Cách lập kế hoạch kinh doanh giày để khởi nghiệp thành công hơn

Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh lại có những hướng đi khác nhau để phát triển và nếu không có một kế hoạch được hoạch định rõ ràng trước khi bạn bước đi, sớm muộn bạn sẽ rơi vào thế bí, lạc lõng và không có lỗi thoát. Kinh doanh giày dép online cũng không ngoại lệ, đặc biệt là hiện nay, lĩnh vực giày dép đang có sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Nếu không có hướng đi đúng đắn, thất bại sẽ là điều tất nhiên.

kế hoạch kinh doanh giày

Cách lập kế hoạch kinh doanh giày để khởi nghiệp thành công hơn

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, việc cần làm đó là bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh. Để lập kế hoạch kinh doanh giày hoàn chỉnh, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau trong bản kế hoạch của mình:

1. Mục tiêu trong kinh doanh giày của bạn là gì?

Mục tiêu trong quá trình kinh doanh của bạn có nghĩa là những gì bạn sẽ đạt được khi kinh doanh. Bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, càng cụ thể càng dễ thực hiện và đánh giá hiệu quả, bạn có thể định lượng về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm. Sau đó, bạn cần đưa ra cách thức đánh giá hiệu quả ví dụ như về doanh thu, lợi nhuận hàng tháng, số lượng đơn hàng/ngày, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu thị phần,… sau thời gian bao nhiêu thì đạt được mức nào… Những mục tiêu này cần thông minh, cụ thể, có thể đạt được và đo lường, thực tế và có thời hạn rõ ràng.

2. Điều gì làm bạn khác biệt?

Thế giới kinh doanh rất rộng lớn và các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng nhiều như nấm sau mưa, nhưng không phải đơn vị nào cũng tồn tại được và thành công. Cùng một thị trường mục tiêu, có hàng chục, hàng trăm đơn vị khác cũng có sản phẩm tương tự như bạn, thậm chí, có những shop có tiếng lâu hơn, có địa điểm đẹp hơn và dịch vụ của họ còn được đầu tư và đánh giá cao rồi. Giờ bạn bắt đầu chen chân vào một thị trường chật chội, vậy bạn sẽ làm thế nào để tạo ra điểm khác biệt cho mình? Hay nói cách khác đó chính là thế mạnh cạnh tranh của bạn.

kế hoạch kinh doanh giày

Đầu tiên, bạn cần trang bị cho mình “vũ khí” trước khi ra trận, đó là kiến thức và hiểu biết về những đối thủ chính trên thị trường của mình, điều này sẽ cần bạn mất thời gian và công sức để nghiên cứu và thu thập dữ liệu để lập kế hoạch kinh doanh giày. Bạn hãy tập trung vào những gì đối thủ đã và đang làm, cách họ vận hành doanh nghiệp, cách họ tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng...

Bạn cũng rất cần phải trải nghiệm thực tế dịch vụ và sản phẩm của họ, trao đổi với những khách hàng cũ và tìm kiếm trên Internet để nắm được rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Càng có trong tay nhiều thông tin về đối thủ, bạn càng có nhiều cơ hội tìm ra điểm khác biệt cho mình. Đôi khi, mình khó có thể chạy đua về điểm mạnh với đối thủ thì điểm mạnh của mình sẽ được xây dựng trên điểm yếu của họ.

Ví dụ như về giá cả của các đôi giày, bạn chỉ là một cửa hàng nhỏ nên khó có thể cạnh tranh về giá thì việc cạnh tranh về chế độ bảo hành, dịch vụ chăm sóc sẽ giúp bạn ghi điểm nhiều hơn trong mắt khách hàng.

3. Ai là khách hàng mục tiêu của bạn?

Nếu câu hỏi này bạn không trả lời được thì đừng kinh doanh nữa. Cũng giống như việc viết bài thì phải hướng đến người đọc là ai thì kinh doanh cũng vậy, bạn bán giày hướng đến những đối tượng nào, ai sẽ là khách hàng mục tiêu chính của bạn.

Ví dụ, bạn lựa chọn kinh doanh giày VNXK thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là chị em công sở, bà mẹ nội trợ, hay nếu kinh doanh giày dép giá rẻ, đối tượng chính sẽ là học sinh, sinh viên. Đối tượng sẽ phù hợp với loại hình giày dép mà bạn lựa chọn kinh doanh. Nếu bạn áp sai đối tượng, bạn sẽ hình dung kiểu như bạn đang mỏi miệng quảng cáo bán thịt cho người ăn chay cả.

4. Vốn liếng sẽ được phân chia như thế nào?

kế hoạch kinh doanh giày

Bạn có bao nhiều vốn để bắt đầu kế hoạch kinh doanh giày? Với mỗi số vốn tương ứng, bạn sẽ có cách phân bổ nguồn lực tài chính khác nhau. Ví dụ như bạn sẵn sàng bỏ ra 300 triệu để kinh doanh thì nên đầu tư ở mức nào, dành cho nhập hàng, chi phí mở cửa hàng, chi phí khai trương, marketing… Nhưng nếu bạn chỉ có 10 triệu đồng thì sao? Bạn vẫn hoàn toàn có thể bắt đầu ước mơ có được  một cửa hàng giày cho riêng mình bằng cách bán hàng online, chắt chiu từng đồng để nhập hàng và kinh doanh. Những đầu mục phân chia ngân sách, bạn cần liệt kê đầy đủ, cụ thể và đảm bảo rằng sẽ có một khoản nhất định để duy trì hoạt động của shop trong một thời gian nào đó, đủ để nó tự nuôi nó, sau đó là sinh lời.

5. Bạn sẽ phát triển công việc kinh doanh của mình ra sao?

Giả sử mọi thứ đã sắp xếp đâu ra đấy, việc của bạn bây giờ chỉ là bắt đầu bán hàng mà thôi. Nhưng bạn sẽ bán như thế nào? Tìm kiếm khách hàng ra sao? Tiếp cận họ như thế nào? Làm sao để họ mua ngay hàng của mình và quay lại trong những lần mua hàng tiếp theo?... Cụ thể cách bạn có thể bán được hàng, càng nhiều cách thức, càng nhiều kênh bán hàng càng tốt. Điều đó sẽ gia tăng cơ hội bán hàng cho bạn, nhưng bạn cũng cần phải khảo sát và thẩm định các kênh phù hợp, tránh đổ dồn lực vào những kênh không mang lại hiệu quả.

Trong kế hoạch kinh doanh giày, bạn cũng cần đưa ra các mốc phát triển, ví dụ như ban đầu sẽ  bán hàng trên Facebook, phát triển fanpage, thu hút khách hàng bằng cách đăng trong các nhóm sau đó là tiến hành làm website bán hàng, chăm chút và phát triển traffic, lượng đơn hàng, sau đó là tiến tới mở cửa hàng và phát triển các đại lý… Bạn muốn phát triển công việc kinh doanh của mình ra sao thì hay vẽ đường cho nó chạy theo. Với một số gợi ý về cách lập kế hoạch kinh doanh giày dép trên đây, hi vọng bạn sẽ có thêm được những giá trị bổ ích phục vụ kinh doanh thành công ngoài mong đợi.

Xem thêm: Gợi ý các mối lấy sỉ giày dép ở đâu giá tốt
Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM