Website thương mại điện tử là gì? 10 điều cần biết về web TMĐT

Bạn đang bắt đầu nhen nhóm kế hoạch xây dựng trang website thương mại điện tử và bán hàng trên đó? Bạn muốn tìm hiểu website thương mại là gì, những điều cần biết khi thiết kế web thương mại điện tử và cách kinh doanh TMĐT thành công? Tất cả những băn khoăn đó sẽ được Blog Sapo giải đáp trong bài viết dưới đây, đừng bỏ qua nhé!

1. Tổng quan về tình hình phát triển của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam 2022 - 2023

Cục thương mại điện tử và kinh tế số vừa công bố Báo cáo hoạt động Thương mại điện tử Việt Nam 2023. Theo đó, trong những năm qua ngành thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt 20.5 tỷ USD trong năm 2023 (tăng 25% so với năm trước đó).

Báo cáo không chỉ dự đoán điểm sáng trong phát triển kinh tế số, các số liệu thống kê còn cho thấy rõ tiềm năng phát triển rất lớn của ngành TMĐT. Ước tính Việt Nam có khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến (chiếm khoảng 74% dân số), giá trị mua sắm mỗi người ước đạt 300-320 USD (cao hơn 12-32 USD so với năm 2022).

Một số loại hàng hóa và dịch vụ được ghi nhận số lượng người mua sắm trực tuyến nhiều nhất là: Quần áo, giày dép, mỹ phẩm (chiếm khoảng 76%), đồ dùng gia đình (chiếm khoảng 67%), thiết bị công nghệ và điện tử (chiếm khoảng 61%), sách, quà tặng và hoa (chiếm khoảng 53%)…

Đại diện Sapo tham gia “Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2023
Đại diện Sapo tham gia “Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2023. (Ảnh: Sapo.vn)

Trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) 2023, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng khẳng định ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới, đặt trong bối cảnh nền kinh tế sau dịch và làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới.

Ông Dũng cũng nhấn mạnh, khi AI được xem là xu hướng phát triển tất yếu, thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023.

2. Website thương mại điện tử là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT: 

“Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”

Tìm hiểu khái niệm website thương mại điện tử
Tìm hiểu khái niệm website thương mại điện tử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiểu một cách đơn giản, các website được thiết lập và vận hành, có thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến thương mại như: giao dịch bán hàng, giới thiệu/trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ/công ty, quảng cáo, giao dịch hợp đồng... đều là hình thức website thương mại điện tử.

3. Các loại website thương mại điện tử

Tìm hiểu website thương mại điện tử chúng ta không thể bỏ qua các loại website TMĐT hiện có. Thực tế, có nhiều cách phân loại website của ngành thương mại điện tử như phân theo ngành hàng, quy mô, hình thức sở hữu, mục tiêu khách hàng… nhưng phổ biến hơn cả là phân chia theo chức năng của nó.

Các loại website thương mại điện tử
Các loại website thương mại điện tử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo đó có 2 loại website thương mại điện tử chính là website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Cụ thể:

  • Website thương mại điện tử bán hàng: Đặc điểm cơ bản của website thương mại điện tử này là được xây dựng bởi một tổ chức hay cá nhân với mục đích phục vụ cho hoạt động bán hàng mà không thông qua bất kỳ kênh phân phối trung gian nào. Website này chỉ bán một loại hàng hóa/ một lĩnh vực hàng hóa của người bán.
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Đây là các trang website được thiết lập bởi các tổ chức, thương nhân để giúp các cá nhân, tổ chức thương nhân khác tiến hành hoạt động thương mại trên đó. Khác với website thương mại điện tử bán hàng, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cung cấp nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ hơn.  

Dù là website thương mại điện tử gì thì đã tham gia vào sân chơi chung của thương mại điện tử, chúng ta nên hiểu về các mô hình hoạt động của chúng. 

Sapo Web là đơn vị thiết kế website thương mại điện tử uy tín được +190,000 khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

  • +400 giao diện responsive đẹp mắt.
  • Tối ưu SEO to 1 và quảng cáo hiệu quả.
  • Hỗ trợ checkout nhanh chóng.

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

4. Các mô hình thương mại điện tử phổ biến

Hiện nay tại Việt Nam có 4 mô hình thương mại điện tử phổ biến, đó là:

4.1. Mô hình thương mại điện tử B2B

B2B (Business to Business) được hiểu là mô hình kinh doanh TMĐT giữa Doanh nghiệp & Doanh nghiệp. Mô hình B2B thường phục vụ giao dịch thương mại điện tử giữa các Nhà sản xuất, Nhà cung ứng, Nhà phân phối, Đại lý, các công ty/doanh nghiệp với nhau. Thông thường, giá trị của một giao dịch trên mô hình B2B thường dựa trên giá sỉ, giá đại lý mà không thực hiện các giao dịch bán lẻ.

Một số lĩnh vực ứng dụng mô hình trang web TMĐT B2B có thể kể đến như:

  • Các website cung cấp dịch vụ marketing, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp khác
  • Các website cung cấp hạ tầng điện tử: internet, nền tảng, ứng dụng, hệ điều hành, máy chủ... cho các doanh nghiệp khác
  • Các website cung cấp phần mềm quản lý, phần mềm điều hành, phần mềm kế toán... cho các doanh nghiệp khác
  • Các website là Nhà sản xuất cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho các doanh nghiệp là các đại lý phân phối tại từng khu vực
  • Mô hình website thương mại điện từ B2B thường được biết đến nhiều nhất hiện nay như: Amazon, Taobao, Alibaba,...

4.2. Mô hình thương mại điện tử B2C

Một trong số những mô hình TMĐT phổ biến và được nhiều người biết đến nhất hiện nay đó chính là mô hình B2C.

B2C (Business to Customers) là hình thức thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp & Người tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản rằng các doanh nghiệp trao đổi, buôn bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho người tiêu dùng trên thị trường thông qua kênh website trực tuyến TMĐT.

Trang web thương mại điện tử mô hình B2C. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khách hàng của mô hình B2C chủ yếu là những khách hàng cá nhân, chỉ có nhu cầu mua sản phẩm để trực tiếp sử dụng nên giá trị các đơn hàng thường nhỏ lẻ.

Một số ví dụ về các trang web thương mại điện tử vận hành theo mô hình B2C nổi tiếng hiện nay: Thế giới di động,  Bách hóa xanh, Lazada, Shopee...

4.3. Mô hình thương mại điện tử C2C

Mô hình TMĐT C2C (Customers to Customers): là hình thức thương mại điện tử giữa các Cá nhân & Người tiêu dùng. Đây là sàn website cho phép các khách hàng tự do giao dịch với nhau thông qua các điều khoản của một chủ đầu tư (doanh nghiệp) đứng giữa.

Tiêu biểu cho loại hình thương mại điện tử này phải kể đến các bên như: chotot.com, raovat.net, nhattao.com...

4.4. Mô hình thương mại điện tử B2G

B2G (Business to Government) là mô hình thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp với Chính phủ (khối tổ chức hành chính công Nhà nước). Hình thức hoạt động của mô hình này còn được hiểu đơn giản là sử dụng internet cho việc mua bán công, các thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới Chính phủ. 

Các chính sách mua bán trên website TMĐT B2G luôn được đảm bảo tính minh bạch trong suốt quá trình mua bán.
Tuy nhiên, so với các mô hình TMĐT khác, B2G tại Việt Nam chưa thực sự  phổ biến bởi hệ thống mua bán của chính phủ chưa được đầu tư & phát triển.

5. Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử

Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã nêu chi tiết các nguyên tắc trong hoạt động thương mại điện tử. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà các các thương nhân, cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động bán hàng trên website thương mại điện tử cần tuân thủ.

Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nguyên tắc được liệt kê trong nghị định này bao gồm:

  • Nguyên tắc 1: Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

  • Nguyên tắc 2: Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử.

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

  • Nguyên tắc 3: Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

  • Nguyên tắc 4: Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó (được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác (được bổ sung bởi điểm b Khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

6. Các bước xây dựng website thương mại điện tử

Xây dựng website thương mại điện tử là công việc khá phức tạp, trải qua nhiều bước cơ bản như:

Các bước xây dựng website thương mại điện tử
Tìm hiểu các bước xây dựng website thương mại điện tử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Bước 1 - Xác định mục tiêu và lựa chọn thị trường: Lúc này, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm hay dịch vụ muốn bán. Kết hợp với đó, bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường để hiểu khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Bước 2 - Lựa chọn mua tên miền và hosting: Lựa chọn tên miền phù hợp với thương hiệu cũng như dịch vụ lưu trữ web (hosting phù hợp với nhu cầu).
  • Bước 3 - Chọn nền tảng thương mại điện tử: Bạn có thể lựa chọn nền tảng thương mại điện tử có sẵn phù hợp hoặc tự phát triển một nền tảng riêng.
  • Bước 4 - Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng: Tạo giao diện trực quan và dễ sử dụng cho trang web của bạn, đảm bảo web có thiết kế responsive phù hợp với các thiết bị di động.
  • Bước 5 – Phát triển website thương mại điện tử: Ở bước này, bạn cần đảm bảo việc phối hợp với đơn vị phát triển website diễn ra suôn sẻ, thường xuyên cập nhật tiến độ dự án theo kế hoạch đã thống nhất hoặc điều chỉnh trong quá trình triển khai. Trong quá trình phát triển website thương mại điện tử, doanh nghiệp cũng cần làm việc với các đơn vị thanh toán và vận chuyển cung cấp dịch vụ cho website đang xây dựng.
  • Bước 6 – Hoàn thành các thủ tục pháp lý: Đây là bước quan trọng đảm bảo website thương mại điện tử hoạt động đúng với quy định pháp luật, tránh những rắc rối khi vận hành, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và khách mua hàng.

7. Kinh doanh trên website thương mại điện tử cần đăng ký/ thông báo trang web với Bộ Công Thương 

Có một sự thật rằng hầu hết các nhà kinh doanh buôn bán, đặc biệt là hình thức kinh doanh online đều đặc biệt "ngại" trước những thủ tục đăng ký hành chính công. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự ngại ngần này, chẳng hạn như "ngại" tốn chi phí đăng ký, "ngại" phiền phức, "ngại" vì không biết thủ tục đăng ký, hoặc cố tình không muốn đăng ký vì một vài lý do "khó nói" nào đó...

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng một khi bạn thật sự coi việc kinh doanh trên website thương mại điện tử là một công việc lâu dài và muốn phát triển nó bền vững, hãy đăng ký website với Bộ Công Thương càng sớm càng tốt.

đăng ký website thương mại điện tử với bộ công thương

Doanh nghiệp cần Đăng ký/ Thông báo website thương mại với Bộ Công Thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số lý do cho biết vì sao bạn nên đăng ký, thông báo website TMĐT với Bộ Công Thương:

  •  Tuân thủ theo Pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền lợi: Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo/ đăng ký với Bộ Công Thương. Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/ thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
  • Gây dựng được niềm tin nơi khách hàng: Các website được xác nhận là đã đăng ký/ thông báo với Bộ Công Thương đồng nghĩa với việc đây là các trang web được xác nhận minh bạch về các thông tin của doanh nghiệp (giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ/thông tin liên hệ, mặt hàng kinh doanh...) Khách hàng sẽ tránh được các website lừa đảo hoặc có hành vi kinh doanh trái pháp luật.
  • Xây dựng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường

Xem thêm: Đăng ký website với Bộ Công Thương và những điều cần biết

8. Xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp cần chú ý những gì?

Mục tiêu của việc xây dựng website thương mại điện tử không chỉ là tạo ra một trang web với giao diện hấp dẫn, thu hút; mà còn phải đảm bảo cấu trúc website được thiết kế chuẩn seo, các điều hướng thích hợp giúp tăng tương tác và dẫn dắt khách hàng tiềm năng vào trang web bán hàng của bạn.

Cho dù quá trình thiết kế website TMĐT bán hàng được diễn ra bằng cách nào, mục tiêu cuối cùng của chúng ta là đảm bảo website được hoạt động một cách ổn định và thúc đẩy hành vi mua hàng, tăng doanh thu cho cửa hàng một cách hiệu quả.

Cách xây dựng website thương mại điện tử bán hàng

Amazon là một ví dụ về website thương mại điện tử được xây dựng hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là các yếu tố bạn cần chú ý để xây dựng website thương mại điện tử bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả:

  • Lựa chọn giao diện website thương mại điện tử hấp dẫn, phù hợp lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
  • Ưu tiên lựa chọn các website có cấu trúc chuẩn seo
  • Sắp xếp các trang danh mục, trang sản phẩm, trang bài viết... điều hướng rõ ràng
  • Vị trí đặt các nút CTA kêu gọi hành động thông minh và tự nhiên
  • Đừng quên sử dụng hình ảnh minh họa chất lượng cao cho bài viết/ sản phẩm trên website của bạn
  • Cài đặt các tiện ích/ứng dụng hỗ trợ cho website của bạn: Đặt hàng tự động, tự động tích hợp các đơn vị vận chuyển, thanh toán online, tiện ích đánh giá & nhận xét của người dùng,...

Xem thêm: 5 sai lầm cần tránh khi thiết kế trang web thương mại điện tử

9. Chi phí thiết kế website thương mại điện tử

Và hiển nhiên, bất kỳ ai cũng đều muốn sở hữu một trang web TMĐT bán hàng trực tuyến trọn gói từ A - Z đầy đủ các tính năng hỗ trợ tối ưu với một mức giá ưu đãi, hợp lý.
Hiện nay trên thị trường các công ty thiết kế website chuyên nghiệp ra đời ngày càng nhiều, kéo theo đó là các dịch vụ cung cấp kèm theo báo giá dịch vụ đa dạng khác nhau. Trong đó có 2 loại hình dịch vụ xây dựng website thương mại điện tử bán hàng phổ biến nhất, đó là:

  • Dịch vụ làm website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến trọn gói
  • Dịch vụ làm website thương mại điện tử bán hàng theo yêu cầu

thiết kế website trọn gói là gì

Để giúp bạn có những cái nhìn tổng quan hơn về các hạng mục trong gói thiết kế website TMĐT cũng như mức giá tương ứng trên thị trường, sau đây là những tiêu chí mà các đơn vị thiết kế website thường dùng để tính chi phí cho một dự án làm web TMĐT:

  • Chi phí cấu thành cơ bản: Để cấu thành lên một website bán hàng trực tuyến, có 3 loại chi phí cố định bạn cần đầu tư: Phí mua tên miền (domain), phí thuê hosting, phí thiết kế web
  • Chi phí cài đặt module tính năng cơ bản và nâng cao: Quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, quản lý đơn hàng, tối ưu seo...
  • Chi phí thiết kế giao diện web: Giao diện theo mẫu có sẵn hay giao diện thiết kế riêng, giao diện theo ngành hàng,...
  • Chi phí tối ưu website: Cấu trúc website chuẩn seo, tốc độ trang web, cài đặt đa ngôn ngữ, mức độ bảo mật, tính tích hợp với các thiết bị điện tử/ trình duyệt,...

Đối với gói xây dựng web thương mại điện tử bán hàng trọn gói, đơn vị thiết kế website sẽ báo giá cho bạn trọn bộ tất cả các tiêu chí trên cùng với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng. Bạn cũng có thể tham khảo báo giá thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp trọn gói chỉ từ 499.000đ/tháng tại Sapo Web - đơn vị thiết kế website uy tín với 15 năm kinh nghiệm trong ngành.

Sử dụng dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử tại Sapo Web, đảm bảo:

  • Giao diện responsive đẹp mắt, hỗ trợ báo cáo chi tiết: Kho giao diện với hơn 400 mẫu đẹp mắt, hiện đại. Hệ thống báo cáo truy cập hành vi khách ngay trên trang quản trị.
  • Hỗ trợ checkout nhanh chóng: Bộ lọc tìm kiếm thông minh, giỏ hàng tiện lợi; Tích hợp cổng thanh toán, đơn vị vận chuyển, chat live 24/7...
  • Tối ưu SEO top 1 và quảng cáo hiệu quả: Đảm bảo thiết kế website cấu trúc chuẩn SEO, có thể tùy chỉnh và tối ưu các yếu tố SEO dễ dàng; kết nối Google My Business đưa doanh nghiệp lên Google map trong 24h hoàn toàn miễn phí...

Dùng thử miễn phí Sapo Web hoặc nhận tư vấn trực tiếp: TẠI ĐÂY. 

10. Cách kinh doanh hiệu quả trên trang thương mại điện tử

Sau khi đã sở hữu cho mình một trang web thương mại điện tử bán hàng trực tuyến ưng ý, đây là những nhiệm vụ bạn cần làm để kinh doanh hiệu quả trên website của mình:

  • Bước 1: Xây dựng đầy đủ nội dung cho trang web TMĐT: Thông tin sản phẩm, hình ảnh mô tả, hướng dẫn sử dụng, chế độ bảo hành, chính sách giao hàng, chính sách đổi trả,... 
  • Bước 2: Làm SEO cho trang web TMĐT: Giúp khách hàng mục tiêu tìm thấy website bán hàng của bạn trên Google ngay ở những kết quả đầu tiên. Bạn có thể tự học để làm SEO cho website của mình, thuê nhân viên SEO hoặc thuê dịch vụ SEO của một đơn vi uy tín trên thị trường để thực hiện công việc này.
  • Bước 3: Promote website TMĐT của bạn rộng rãi: Chia sẻ rộng rãi trang web của bạn tới bạn bè và cộng đồng khách hàng tiềm năng thông qua các kênh social media (facebook, instagram, youtube, twitter,..) hoặc các diễn đàn, forum
  • Bước 4: Đưa ra các chính sách khuyến mãi, ưu đãi định kỳ dành cho từng tệp khách hàng (Khách hàng quen, khách mới, khách mua nhiều...) để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới
  • Bước 5: Bắt đầu bán hàng với một thái độ nhiệt tình, chân thành với khách hàng

Cách kinh doanh hiệu quả trên trang thương mại điện tử

Cách kinh doanh hiệu quả trên trang thương mại điện tử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số thông tin tổng quan về thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến trên website thương mại điện tử. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong những kế hoạch phát triển công việc kinh doanh trong tương lai.

Và cũng đừng quên sở hữu cho mình một trang web TMĐT để bán hàng online ngay hôm nay bạn nhé. Tham khảo dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử trọn gói uy tín tại Sapo Web, hoặc bạn có thể đăng ký dùng thử website bán hàng miễn phí 7 ngày với trọn bộ các tính năng của Sapo Web tại đây. Chúc các bạn thành công!

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM