi thông tin xung quanh khách nợ
  • Và các vấn đề khác liên quan khách nợ mà khách hàng biết.

Sau khi nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan tới khách nợ, nhân viên nhắc nợ cần phải đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình hình của khách nợ từ đó đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu cùng khả năng thanh toán của khách nợ.

Kỹ năng đàm phán, thăm dò thái độ khách nợ

Kỹ năng tiếp theo mà bất cứ nhân viên nhắc nợ qua điện thoại nào cũng cần phải trang bị cho mình đó là kỹ năng phán đoán, thăm dò thái độ của khách nợ. Để thăm dò thái độ của khách nợ, 1 nhân viên chuyên nghiệp, kỹ năng tốt sẽ không thực hiện ngay các biện pháp, nghiệp vụ để nhắc nợ mà sẽ có những hoạt động thăm dò thái độ của họ như: Gửi email, gọi điện thoại nhắc nhở, sử dụng biện pháp nghiệp vụ, xác minh, điều tra thông tin,… Khi đã nắm rõ thái độ và tâm lý của khách nợ, nhân viên nhắc nợ có những điều chỉnh phù hợp. Vì thế quá trình nhắc nợ qua điện thoại sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. 

Nhân viên nhắc nợ cần trang bị kỹ năng giao tiếp

Đây được xem là kỹ năng quan trọng và không thể thiếu. Do gọi điện trực tiếp với khách nợ nên đòi hỏi chúng ta cần phải giao tiếp làm sao để khách nợ giữ được tâm lý thoải mái từ đó họ sẽ dễ dàng trao đổi thông tin về khoản nợ đó, cũng như tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của họ.

Xem thêm: Cách giao tiếp với khách hàng thông minh và hữu dụng

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng ứng xử

Ứng xử thông minh là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với những nhân viên nhắc nợ qua điện thoại. Nếu trong trường hợp khách nợ không có thái độ hợp tác, cố tính không muốn làm việc lúc này nhân viên thu nợ cần phải ứng xử khéo léo, đề nghị khách nợ cho biết lý do không thể gặp và làm việc được ngay lúc đó.

Từ đó, nhân viên nhắc nợ cần phải nhận định, xem xét xem lý do mà khách nợ đưa ra có hợp lý và thuyết phục không. Trong trường hợp nếu thấy lý do không hợp lý, thiếu cơ sở nhân viên thu nợ cần phải thể hiện thái độ cứng rắn, dứt khoát để đề nghị được làm việc với khách nợ ngay.

Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng ứng xử

Khi thực hiện công tác đòi nợ, nhân viên đó cần phải khéo léo, nhẹ nhàng thể hiện thiện chí với những khách nợ lịch sự, tôn trọng. Còn với những khách nợ không có thái độ hợp tác, thiếu tôn trọng cần phải có thái độ dứt khoát, cương quyết.

Trên đây là những kỹ năng mà 1 nhân viên thu hồi nợ qua điện thoại cần trang bị để hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu chi phí, nhà bán hàng có thể tham khảo các ứng dụng thu hồi nợ, nhắc nợ trên điện thoại đang thịnh hành hiện nay. Trong đó, Sapo 365 ra đời để cung cấp giải pháp giúp “chuyên nghiệp hóa” quá trình kinh doanh online từ bán hàng, vận đơn đến quản lý công nợ khiến việc vận hành trở nên dễ dàng, trơn tru. Đặc biệt, không cần bỏ ra bất kỳ chi phí nào mà bạn vẫn có thể sở hữu “siêu ứng dụng” tích hợp nhiều tính năng thời thượng, nổi bật này. Hãy tải ngay App Sapo 365 - Ứng dụng quản lý công nợ và bán hàng online miễn phí. 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM