Top 10 ý tưởng lọt chung kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên 2018

Trong 20 ý tưởng khởi nghiệp sinh viên năm 2018, Sapo đã có chia sẻ trong bài trước 10 ý tưởng kinh doanh ở nông thôn, tiếp tục phần 2 là 10 ý tưởng còn lại năm trong top 20 ý tưởng được lựa chọn vào vòng chung khảo cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên 2018. Cùng tham khảo nhé.

Ý tưởng kinh doanh đồ handmade

Nhóm Phạm Thị Thủy - Đại học Quảng Bình Đối tượng hướng tới là những người đang sinh sống trên địa bàn TP HCM, đặc biệt là khách du lịch mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, tầng lớp,…Khách hàng sẽ có cơ hội thử sức, khám phá bản thân, trổ tài chế biến những món đồ uống ưa thích cho bản thân. Xuất phát từ bản tính yêu sáng tạo của bản thân và nhận thấy nhu cầu đồ hanmade cao của các bạn trẻ, sinh viên trên địa bàn. Chợ trời mô hình ký gửi ô tô kiểu Mỹ ở Đà Nẵng Nhóm Lê Thị Hiền - Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng Đà Nẵng đang ngày càng lớn mạnh, sự tấp nập của người dân lẫn khách du lịch khiến cho nhóm sinh viên nảy ra ý tưởng này. Tưởng tượng xem, nếu những chiếc ô tô cũ được đỗ khắp các nẻo đường không có trật tự sẽ khiến hình ảnh thành phố đáng sống nhất Việt Nam suy giảm thế nào?

Kính thông minh dành cho người khiếm thị

Nhóm Lê Nhật Hưng - trường Đại học Duy Tân Tỉ lệ người khiếm thị hoặc có vấn đề về mắt trên thế giới đang ngày một tăng cao. Trong sinh hoạt hàng ngày họ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Với mong muốn giúp những người khiếm thị tự tin trở lại cuộc sống bình thường, cả nhóm đã sáng tạo ra sản phẩm “Kính thông minh dành cho người khiếm thị” giúp họ nhận người thân,  đồ vật, đọc sách, hay di chuyển,… dễ dàng hơn. Ý tưởng được nảy sinh trong một chuyến du lịch. Nhóm có cơ hội gặp mặt, tiếp xúc và trò chuyện với người khiếm thị, thấu hiểu được những hạn chế và mong mỏi của họ. Khi về, nhóm đã nhanh chóng liên hệ với những người khiếm thị tại Đà Nẵng để thu thập thêm những thông tin cần thiết. Và họ ngay lập tức bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng, rất nhanh đã có kết quả. Mặc dù còn hạn chế về tính năng nhận diện người thân- người lạ, di chuyển ngoài đường, đọc sách và số lượng sản xuất còn ít, nhưng đây cũng là một ý tưởng rất đáng khích lệ.

Mạng lưới tuyển dụng Crab work

Nhóm Trương Văn Hà - Đại học Dân lập Duy Tân Ý tưởng này có gì đặc biệt? Làm cầu nối giữa sinh viên có nhu cầu tìm việc làm và những đơn vị tuyển dụng. Khi truy cập app, các bạn sinh viên sẽ nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với yêu cầu của mình như gần nhà, lịch học,… Ví dụ: Có một quán cà phê gần nơi bạn ở cần tuyển nhân viên partime vào buổi tối, lịch học của bạn không bị ảnh hưởng.

Mô hình cho thuê nhà ở online

Nhóm Trần Văn Đô - Đại học Hà Tĩnh Mục đích: Qua nghiên cứu nhận thấy nhu cầu tìm nhà trọ của sinh viên tại Hà Tĩnh rất lớn, mô hình ra đời nhằm giúp các bạn dễ dàng tìm được nơi ở phù hợp, nhanh chóng ổn định sinh hoạt để học tập tốt hơn. Tới một địa phương khác để sinh sống học tập rất nhiều bạn cảm thấy lạ nước, lạ cái. Muốn tìm được một nơi ở ưng ý là nguyện vọng của bất kỳ sinh viên nào. Rất nhiều bạn phải bỏ công sức nhiều ngày trời có khi còn chẳng tìm được, hoặc tìm được nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên lâm vào những tình huống không đáng có. Và thế là ý tưởng lập ra một kênh online để các bạn trẻ có nhiều lựa chọn hơn, tìm được nơi ở phù hợp mà không cần tốn nhiều công sức.

Kinh doanh sản phẩm “khó nói”

Nhóm Vũ Đức Anh - Đại học Hồng Đức Cầu về sản phẩm “khó nói” ngày một tăng, nhưng vấn đề là làm sao để nhà cung cấp và khách hàng kết nối được với nhau mới đáng bàn. Vì là mặt hàng tế nhị nên khá nhiều người cảm thấy e ngại mỗi khi có nhu cầu, hoặc không lắng nghe hướng dẫn từ người bán. Thế là vì e ngại mà họ không dùng, hoặc dùng không đúng cách, hậu quả ra sao chắc hẳn ai cũng biết. Vậy nên chăng có một cách bán hàng mới để người cần dùng cảm thấy tự tin hơn khi mua và thoải mái lắng nghe tư vấn? Qua thăm dò, phần đa ý kiến đều đồng ý với cách làm này.

Bộ giải pháp lập trình nhúng với bo mạch Arduino

Nhóm Nguyễn Thiện Nhân - Đại học Bách Khoa Mục đích của EKiD: Cung cấp đầy đủ kiến thức về lập trình nhúng, giúp các bạn đã, đang và có ý định tiếp cận lĩnh vực này thuận lợi hơn. Xuất phát từ thực tế nhiều bạn sinh viên thích sáng tạo, mê công nghệ nhưng luôn bị hai yếu tố là lập trình nhúng và mạch điện – cơ cầm chân.

  1. Thị trường bán lẻ đổi với sản phẩm tiêu Đắk Lắk

Nhóm Trần Thị Thanh Xuân - Đại học Dân lập Duy Tân Nhận thấy thói quen thích ăn cay của người dân Đà Nẵng, dự án được thực hiện nhằm cung cấp tiêu Đắc Lắc chất lượng đảm bảo bữa ăn hợp khẩu vị nhất cho mọi người. Xem thêm: Top 15 xu hướng kinh doanh 2018

Dự án du lịch Hải Đảo Xanh

Nhóm Phạm Duy Trí - Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng Đảo Tam Hải là một viên ngọc tự nhiên còn hoang sơ, bí ẩn rất thích hợp cho những ai thích mới mẻ, yêu khám phá. Dưới những rặng dừa xanh soi bóng nước mênh mông là cuộc sống bình yên của những người dân đảo hiền lành. Nhìn thấy tiềm năng cảnh đẹp của đảo có thể phát triển du lịch, trong khi kinh tế địa phương lại còn yếu kém, nhóm trưởng Phạm Duy Trí đã nảy ra ý tưởng làm giàu cho quê hương bằng phương thức này.

Khách sạn trong suốt Dream Hotel

Phan Thị Thái, ĐHH – Khoa Du lịch Xuất phát từ những chiếc nắp của ly trà sữa có thể nhìn thấu được trà sữa và trân châu bên trong, cô sinh viên khoa du lịch Phan Thị Thái suy nghĩ tại sao lại không thiết kế một khách sạn trong suốt nhỉ? Và Dream Hotel sẽ là khách sạn trong suốt đầu tiên tại Việt Nam; Sử dụng nhựa mica trong suốt, khách có thể ngắm biển ngay trong phòng ngủ của mình; Bên ngoài khách sạn sẽ được bày trí bàn, ghế, hoặc tổ chức những bữa tiệc BBQ,….

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM